Mỗi ngày đi làm, em lại nơm nớp lo sợ bị sếp quấy rối, đòi chuyển việc thì bố mẹ không cho
Em thật sự khó nghĩ vì chỗ này lương thưởng khá cao, không phải nơi có thể dễ dàng xin việc được.
Chào chị Hướng Dương!
Em có chuyện này thật sự rất khó nói, em không biết phải giải quyết ra sao với trường hợp này. Công việc của em hiện tại cũng tạm ổn, lương 15 triệu. Để có được công việc này, bố mẹ em cũng mất khá nhiều thời gian tạo mối quan hệ rồi nhờ vả này kia. Đây là một công ty lớn, nhưng vẫn là quy mô công ty gia đình chị ạ.
Vì sếp cho đến các trưởng phòng đều là người nhà của sếp hết, tất nhiên chế độ lương thưởng thì cũng không quá tệ. Công việc có quy trình rồi nên ban đầu dù hơi bỡ ngỡ nhưng em vẫn được hướng dẫn và cũng không quá khó khăn khi hòa nhập.
Nhưng có một vấn đề là giám đốc của em thường xuyên có hành vi động chạm nhân viên, không chỉ em mà cả các nhân viên nữ khác cũng bị. Dù mới vào được vài tháng nhưng nhiều lần em bị sếp vỗ vai, sờ bàn tay, rồi nói vài lời nói khen cơ thể em này nọ.
Ảnh minh họa.
Dù sếp vừa nói vừa cười phá lên như đùa nhưng em thấy có vẻ chẳng phải là chuyện đùa, em rất khó chịu về chuyện đó. Hôm trước em lên ký giấy tờ, sếp còn rủ em hôm nào đi cà phê riêng với chú cho hai chú cháu dễ bàn công việc, trong khi rõ ràng phòng sếp là phòng riêng, nhưng sếp em bảo thích ra ngoài không gian lãng mạn hơn.
Video đang HOT
Bây giờ mỗi ngày đi làm là cảm thấy sợ hãi, em có nói với bố mẹ thì bố mẹ em cứ gạt đi bảo sếp có gia đình rồi không dám làm gì đâu, lần sau cứ tránh chạm mặt là được. Em muốn chuyển việc mà bố mẹ em cứ không cho bảo giờ đi làm ở đâu được lương tốt như thế bây giờ, mình cứ khéo léo và đề phòng cẩn thận là được. Em sợ hãi lắm, em biết phải làm sao đây?
Hướng Dương tư vấn.
Bạn thân mến!
Mình muốn nói với bạn rằng bạn đang bị quấy rối bởi một người có quyền lực, và đây là vấn đề nan giải bởi người quấy rối bạn lại là người có thể kiểm soát bạn và điều khiển công việc của bạn. Việc lên tiếng cũng không hề dễ dàng bởi mọi người thường sợ và không dám động chạm đến sếp.
Hướng Dương không biết bạn có thể đủ mạnh mẽ tới mức nào để sẵn sàng chống lại việc quấy rối, nhưng nếu tiếp tục, có thể mức độ quấy rối ngày càng tăng lên, nghiêm trọng hơn và tồi tệ hơn. Hiện tại bạn cảm thấy sợ hãi lo lắng, rồi sau đó có thể là những chuỗi ngày căng thẳng tuyệt vọng và mất năng lượng để tập trung cho công việc.
Vì vậy, trước mắt bạn hãy đề phòng bằng cách nên bật ghi âm mỗi khi bước vào phòng sếp hoặc lưu giữ lại các bằng chứng nếu có về việc bị quấy rối , tìm người làm chứng cho bạn. Còn nếu bị sếp quấy rối, hãy thẳng thắn nói không với tất cả các hành động khiến bạn thấy mình không thoải mái. Bạn cần nói chuyện cương quyết và rõ ràng hơn, nói ra cả những vấn đề tâm lý của mình để bố mẹ hiểu và ủng hộ cho mọi quyết định của bạn.
Bạn cũng cần thuyết phục bố mẹ rằng: khi bạn thỏa mái và vui vẻ thì năng lượng làm việc sẽ tốt và sẽ giúp cho bạn làm bất cứ công việc gì cũng đạt hiệu quả tốt nhất, và nếu bạn có năng lực bạn hoàn toàn có thể tìm những công việc tốt tương tự như vậy với môi trường làm việc văn minh tử tế.
Chúc bạn mạnh mẽ!
Theo afamily.vn
Chồng bỗng tâm lý bảo vợ con về ngoại ăn Tết, lúc phát hiện ra nguyên nhân vợ đau khổ uất nghẹn
Khi Huân vui vẻ bảo năm nay dì Nga lấy chồng, sợ ông bà ngoại ăn Tết buồn nên đưa vợ con về ngoại sớm, cô ngạc nhiên khoe khắp nơi vì chồng tâm lý.
Thu kết hôn với Huân đã 10 năm. Lúc yêu anh là người tình cảm, tâm lý và chu đáo. Sau khi cưới anh như biến thành con người khác, gia trưởng, nóng tính và luôn giao cho vợ trách nhiệm nặng nề với nhà chồng. Một năm hơn chục lần giỗ lạt, đám cưới bà con, ngày nghỉ lễ, tất cả những dịp đấy Thu đều phải quần quật nấu nướng, cỗ bàn.
