Mỗi ngày trồng 1 cây, 48 năm sau cụ ông làm được điều khiến ai cũng phải kinh ngạc
Nếu gom tất cả những cái cây mà cụ ông này đã trồng trong suốt cuộc đời thì tính ra giờ ông đã có riêng một khu rừng nhỏ với khoảng 17.500 cây.
Cụ ông Abdul Samad Sheikh, năm nay đã vừa vặn 60 xuân, sống ở Faridpur, một thị trấn nằm ở miền Trung Bangladesh, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng may mắn có cái nghề kéo xe kiếm sống qua ngày.
Vậy mà những gì mà ông Abdul đã làm trong từng ấy năm qua đã trở thành một bằng chứng sống cho lẽ sống rằng “đắp đá 3 năm có thể tạo nên núi”. Từ khi còn là một đứa trẻ 12 tuổi, mỗi ngày, ông Abdul đã bắt đầu trông cây, mỗi ngày ít nhất một cây, ngày nào cũng trồng.
Đến nay, nếu gom tất cả những cái cây mà ông đã trồng trong suốt cuộc đời thì tính ra giờ ông đã có riêng một khu rừng với khoảng 17.500 cây.
Suốt 48 năm qua, từ khi mới 12 tuổi, cụ ông Abdul chưa từ bỏ “thói quen” trồng cây của mình.
Chẳng thế mà người ta gọi ông là “Tree Samad”, ghép từ tên của ông và công việc trồng cây mà ông vẫn làm thường ngày. Gắn bó cả đời với nghề phu xe kéo, may mắn những ngày đắt khách nhất, ông cũng chỉ đủ tiền để lo được một bữa cơm tươm tất cho gia đình, nhưng không ngày nào, ông Abdul không dành ra một chút tiền để mua cây giống từ Trung tâm Faridpur Horticulture Center.
Với nhiều người, điều đó tưởng như là “điên khùng”, thế nhưng với ông Abdul thì đó là “trách nhiệm với thế giới”, sẽ lại mất trắng một đêm không ngủ nếu ngày hôm đó ông không trồng được cái cây nào.
Video đang HOT
Thậm chí nếu ngày nào không trồng cây là đêm có ông Abdul không ngủ được.
“Tôi sẽ trằn trọc suốt đêm không ngủ được nếu ngày hôm đó không có cái cây nào được trồng xuống”, ông Abdul nói trong một cuộc phỏng vấn với trang The Daily Star.
“Tôi đã làm công việc này từ khi tôi mới 12 tuổi. Tôi chủ yếu trồng cây trên các khu vực đất đai do chính phủ quản lý, do đó không có ai có thể phá hoại hoặc chặt chúng đi. Tôi tưới nước và chăm sóc cho chúng hàng ngày, tôi phản đối và có thể la mắng bất cứ ai chặt phá những cái cây ấy. Tôi rất yêu thiên nhiên, những loài động vật và đặc biệt là những loài cây, thực vật”, ông Abdul nói thêm.
Ông Abdul có một người vợ tên là Jorna và 4 người con. Cả gia đình 6 miệng ăn ấy chỉ sống trong một căn nhà nhỏ trên một miếng đất không phải của mình. Đồng lương ít ỏi từ những chuyến chạy xe kéo của ông Abdul không đủ để trang trải các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của gia đình, thế nhưng, ông luôn ưu tiên giành tiền để mua cây giống mỗi ngày. Hai vợ chồng ông đã nhiều lần cãi vã vì việc làm có phần kỳ lạ của ông thế nhưng ông Abdul nhất định không bao giờ từ bỏ thói quen của mình, dù là một lần.
Thay vào đó, người con trai 30 tuổi của ông Abdul rất ủng hộ việc làm của bố mình. “Tôi chưa bao giờ phản đổi việc bố trồng cây, ông ấy đang làm việc tốt và có ích cho xã hội”, anh Uddin nói.
Tất cả những người hàng xóm sống quanh nhà cụ Abdul đều biết về thói quen này của ông. Có người sống ở đây lâu năm, biết cụ làm việc này từ năm 12 tuổi. Họ đã làm một video ghi lại thành quả mà bấy lâu nay cụ miệt mài trồng và chăm sóc, với video này, họ muốn thể hiện thái độ tôn trọng và lòng khâm phục với con người đầy sự kiên trì và có trách nhiệm này.
“Ông Abdul là một công dân gương mẫu trong cộng đồng của chúng tôi”, anh Abul Kalam Howlader, một người dân địa phương nói về cụ Abdul.
“Không chỉ là một người yêu cây, yêu việc trồng cây, ông Abdul còn là một người rất tốt bụng. Hãy thử nhờ ông ấy giúp đỡ bất cứ một việc gì đó mà xem, ông ấy sẽ không ngần ngại mà giúp đâu”, anh Sakandar Ali, một người hàng xóm của cụ Abdul nói.
Để ghi nhận những đóng góp của ông Abdul với cộng đồng, trang Daily Star đã trao cho ông và gia đình một khoản tiền trị giá 1.253 USD với mong muốn hỗ trợ một ngôi nhà mới cho ông. Trong lễ nhận thưởng, người đàn ông được mệnh danh là “vệ binh của thiện nhiên” này đã kêu gọi mọi người ủng hộ và hưởng ứng hành động của mình để bảo vệ môi trường.
