Mỗi người chỉ được cấp một giấy phép lái xe
Mọi thông tin về GPLX được lưu trữ và truy cập phục vụ yêu cầu của cơ quan quản lý giao thông, CSGT, doanh nghiệp vận tải trên toàn quốc.
Đến tháng 12/2014, người có GPLX mới nếu có nhu cầu sẽ được cấp phép lái xe ở nước ngoài
Với cách quản lý mới, mỗi người dân sẽ chỉ sử dụng một giấy phép lái xe (GPLX) với một mã số duy nhất. Mọi thông tin về GPLX được lưu trữ và truy cập phục vụ yêu cầu của cơ quan quản lý giao thông, CSGT, doanh nghiệp vận tải trên toàn quốc.
Đổi toàn bộ GPLX ô tô trong năm nay
Theo ông Nguyễn Văn Quyền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN (ĐBVN), việc quy định mỗi người chỉ có một GPLX duy nhất là xu hướng các nước hiện nay đều thực hiện. Quy định này sẽ giúp cơ quan quản lý có thể quản lý tốt “lý lịch lái xe” của người điều khiển phương tiện đường bộ. Ngoài ra, việc chỉ có một GPLX cũng mang lại nhiều tiện lợi cho người sử dụng. Họ sẽ không phải mang theo mình quá nhiều loại giấy tờ.
Video đang HOT
Cũng theo ông Quyền, việc cấp đổi sang GPLX mới đã được thực hiện từ 1/6/2013 tại tất cả các địa phương trên cả nước và rất thuận tiện cho người có nhu cầu.
Lộ trình cũng vừa được Bộ GTVT quyết định đẩy lên sớm hơn. Cụ thể, toàn bộ GPLX ô tô sẽ được đổi sang GPLX mới trước 31/12/2014, GPLX mô tô được đổi xong cho dân trước 31/12/2020 để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác quản lý trật tự ATGT.
Một điểm mới nữa, theo ông Quyền, từ tháng 12/2014, người có GPLX mới có thể đến các Sở GTVT hoặc Tổng cục ĐBVN đăng ký để có thể sử dụng GPLX tại nước ngoài.
Lái xe khó giấu “chiến tích”
Ông Nguyễn Thắng Quân – Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện người lái, Tổng cục ĐBVN cho biết, thời gian qua GPLX bằng giấy bị làm giả nhiều. Việc tìm dữ liệu liên quan đến người lái, các cá nhân và cơ quan đào tạo, sát hạch cấp GPLX khi có TNGT rất khó khăn. Hơn nữa, GPLX bằng giấy dễ bị bong tróc, thấm nước, mau hư hỏng.
GPLX mới có độ bền cao hơn, không thấm nước, kích thước nhỏ gọn hơn trước và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Trên GPLX mới, thông tin được in bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo quy định GPLX quốc tế.
Song hành với việc đổi sang GPLX mới, các thông tin về người lái trong suốt quá trình từ đào tạo, sát hạch, các vi phạm khi hành nghề… đều được tích hợp cơ sở dữ liệu tại Trung tâm xử lý vi phạm của người lái xe, tạo thành một hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ.
Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý GPLX này được quản lý trên toàn quốc, phục vụ tốt cho công tác tuần tra kiểm soát của TTGT, CSGT. Các doanh nghiệp vận tải muốn điều tra lý lịch hành nghề của lái xe khi tuyển dụng cũng có thể sử dụng cơ sở dữ liệu này. Đồng thời, hệ thống dữ liệu cũng phục vụ rất đắc lực công tác quản lý phương tiện, người lái của ngành GTVT và Công an tại cấp T.Ư và các địa phương. Việc truy cập, tra cứu thông tin GPLX trên toàn quốc có thể qua tin nhắn SMS rất nhanh chóng, tiện lợi.
Việc sát hạch và sử dụng GPLX mới không có gì thay đổi so với trước. Người có GPLX hạng cao hơn có thể được điều khiển loại xe tương đương và loại xe có yêu cầu GPLX hạng thấp hơn. Với những người đã có GPLX ô tô, khi thi lấy bằng lái xe máy, được miễn thi lý thuyết khi sát hạch.
Theo Xã hội
Bị tạm giữ bằng lái xe có làm lại bằng mới được không?
Bị tạm giữ bằng lái xe có làm lại bằng mới được không?
Trả lời câu hỏi: Bị tạm giữ bằng lái xe có làm lại bằng mới được không?
Ảnh minh họa (internet)
Xin được trả lời:
Khoản 9 Điều 9 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, người điều khiển xe mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng và bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng bằng lái xe 30 ngày.
Theo Điều 55 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, cá nhân bị phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền được quy định tại Điều 65 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Quá thời hạn nói trên mà cá nhân bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành. Cá nhân bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính và thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định tại các Điều 66, 67 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005.
Theo Điều 52 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ Giao thông Vận tải về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, bằng lái xe chỉ được cấp lại trong trường hợp: người có bằng lái xe quá thời hạn sử dụng; người có bằng lái xe bị mất; người bị tước quyền sử dụng bằng lái xe không thời hạn.
Theo Đời sống Pháp luật
Vụ chìm xuồng làm 7 người chết: Xuất phát từ hành vi vô ý Vợ chồng chủ xuồng gây ra vụ tai nạn làm 7 người chết đã bị khởi tố để điều tra tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện đường thủy. Vụ việc nghiêm trọng nhưng xuất phát từ hành vi vô ý nên vợ chồng ông Thại được tại ngoại. Hai chiếc xuồng trong vụ tai nạn bị tạm giữ...