Mới nghỉ việc 2 tuần đã bị vợ sếp gọi điện mắng té tát
Ai cũng nghĩ rằng, chỉ cần làm việc hết mình bằng cả tài và tâm thì khi hết duyên xin nghỉ, cả sếp và đồng nghiệp sẽ thấy nuối tiếc, trân trọng những gì mình đã làm cho công ty. Sự thật không hẳn như vậy đâu.
Tận lực cống hiến
Mới đây, trên trang fanpage chuyên “tám” chuyện công sở rất lớn trên mạng xã hội, một nàng công sở đã đăng đàn chia sẻ câu chuyện “đau lòng” mà bản thân cô trải qua sau khi nghỉ việc được 2 tuần như sau:
Ảnh minh họa
Chẳng là mình vừa xin nghỉ việc tại 1 công ty mà mình đã gắn bó 2 năm. Trong suốt khoảng thời gian làm việc tại đây, mình luôn đặt cái tâm và trách nhiệm lên hàng đầu, chưa bao giờ mình thấy hổ thẹn vì bất cứ điều gì.
Sếp mình thì hay đưa ra những chính sách rất phát xít, ai phản đối thì cho nghỉ, đôi khi còn chửi tục trước mặt nhân viên làm cho nhân viên cảm thấy không phục, họ nản và họ từ từ rời đi.
Lúc đó mình cũng chỉ biết vậy thôi vì sếp đối xử với mình rất tốt (có lẽ vì 1 phần mình làm được việc) và hầu như các chính sách đó không áp dụng với mình, nên mình vẫn từng ngày cố gắng làm tốt công việc.
Ảnh minh họa
Rồi 1 thời gian sau, vợ sếp vào công ty làm. Chị ấy càng ngày càng đưa ra nhiều chính sách khắt khe hơn, nhỏ nhặt đến mức ích kỷ, ngày càng chèn ép người lao động 1 cách quá đáng, và như giọt nước tràn ly, mình quyết định nộp đơn xin nghỉ việc khi mình bắt đầu thấy không thể nào chịu nổi môi trường làm việc như vậy.
Video đang HOT
Mình quyết định nộp đơn xin nghỉ trước 30 ngày theo đúng luật. Vợ chồng sếp có nhắn tin và cả nói chuyện trực tiếp khuyên mình ở lại vài lần, nhưng mình vẫn giữ nguyên ý định ra đi. Rồi khi mình nghỉ, vợ sếp, đồng nghiệp cũ vẫn đôi khi gọi điện cho mình hỏi về công việc, mình vẫn vui vẻ trao đổi với họ bình thường.
Đến khi mình nghỉ được 2 tuần thì một buổi trưa, vợ sếp gọi cho mình, mở loa ngoài cho mọi người trong công ty nghe (việc này mình được 1 bạn đồng nghiệp kể lại nên mình mới biết) và mắng té tát nói mình là thứ vô trách nhiệm, chỉ vì phần việc mà trước đây mình nắm, sau khi mình nghỉ phát sinh thêm vấn đề cần giải quyết, và việc này rõ ràng có thể giải quyết 1 cách đơn giản hơn.
Nhưng thay vào đó, chị ấy lại mắng mình cho là mình không theo công việc đến cùng, vô trách nhiệm, tại sao không ở lại giải quyết cho hết, trong khi mình không hề lường trước là khách hàng muốn làm thêm cái này cái kia ở thì tương lai trong cùng 1 dự án đó.
Mình đã giải thích nhưng chị ấy không cho mình nói, cắt ngang lời mình, mắng mình rất nhiều rồi cúp máy. Đến lúc này mình mới cảm nhận được cái sự thật đau lòng đó. Mình chẳng biết mình đã làm gì sai để ra nông nổi như thế này, dù mình cố gắng ra khỏi công ty với tư thế ngẩng cao đầu, nhưng họ lại không tha cho mình, đi nói với mọi người là mình vô trách nhiệm như vậy đấy.
Từ một đứa chưa bao giờ tiếc thời gian, công sức toàn tâm toàn ý cho công việc, cho công ty mình trở nên hối hận với những gì mình đã cố gắng trước đây.
Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Tuy nhiên, bên cạnh những người có kinh nghiệm hiểu rõ sự thật mà nhân vật chính đề cập, cũng còn kha khá dân công sở trẻ tuổi bày tỏ thắc mắc.
Vậy rốt cuộc, sự thật cô nàng nhận ra là gì?
Đó chính là: Dù mình có làm tốt đến đâu nhưng khi dứt áo ra đi, đôi khi vẫn có khả năng trở thành nhân vật “phản diện”.
Ai cũng nghĩ rằng, chỉ cần làm việc hết mình bằng cả tài và tâm thì khi hết duyên xin nghỉ, cả sếp và đồng nghiệp sẽ hết sức đau lòng, trân trọng những gì mình đã làm cho công ty. Sự thật không hẳn như vậy.
Ảnh minh họa
Nếu bạn là một người tài, quyết định xin nghỉ của bạn dù chỉ vì lý do cá nhân nhưng sẽ thật khó để sếp (xấu tính) đồng cảm, lắm khi họ còn nghĩ rằng bạn phản bội, bạn tìm được nơi khác tốt hơn, bạn chê trách công ty… Chính vì thế, để trả thù, họ sẽ tìm cách hạ bệ bạn ngay cả khi bạn đã không còn liên quan gì.