Cloud / Theo Trí Thức Trẻ
Giữ được rừng xanh, người Mã Liềng "no cái bụng"
Sau hơn 3 năm được Nhà nước tin tưởng giao cho làm chủ gần 800ha rừng, người Mã Liềng ở các xã Lâm Hóa và Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình không chỉ bảo vệ rất tốt mà còn trồng mới, trồng xen thêm được hàng trăm ha rừng.
Một thời sống nghèo...
Cộng đồng người Mã Liềng (tộc người thuộc dân tộc Chứt) hiện có khoảng 160 hộ, hơn 700 khẩu, sống tập trung tại các bản Kè, Cáo, Chuối (xã Lâm Hóa) và bản Cà Xen (xã Thanh Hóa). Ông Trương Tư Thoan - Bí thư Đảng uỷ xã Lâm Hoá cho biết: Trước đây, người Mã Liềng sống du canh, du cư trong rừng sâu. Những năm gần đây, nhờ sự giúp đỡ của các chương trình, dự án của Nhà nước, người Mã Liềng đã sống định cư. Tuy nhiên, do thiếu đất sản xuất nên một thời gian rất dài cuộc sống của bà con vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào rừng và hỗ trợ gạo của Chính phủ.
Cộng đồng người Mã Liềng trong một chuyến khảo sát rừng, tìm và thống kê các loài thuốc Nam. Ảnh: P.P
Thời gian qua nhờ bảo vệ tốt những khoảnh rừng được giao làm chủ, người Mã Liềng đã có những khoản thu khá từ sản phẩm phụ của rừng. Tuy chưa thể làm giàu nhưng bây giờ người Mã Liềng không còn lo đói cái bụng nữa rồi". Bà Phạm Thị Lâm -
Trưởng bản Cáo
Theo ông Thoan, do mới bước ra từ rừng, người Mã Liềng chưa thích nghi được với sự phát triển tự do của kinh tế thị trường, họ bị một số đối tượng buôn bán nhỏ "thao túng" bằng rượu, thuốc lá và những món hàng mới lạ từ dưới xuôi lên.
"Trước đây, do thiếu hiểu biết, nhiều người Mã Liềng đã tự biến mình thành con nợ cho những đối tượng này, để rồi thường xuyên phải vào rừng khai thác mây, lá nón, gỗ... về trả nợ. Sản phẩm rừng của người Mã Liềng đưa về thường bị các đối tượng này ép giá và mua lại với giá thấp hơn giá thị trường tự do rất nhiều lần. Bên cạnh đó, với tình trạng tài nguyên rừng cũng ngày càng khan hiếm, đã dẫn tới việc người dân làm mãi mà vẫn không đủ trả hết nợ. Cứ thế, hết năm này qua năm khác, người Mã Liềng vẫn cứ luẩn quẩn trong vòng đói nghèo không dứt ra được, mặc dù họ sống bên rừng vàng" - ông Thoan kể lại.
Giữ được rừng, hết lo đói
Theo ông Thoan, câu chuyện người Mã Liềng đói bên rừng vàng nay đã trở thành chuyện củ. Đầu năm 2013, cộng đồng người Mã Liềng ở các xã Lâm Hóa và Thanh Hóa đã được UBND tỉnh Quảng Bình giao làm chủ hơn 800ha rừng. Những năm qua, nhờ sự giúp đỡ về kỷ thuật của Trung tâm nghiên cứu kiến thức bản địa và phát triển (CIRD), sự quản lý của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, người Mã Liềng không chỉ khoanh nuôi, bảo vệ rất tốt những khoảnh rừng đó mà còn trồng xen và trồng mới được thêm hàng trăm ha rừng trên mảnh đất của mình.
"Hiện cộng đồng người Mã Liềng ở xã Lâm Hóa được cấp giấy quyền sử dụng đất rừng với diện tích trên 800ha. Nhờ được bàn giao rừng, đất rừng để bảo vệ và phát triển, người Mã Liềng ở 3 bản Kè, Cáo, Chuối cũng đã trồng mới được trên 100ha keo để phủ xanh đất trồng đồi núi trọc. Ngoài ra, bà con còn trồng xen vào các khu rừng tự nhiên hàng vạn cây gỗ quý như vàng tim, huê, lim, táu..." - ông Thoan cho biết.
Bà Phạm Thị Lâm - Trưởng bản Cáo phấn khởi nói: "Từ ngày được Nhà nước giao cho làm chủ đất rừng, bà con ai cũng ra sức bảo vệ tốt khoảnh rừng của mình, ra sức trồng rừng trên những khoảnh đất đang trống. Hiện tại tuy chưa thể có nguồn thu lớn từ rừng, nhưng bà con không lo đói nữa khi đã có một khoản thu nhập khá từ sản phẩm phụ của rừng như mật ong, lá nón, mây và đặc biệt là cây thuốc nam".
Theo Danviet
Dịch vụ môi trường rừng: "Chìa khóa" bảo vệ rừng ở Hà Giang Nếu trước đây rừng bị chặt phá bừa bãi, nay hầu như những cánh rừng đều đã có chủ. Đều đặn hàng năm, những chủ rừng này nhận được một khoản tiền không nhỏ từ việc chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Đây được coi là "chìa khóa" để bảo vệ những cánh rừng trước nạn khai thác bừa bãi hiện...