Mỗi ngày lãi 6 triệu đồng từ 100 cây dừa xiêm lục trồng xen bưởi da xanh
Vốn quê ở Bến Tre, gia đình bà Phạm Ngọc Yến lên lập nghiệp ở ấp Tân Lập, xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quảng, tỉnh Bình Phước. Trên diện tích 1,5ha vườn, bà Yến trồng 100 cây dừa xiêm lục xen với bưởi da xanh, quýt…Hiện, cứ đều đều mỗi ngày, bà Yến có lãi 6 triệu đồng từ tiền bán dừa trái..
Từ Bến Tre đến lập nghiệp tại ấp Tân Lập, xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản (Bình Phước), gia đình bà Phạm Ngọc Yến chọn trồng cây dừa xiêm lục trên quê hương mới. Năm 2005, bà trồng vài cây dừa để lấy nước giải khát cho gia đình và gợi nhớ hình ảnh quê hương.
Khi thấy loại cây dừa xiêm lục phát triển nhanh, cho năng suất cao, được nhiều thương lái đến tận nhà mua, gia đình bà Yến đã mở rộng diện tích trồng. Đến nay, trên 1,5 ha đất, gia đình bà có gần 100 gốc dừa trồng xen bưởi da xanh, quýt và một số loại cây ăn trái khác.
Bà Phạm Ngọc Yến bên 1 cây dừa Tam Quan của gia đình.
Bà Yến nói: Trồng dừa cho thu nhập ổn định và dừa không khó trồng như những loại cây khác. Dừa có ưu điểm ít sâu bệnh, cho nhiều trái và thu hoạch quanh năm…Trung bình mỗi cây khi cho trái ổn định sẽ có từ 4-5 buồng, mỗi buồng từ 15-20 trái. Hằng tháng, tôi bán cho các thương lái từ 1.000-1.500 trái dừa. Với giá từ 6.000-7.000 đồng/trái, trừ chi phí tôi lãi 6 triệu đồng/tháng từ vườn dừa.
Hiện nay, giống dừa xiêm lục được nhiều người ưa chuộng. Thân dừa xiêm lục thường thấp hơn so với giống dừa lấy cơm. Sau khi trồng khoảng 24 tháng, giống dừa xiêm lục đã cho thu hoạch với năng suất tương đối ổn định. Vì thân cây thấp, người dân chỉ cần với tay là dễ dàng thu hoạch.
Dừa xiêm lục cũng là giống ít sâu bệnh, trong quá trình trồng người dân chủ yếu phòng trị đuông và bọ cánh cứng. Theo kinh nghiệm trồng dừa của người dân tại ấp Tân Lập, khi vừa phát hiện đuông phá hoại dừa, người trồng nên lấy bông gòn tẩm thuốc rồi nhét vào lỗ, dùng đất sét bịt lại, tránh lan rộng ra nơi khác.
Đối với bọ cánh cứng hại dừa thì dùng ong ký sinh để trị. Ngoài ra, người dân ấp Tân Lập thường rải muối dưới gốc để tăng vị ngọt nước dừa.
Là người quê Bến Tre lên định cư tại ấp Tân Lập, xã Tân Hiệp, hầu như nhà nào trong ấp cũng trồng vài cây dừa. Với kinh nghiệm trồng cây ăn trái đã có, những cây dừa ở ấp Tân Lập phát triển mạnh và cho năng suất cao.
Nhu cầu tiêu thụ dừa ngày càng cao trong khi diện tích trồng dừa trên địa bàn toàn tỉnh Bình Phước chưa nhiều nên dừa trở thành giống cây trồng cho thu nhập ổn định. Nắm bắt nhu cầu thị trường, người dân ấp Tân Lập còn trồng giống dừa Tam Quan. Đây là giống dừa màu vàng, trái nhỏ, thường đặt cúng trên mâm ngũ quả ngày lễ, tết. Dừa Tam Quan có màu vàng sáng, mã đẹp, nước có vị ngọt thanh, cơm giòn cũng rất được thị trường ưa chuộng.
Là thức uống mát và sạch, nước dừa đang được tiêu thụ với nhu cầu rất cao. Với giá mua tại vườn từ 6.000-7.000 đồng/trái, bước đầu loại cây này đã giúp người dân ấp Tân Lập có thu nhập ổn định.
Theo Thanh Nga (Báo Bình Phước)
Những cái ôm chặt trong buổi tiễn tân binh lên đường nhập ngũ
Những giây phút xúc động, bịn rịn của người thân dành cho các tân binh ở buổi lễ giao nhận quân điểm của TPHCM.
Video đang HOT
Sáng 7/3, 4.470 thanh niên các quận, huyện trên địa bàn TPHCM đã tham gia lễ giao nhận quân điểm của TPHCM tại Ban chỉ huy quân sự Quận 2. Tham dự buổi lễ có đồng chí Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cùng nhiều lãnh đạo.
Tân binh Lâm Quang Toàn, 24 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn vừa mới tốt nghiệp một trường cao đẳng nhưng vẫn hăng hái viết đơn tòng quân. " Tôi xác định nhập ngũ để rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, đối với các thế hệ cha anh đi trước", Toàn chia sẻ.
Trong số 4.470 thanh niên lên đường tòng quân của TPHCM năm nay có 3.924 thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự. Số thanh niên nhập ngũ là đảng viên chiếm 4,4%, trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp là 30,6%. Đặc biệt, có 2 công dân nữ tình nguyện đăng kí nhập ngũ.
Sáng 7/3, 4.470 thanh niên các quận, huyện trên địa bàn TPHCM tham gia lễ giao nhận quân điểm của TPHCM tại Ban chỉ huy quân sự Quận 2.
Trong số 4.470 thanh niên lên đường tòng quân của TPHCM năm nay có 3.924 thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự.
Bí thư TPHCM bắt tay, tặng hoa và động viên các tân binh trước khi lên đường nhập ngũ.
Tân binh giúp bạn cài lại nút áo trên bộ đồ lính.
Năm nay, có 2 công dân nữ tham gia tòng quân. Chu Phương Thảo (24 tuổi, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn) là một trong 2 nữ tân binh trong đợt tuyển quân năm nay tại TP.HCM. Cô vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành thanh tra tại Học viện Hành chính quốc gia và là thanh niên tình nguyện nhập ngũ. Sắp tới Thảo sẽ gia nhập đơn vị Trường quân sự Quân khu 7.
Những bà mẹ dùng điện thoại chụp lại hình con trai .
Ngoài những giây phút uy nghiêm, nhiều tân binh đã rơi lệ khi chứng kiến người thân khóc chào tạm biệt.
Số thanh niên nhập ngũ là đảng viên chiếm 4,4%, trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp là 30,6%.
Thu Thủy (học lớp 11), ngụ huyện Nhà Bè tranh thủ đến sớm đưa tiễn người yêu lên đường nhập ngũ trước khi lên lớp.
Cậu em trai ôm chặt lấy anh trước khi anh lên xe.
Những giọt nước mặt quyến luyến của người thân dành cho tân binh.
Các bà mẹ ôm lấy con, đưa con từ sân tập trung ra đến xe.
Những người cha ít khi thể hiện tình cảm cũng dành cho con nụ hôn, lời dặn dò.
Người thân vẫy tay chào tạm biệt các tân binh lên đường tòng quân.
Sáng ngày 7/3, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2018. Năm nay, toàn tỉnh có 951 thanh niên lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) tại Học viện Lục quân và Quân khu 7.
Năm 2018 có 48 đảng viên tình nguyện nhập ngũ, vượt 2,8% chỉ tiêu của Quân khu 7 giao. Trước đó, các địa phương đã tổ chức chu đáo hoạt động gặp mặt, tặng quà, hội trại tòng quân nhằm động viên thanh niên phấn khởi, yên tâm lên đường thực hiện NVQS.
Gần 1.000 thanh niên Lâm Đồng phấn khởi lên đường nhập ngũ.
Lãnh đạo Thành phố Đà Lạt động viên thanh niên lên đường thực hiện NVQS
Chuẩn bị lên xe nhận nhiệm vụ mới
Nguyễn Quang - Ngọc Hà
Theo Dantri
Bộ trưởng NNPTNT: Bến Tre lấy "hồn cốt" để tái cơ cấu nông nghiệp "Hồn cốt" của Bến Tre là cây dừa. Tuy nhiên, để xây dựng Bến Tre trở thành thủ phủ dừa của Việt Nam với công nghiệp chế biến dừa có giá trị tăng cao tầm cỡ khu vực Đông Nam Á và châu Á, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học...