10 năm lấy chồng, Thu đều được về ngoại vào ngày mùng bốn Tết, khi hương Tết chẳng còn gì. Bố mẹ cô thấy cô buồn cũng không dám hỏi han nhiều. Với ông bà, con gái về được là quý. Con rể là khách, đến nhà ông bà tiếp đón chu đáo. Ở được 1-2 ngày là quay về Hà Nội làm việc.
Mỗi khi Thu thì thầm xin chồng cho về ngoại sớm hơn, người ta bảo: " Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ", bạn bè đều được về ngoại từ mùng hai Tết. Huân lại cau mặt khó chịu: "Em lạ nhỉ, đừng có so sánh nhà khác. Anh là đích tôn của cả họ. Em là dâu trưởng trách nhiệm phải khác người thường. Tết là dịp lễ quan trọng nhất năm, em bỏ nhà chồng về ngoại anh còn mặt mũi nào đối diện với ông bà, chú bác".
Ảnh minh họa
Năm nay, em gái Thu lấy chồng sát Tết, nhà cửa neo người. Cô biết bố mẹ ở một mình sẽ chạnh lòng. Nhà hàng xóm thì đông vui con cháu, nhà này chỉ có hai ông bà già thì làm gì cho hết mấy ngày Tết. Cô nghĩ mãi không biết mở lời với Huân thế nào. Bỗng nhiên hôm ăn rằm tháng Chạp anh bảo: "Năm nay dì Nga mới lấy chồng, chắc Tết khó về đấy. Mùng một Tết anh đưa em và con về ngoại rồi chiều mùng ba quay lại nhà nội. Anh xin phép bố mẹ rồi. Em nhớ chuẩn bị đồ lễ chu đáo cho mẹ trước khi đi".
Cô nghe mà không tin vào tai mình, mấy năm nay cô vẫn trách anh không quan tâm bên ngoại, không ngờ anh nghĩ chu đáo thế. Đúng là thời gian trước có em gái, nên cô không về cũng không đến nỗi nhà cửa lạnh lẽo. Cô vui mừng khoe khắp nơi, bạn bè, đồng nghiệp đều khen cô sướng.
Vui mừng chưa được bao lâu, đi làm về cô đã thấy con gái mếu máo, hỏi con thì con bé khóc mãi. Gặng hỏi cả tiếng con bé mới nói: " Mẹ ơi, hôm nay chú Tuấn đến chơi, chú ấy bảo chúc mừng bố vì người yêu cũ ở miền nam mới ly hôn chồng. Tết này cô ấy về Bắc ăn Tết với bố mẹ đẻ. Bố vui lắm, cười mãi còn đòi sắp xếp họp lớp sớm".
Thu ngã nhào xuống ghế. Hóa ra là vậy. Cô tưởng anh tâm lý nghĩ cho bố mẹ vợ khi hai cô con gái đi lấy chồng xa. Con người ta đâu thể thay đổi một sớm một chiều như thế được. Cô ngây thơ quá. Vừa dỗ con đừng nghe người lớn nói linh tinh, cô vừa dặn không được nói lại với bố. Cô sẽ có cách giải quyết.
Ảnh minh họa
Buổi tối đợi chồng ngủ say, cô dò tìm tin nhắn điện thoại. Đúng là anh hẹn gặp nhau với cô ta nhân dịp họp lớp cuối năm. Bọn họ hỏi thăm, quan tâm nhau đầy tình cảm. Chưa hết, mùng một Tết anh lên nhà cô ta ăn cỗ, mùng hai Tết đi chơi nhóm bạn thân. Cô uất nghẹn, người đàn ông đầu ấp tay gối vừa thấy người yêu cũ ly hôn đã giở ngay ý định ngoại tình. Nếu cô không ngăn chặn sớm, chắc chắn anh ta sẽ có nhiều dịp gặp cô ả hơn nữa.
Cô về gặp ngay mẹ chồng. Kể hết mọi chuyện cho bà nghe. Mẹ chồng cô là người khó tính, luôn đề cao sự chung thủy. Bà nghe mà tức điên, đập bàn đòi gọi con trai về mắng nhưng cô cản lại. Cuối cùng, bà bảo: "28 tháng Chạp nghỉ làm thì con về bên ngoại đi. Chiều 30 con chịu khó quay lại nhà này ngay cho mẹ. Đừng có về muộn. Mẹ sẽ có cách cho nó một bài học. Còn dịp họp lớp, chắc không cản được con ạ. Con yên tâm, nó mà dám léng phéng mẹ sẽ cho ăn đòn. Ngày mai mẹ sẽ đến gặp con bé kia nói chuyện riêng, con không cần ra mặt".
Lúc này Thu mới thấy, mẹ chồng đúng là đồng minh quan trọng. Lâu nay cô hiếu thảo, lo việc nhà chu toàn cũng không bõ.
Theo docbao.vn
Cô dâu hoảng loạn khi bị 7 người nhà chú rể sàm sỡ trong ngày cưới Lúc đó, chú rể còn đang bận mời rượu, tiếp khách, không nghe được tiếng kêu cứu thống khổ của cô dâu. Những năm gần đây, tại một số khu vực ở Trung Quốc, phong tục nháo tân hôn ngày càng biến tướng, không còn vui vẻ, hào hứng mà chỉ mang lại sự khó chịu cho mọi người. Có những cô dâu,...