Mỗi ngày, Việt Nam vẫn còn 40 trẻ sơ sinh tử vong
Tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em tại nước ta đã giảm trong thời gian qua nhưng tương đối chậm. So với các nước, mỗi ngày nước ta mất 2 bà mẹ và 40 trẻ sơ sinh.
Thông tin được các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo Tăng cường triển khai Sổ theo dõi sức khỏe Bà mẹ và trẻ em diễn ra tại Hà Nội ngày 22/10.
Theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm 3 lần, tử vong trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm gần 3 lần, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm hơn 50%…
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế.
“Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức khó khăn như: còn có sự khác biệt khá lớn về tử vong mẹ, tử vong trẻ em giữa các vùng miền. Tỷ lệ tại vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số cao gấp 3-4 lần vùng đồng bằng. Bên cạnh đó, tử vong sơ sinh còn cao và giảm chậm”, Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.
Vì thế, nhằm giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế đã triển khai thí điểm Sổ theo dõi sức khỏe Bà mẹ và trẻ em tại 4 tỉnh trong thời gian 2011-2014. Mô hình đã được áp dụng thành công tại Nhật Bản.
Sổ theo dõi sức khỏe Bà mẹ và trẻ em được sử dụng như một công cụ quản lý giúp theo dõi, chăm sóc liên tục sức khỏe bà mẹ và trẻ em từ gia đình, cộng đồng đến các cơ sở y tế cũng như giúp cán bộ y tế chăm sóc liên tục theo vòng đời từ chăm sóc trước sinh, trong sinh, sau sinh và chăm sóc trẻ đến 5 tuổi.
Video đang HOT
Trên cơ sở kết quả thí điểm, Bộ Y tế đã chỉ đạo từng bước nhân rộng việc áp dụng Sổ theo dõi sức khỏe Bà mẹ và trẻ em trong toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả các bệnh viện ngoài công lập .
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 6 tuổi trên phạm vi toàn quốc. Vụ Sức khỏe bà mẹ – Trẻ em đang tích cực nghiên cứu áp dụng triển khai sổ phiên bản điện tử và hướng tới sẽ tích hợp trong Hồ sơ sức khỏe cá nhân của ngành Y tế.
TS Trần Đăng Khoa, Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em cũng cho biết thêm, trong các năm 2010-2020, tỷ lệ giảm tử vong mẹ và trẻ em tại nước ta tương đối chậm. So với các nước, mỗi ngày nước ta có 2 bà mẹ và 40 đứa trẻ sơ sinh tử vong. Nếu hệ thống y tế, các gia đình chăm lo sức khỏe bà mẹ từ khi mang thai, cán bộ y tế theo dõi chặt hơn thì có thể cứu sống và giảm được nhiều trường hợp tử vong mẹ và trẻ em.
Vì thế, Sổ theo dõi sức khỏe Bà mẹ và trẻ em là công cụ hữu hiệu giúp theo dõi sức khỏe của bà mẹ và trẻ, kịp thời phát hiện nguy cơ tai biến của bà mẹ khi mang thai, dị tật trước sinh, trong và sau sinh góp phần giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ em.
Cuốn sổ như một cuốn nhật ký về sức khỏe, ghi lại toàn bộ quá trình từ khi bà mẹ mang thai, từ trong bào thai đến khi trẻ 6 tuổi. Ngoài ra, trong cuốn sổ có phần nội dung cung cấp thông tin cho bà mẹ, cán bộ y tế… Cuốn sổ sẽ thay cho sổ khám bệnh, sổ y bạ, sổ tiêm chủng, sổ khám thai…
Mẹ nhiễm virus thường gặp, con vừa sinh ra đã tử vong
Thai phụ Quảng Ninh nhiễm virus CMV nhưng không hề hay biết khiến bé sơ sinh tử vong ngay sau khi chào đời nửa ngày.
Chị Minh được gia đình đưa đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí sinh con lần 2 khi thai được 39 tuần tuổi, có dấu hiệu đau bụng từng cơn, ra máu thăm...
Khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh, bác sĩ phát hiện thai nhi có dấu hiệu bất thường, ối ít, gan to, ruột non tăng âm vang... nghi bị nhiễm trùng trong bào thai.
Hình ảnh virus CMV khi phóng đại
Các bác sĩ nhanh chóng hỗ trợ sản phụ vượt cạn an toàn, bé trai chào đời nặng 2.7 kg. Tuy nhiên ngay sau đó trẻ có diễn biến bất thường.
Dù được cấp cứu, đặt nội khí quản và điều trị tích cực ngay lập tức song trẻ vẫn vàng nhợt toàn thân, ban tím vùng lưng, tim đập rời rạc. 11 giờ sau, trẻ đã không qua khỏi.
Thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ cho biết trẻ nhiễm virus CMV là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Mẫu máu của sản phụ cũng được xét nghiệm đối chứng, khẳng định nhiễm virus CMS trước khi chuyển dạ.
CMV (Cytomegalovirus) là virus phổ biến gây ra các bệnh nhiễm trùng như: Thủy đậu, giời leo, herpes... Loại virus này gây ra nhiều mặt bệnh cho nhiều lứa tuổi. Đa phần người nhiễm virus là những đối tượng bị suy giảm miễn dịch như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai...
Theo thống kê tại Hoa Kỳ, có khoảng 40-80% người lớn bị nhiễm CMV trước tuổi 40, tỷ lệ này ở các nước đang phát triển là 90%.
Lưng bệnh nhi với các mảng xuất huyết ngay sau khi chào đời
Cuộc sống cộng đồng và vệ sinh cá nhân kém là điều kiện thuận lợi cho sự lây truyền virus này. Đường lây truyền của virus là từ người sang người thông qua việc tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh, bao gồm: Máu, nước bọt, nước tiểu, sữa, tinh dịch và lây truyền qua nhau thai khi người mẹ bị mắc.
Người nhiễm virus CMV thường không có biểu hiện nên rất khó phát hiện bệnh. Một khi cơ thể đã nhiễm CMV sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời.
Chu kỳ của CMV gồm giai đoạn ở thể ngủ và giai đoạn hoạt động trở lại. Khi cơ thể khỏe mạnh, CMV chủ yếu không hoạt động. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, CMV có thể tái hoạt động và gây ra bệnh lý cho cơ thể.
Nhiễm trùng CMV bẩm sinh có thể không có triệu chứng nhưng có thể gây sảy thai, thai chết lưu, hoặc tử vong sau sinh.
Một số biến chứng của virus gây nên đốm mảng xuất huyết trên da, gan to, lách to, vàng da, teo não và đầu nhỏ, chậm phát triển ... Như trường hợp trên là một điển hình.
Mặc dù là virus phổ biến nhưng đến nay vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu cho người mắc CMV.
Do đó các bác sĩ khuyến cáo, khi mang thai, việc xét nghiệm máu chẩn đoán trước sinh là vô cùng cần thiết để phát hiện sớm CMV, từ đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế tình trạng lây nhiễm virus từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.
Thiếu hụt dinh dưỡng khiến bệnh nhân nặng lâu hồi phục Tại Hà Nội, Câu lạc bộ Điều dưỡng trưởng Việt Nam đã tập huấn về dinh dưỡng trong phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho các điều dưỡng trưởng của các bệnh viện ở phía bắc, trong hai ngày 2 - 3.10. Suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh hồi phục chậm - ẢNH MINH HỌA:...