“Mỗi ngày, hơn 20 người ra đường vĩnh viễn không trở về nhà”
Trong buổi thăm hỏi, động viên các gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông (TNGT) tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức, Hà Nội, vào chiều tối 13-11, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia nêu con số thương đau: “Tại Việt Nam, mỗi ngày vẫn có hơn 20 người ra đường và vĩnh viễn không trở về nhà”.
Hiện nay, trên thế giới, TNGT vẫn đang tiếp tục là vấn đề xã hội bức xúc, thách thức mang tính toàn cầu với con số 1,3 triệu người chết, 50 triệu người bị thương, thiệt hại 2% tổng thu nhập quốc dân (hơn 1.500 tỷ USD) mỗi năm.
Hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT vào ngày chủ nhật, tuần thứ ba của tháng 11 hằng năm, ông Hùng cho biết, đây là năm thứ tám, Việt Nam tham gia hoạt động này nhằm tưởng nhớ những nạn nhân không may qua đời vì TNGT. Qua đó, gửi đến toàn xã hội lời cảnh báo về những mất mát, thiệt hại to lớn mà từng gia đình, cộng đồng và xã hội phải gánh chịu, đồng thời kêu gọi sự chung tay cùng hành động của từng cá nhân, tổ chức, cộng đồng để ngăn chặn, đẩy lùi và cùng sẻ chia, xoa dịu những nỗi đau do tai nạn giao thông gây nên.
Đánh giá số vụ TNGT liên tục kéo giảm nhờ sự nỗ lực, đóng góp lớn của ngành y tế, ông Hùng cho rằng, khi TNGT xảy ra và nạn nhân được đưa vào các cơ sở y tế, được các bác sĩ ưu tiên cứu chữa cho nên số lượng người tử vong và thương tật giảm, từ đó giúp người bệnh phục hồi sức khỏe và góp phần ổn định tâm lý, điều kiện sinh hoạt,…
PGS.TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức cho rằng, trong những năm gần đây, TNGT được xếp vào nhóm nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại các bệnh viện ở Việt Nam.
Theo ông Hệ, thời gian qua, dù có nhiều tiến bộ đáng kể trong công tác phòng, chống TNGT nhưng Việt Nam vẫn đứng đầu trong số các nước đang phát triển có tỷ lệ TNGT gây tàn tật và tử vong cao, để lại nhiều gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội.
Ông Hệ cho biết, là bệnh viện ngoại khoa tuyến cuối, hằng năm Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân tai nạn cần xử lý cấp cứu, trong đó chủ yếu là tai nạn thương tích, TNGT mức độ rất nặng.
Trong chín tháng đầu năm nay, tổng số thương tích do TNGT là 11.285 trường hợp, tổng số tử vong do TNGT 27 nạn nhân; số trẻ em dưới 15 tuổi bị TNGT là 824 trường hợp.
Video đang HOT
“Nạn nhân TNGT bị chấn thương sọ não chiếm hơn 70%. Những ca cấp cứu nạn nhân đa chấn thương, chấn thương sọ não được ưu tiên số một. Do đó, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền để giảm tỷ lệ TNGT bởi nếu xảy ra, có cấp cứu thì vẫn gây nguy cơ tử vong cao hoặc di chứng còn lại, ảnh hưởng tới nạn nhân gia đình và toàn xã hội”, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức Đồng Văn Hệ nhấn mạnh.
QUANG HƯNG
Theo NDĐT
Góp sức xây dựng văn hóa giao thông
Theo đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, việc thực hiện xây dựng văn hóa giao thông đường bộ trong những năm gần đây được nâng lên rõ rệt.
Thói quen ứng xử có văn hóa, đúng pháp luật khi tham gia giao thông không chỉ giúp giảm tai nạn mà còn góp phần xây dựng văn hóa, ứng xử văn minh nơi công cộng.
Đại diện các ban, ngành dán đề can với thông điệp "Đã uống rượu, bia - không lái xe" tại Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông năm 2019 tổ chức tại Trường sĩ quan lục quân 2 (phường Tam Phước, TP.Biên Hòa). Ảnh: T.HẢI
Tuy nhiên, ý thức chấp hành của một bộ phận người dân hiện vẫn còn hạn chế, đặc biệt là hạn chế về ý thức, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận chủ phương tiện, lái xe trong hoạt động kinh doanh vận tải nên đã để xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng trong thời gian qua.
* Nhiều chương trình tuyên truyền thiết thực
Pho chu tich chuyên trach Uy ban ATGT quôc gia Khuất Việt Hùng cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT như: công tác quản lý nhà nước về trật tự ATGT còn nhiều bất cập; hạ tầng giao thông chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển của kinh tế - xã hội; công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm chưa quyết liệt... Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản vẫn là ý thức tự giác chấp hành pháp luật giao thông, văn hóa khi tham gia giao thông của một bộ phận người dân còn hạn chế.