Thật ra, làm thế với họ cũng có một chút lợi ích đấy chứ. Chẳng hạn như việc vợ sếp bật cả loa ngoài cho toàn thể văn phòng nghe khi mắng nhân viên cũ như trên. Điều đó sẽ giúp cô ấy thị uy được nhân viên hiện tại, ngấm ngấm tuyên bố nhân viên cũ thật tồi tệ, thiếu trách nhiệm, “ra đi vì không đủ tư cách tiếp tục ở lại công ty làm chứ không phải vì chị đây xấu tính”.
Qua màn mắng chửi xối xả đó, hình ảnh vợ sếp “ghê gớm” càng lớn hơn, khiến ai cũng sợ, ai cũng phải phục tùng, thậm chí còn không dám nghỉ việc vì sợ mình là người tiếp theo trở thành nhân vật “phản diện”.
Cho nên, đã đi làm, tốt hơn hết là đừng đặt kỳ vọng quá nhiều vào các mối quan hệ hờ hững trong công ty. Có thể bạn hết lòng nhưng đối phương lại nghĩ đó chỉ là lợi ích. Khi bạn nghỉ rồi, họ sẽ không còn tôn trọng bạn nữa.
Toàn tâm toàn ý làm việc, đối đãi tử tế với người xung quanh, thế là đủ chứ đừng mong cầu một sự đáp trả lớn lao nào đó. Để khi có nghỉ việc, có bị nói xấu sau lưng, bị sếp cũ hạch sách, mắng mỏ, cũng không thấy nặng lòng mà tiếp tục phần đời công sở của mình ở môi trường mới.
Nếu nung nấu ý định nghỉ việc, chị em cần ghi nhớ 4 điều sau để ngẩng cao đầu mà không ôm nuối tiếc
Nghỉ việc cũng cần phải tính toán một cách khéo léo, 'thích thì nghỉ không thích thì nghỉ' không được đâu nha!
Xin nghỉ việc quả thật là một quá trình không hề dễ dàng đối với chị em công sở. Tưởng tượng cảnh mình phải đối mặt với những câu hỏi như muốn tra khảo linh hồn từ sếp khi nói ra câu "Em muốn xin nghỉ việc" thôi đã khiến nhiều người căng thẳng, toát mồ hôi hột rồi.
Vậy làm thế nào để nghỉ làm một cách thật khôn ngoan và hợp tình hợp lý? Các mẹo sau đây tuy không đảm bảo giúp chị em bớt căng thẳng nhưng sẽ khiến cho quá trình này diễn ra suôn sẻ và nhẹ nhàng hơn nhiều!
Nhìn lại những gì mình đã làm được
Trước khi rời đi, chị em nên xem xét lại những ưu, nhược điểm của bản thân trong suốt quá trình gắn bó với công việc này.
Kể cả khi có ghét cay ghét đắng vị trí mình đang làm, hãy luôn nhắc nhở bản thân coi nó là một bước đệm giúp mình có thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng quý báu, giúp ta chạm tới các cơ hội tốt hơn trong tương lai!
Thông báo tin nghỉ việc với sếp trực tiếp
Công sở là chốn "lời nói gió bay"! Thay vì vui mồm cười haha tán phét với đồng nghiệp rằng mình sắp nghỉ việc và để tin đồn này lan tới tai sếp thì chị em nên thông báo trực tiếp với sếp trước. Việc này sẽ giữ cho ta quyền chủ động và không rơi vào hoàn cảnh sứt mẻ tình cảm với sếp!
Mặt khác, trực tiếp nhưng cũng cần phải khéo léo nữa! Sếp có thể hoàn toàn thông cảm nếu lý do nghỉ việc là chỗ kia có lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn hay cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn. Tuy nhiên, chị em đừng nên chỉ trích, chê bai công ty hiện tại lương thấp hay có chế độ kém nhé!
Tiết kiệm
Nếu chưa tìm được công việc khác thay thế sau khi bỏ vị trí hiện tại, hãy đảm bảo bạn có đủ tiền để trang trải sinh hoạt cuộc sống trong những ngày tiếp theo.
Còn nếu không có tiền tiết kiệm thì chị em nên cố gắng với công việc hiện tại thêm một, hai tháng nữa, cho đến lúc chắc chắn về mặt tài chính rồi hẵng xin nghỉ nha!
Cuối cùng: Quyết định nghỉ việc nhưng vẫn phải làm tròn trách nhiệm
Kể cả khi đã nộp đơn xin nghỉ việc, ta vẫn nên đóng góp hết khả năng của mình cho đến khi chính thức rời khỏi công ty. Thậm chí, đôi khi chị em còn cần chuẩn bị tinh thần ở lại làm việc thêm một đến hai tuần (có khi là cả tháng) sau khi xin nghỉ vì dự án còn dở dang hay đợi bên nhân sự tìm được người thay thế.
Hãy tiếp tục chăm chỉ cống hiến để thể hiện mình là người chuyên nghiệp, có trách nhiệm và để lại ấn tượng tốt với mọi người kể cả khi sau này không còn làm việc cùng nhau nữa!
Chồng chết lặng nghe vợ khóc lóc giãy bày lý do ngoại tình với trai trẻ Nói chung những gì không mong muốn trong câu chuyện 'Trai ngoan' dàn dựng kịch yêu, vợ đổ nhào còn dâng sạch tiền cho tình trẻ cũng đã xảy ra rồi, bây giờ anh có hối hận, có nuối tiếc thì cũng không lấy lại được số tiền vợ dại dột cung phụng cho trai nữa. Ảnh minh họa: Internert Biết số tiền...