Pho chu tich chuyên trach Uy ban ATGT quôc gia Khuất Việt Hùng cho hay: "Để xây dựng văn hóa giao thông ngày càng hoàn thiện, trong thời gian tới, các ngành chức năng cần phải tiếp tục phát huy theo hướng có cách thức xây dựng chương trình, tuyên truyền phổ biến văn hóa giao thông phù hợp với điều kiện cụ thể về nhận thức, công việc, thời gian của từng đối tượng đặc thù".
Từ đầu năm 2019 đến nay, Ủy ban ATGT quốc gia đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức hàng loạt hoạt động, kế hoạch nhằm nâng cao ý thức tham giao thông của người dân như: chương trình đi bộ kêu gọi hành động "Đã uống rượu, bia - không lái xe", toàn dân đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi xe máy, triển khai các cuộc thi giao thông học đường, ATGT cho nụ cười ngày mai... Qua những chương trình này đã góp phần xây dựng văn hóa giao thông cho từng đối tượng cụ thể.
Mới đây nhất, vào cuối tháng 9-2019, tại Trường sĩ quan lục quân 2 (Trường đại học Nguyễn Huệ, phường Tam Phước, TP.Biên Hòa), hơn 2 ngàn cán bộ, đoàn viên, thanh niên các cơ quan, đơn vị quân đội khu vực phía Nam đã tham dự lễ phát động "Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông năm 2019" do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Ủy ban ATGT quốc gia tổ chức.
Trung tướng Lê Hiền Vân, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho hay, 9 tháng của năm 2019, TNGT trong cả nước kéo giảm trên cả 3 lĩnh vực về số vụ, số người tử vong và số người bị thương. Riêng các đơn vị quân đội đã kéo giảm khoảng 30% các tiêu chí. Với hàng loạt hoạt động được tổ chức như: hội thi tìm hiểu về ATGT, tuyên truyền, cổ động, hướng dẫn các kỹ thuật về lái xe an toàn... đã kêu gọi, thu hút các đoàn viên, thanh niên trong lực lượng quân đội nhiệt tình tham gia.
"Các đoàn viên thanh niên cần tiếp tục gương mẫu thực hiện tốt các quy định về ATGT và trở thành những tuyên truyền viên tích cực đến cán bộ, chiến sĩ tại các cơ quan, đơn vị. Đây là giải pháp hay và thiết thực nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông đến gần hơn với cuộc sống" - Trung tướng Lê Hiền Vân nhấn mạnh.
* Tạo lan tỏa trong cộng đồng
Theo Ban ATGT tỉnh, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT, xây dựng văn hóa giao thông với chủ đề "ATGT cho hành khách và người đi mô tô, xe máy năm 2019" được thực hiện xuyên suốt, rộng khắp. Nhiều chương trình, mô hình thực hiện hay đã mang lại hiệu quả tích cực.
Thiếu tá Nguyễn Hải Dương, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 Trường tiểu học Quang Vinh (TP.Biên Hòa). Ảnh:T.Hải
Trong đó, nội dung tuyên truyền về việc không sử dụng các chất kích thích, ma túy, đặc biệt với các lái xe khách, xe tải được triển khai mạnh mẽ. Cụ thể, các ngành chức năng đã cấp phát cho các đơn vị quản lý, đào tạo lái xe, sát hạch lái xe và các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh 28 ngàn đề can lớn, nhỏ với thông điệp "Đã uống rượu, bia - không lái xe" để dán trên các phương tiện ô tô nhằm tuyên truyền ý thức chấp hành quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới.
Ngoài ra, công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh cũng đã thực hiện tuyên truyền trực tiếp qua hoạt động tuần tra, xử lý vi phạm trật tự ATGT cho hơn 91 ngàn lượt người vi phạm; tuyên truyền gần 1,3 ngàn buổi tại các trường học, cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư với hơn 112 ngàn lượt cán bộ, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên tham dự.
Thiếu tá Nguyễn Hải Dương, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh cho rằng, ý thức tham gia giao thông, văn hóa giao thông kém là một trong những nguyên nhân dẫn đến TNGT. Thời gian qua, lực lượng cảnh sát giao thông thường xuyên tuyên truyền pháp luật giao thông, văn hóa giao thông cho nhiều người dân mà đặc biệt là những đối tượng học sinh, sinh viên, công nhân lao động.
Theo Thiếu tá Nguyễn Hải Dương, việc xây dựng văn hóa giao thông trước mắt sẽ có tác dụng hạn chế ùn tắc, TNGT trong điều kiện hạ tầng giao thông hiện nay chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội. Về lâu dài, việc tuân thủ pháp luật về giao thông trong nhân dân sẽ góp phần tạo ra môi trường giao thông an toàn và văn minh hơn.
"Để xây dựng văn hóa giao thông, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, trách nhiệm của người thực thi công vụ về giao thông thì việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông là một trong các nội dung quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và TNGT" - Thiếu tá Dương nói.
Thanh Hải
Theo Đongnai
TP.HCM cấm xe đường Lê Duẩn để tưởng niệm nạn nhân tai nạn giao thông Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông, từ 0 giờ ngày 15.11 đến 15 giờ ngày 17.11, TP.HCM sẽ cấm xe lưu thông trên đường Lê Duẩn đoạn từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến đường Pasteur. TP.HCM sẽ tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân...