Mỗi ngày có hơn 23 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam
Theo thống kê, trong 10 tháng đầu năm nay, đã có 7.249 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Như vậy, trung bình mỗi ngày các hệ thống thông tin trong nước phải hứng chịu hơn 23 sự cố.
Hơn 7.200 sự cố tấn công mạng trong 10 tháng
Đánh giá về tình hình thực hiện Nghị quyết 17 của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử trong tháng 10, Bộ TT&TT cho biết, thời gian qua, công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử tiếp tục được đẩy mạnh.
Cụ thể, trong tháng 10/2021, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ( NCSC) thuộc Bộ TT&TT đã ghi nhận 1.093 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng 1,77% so với tháng 9 và tăng 42,13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet (mạng máy tính ma – PV) trong tháng 10 đã giảm 11,32% so với tháng 9 và giảm 26,93% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, hệ thống của NCSC cũng ghi nhận, 9 tháng đầu năm nay, có 6.156 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng 30,15% so với cùng kỳ 9 tháng đầu năm 2020. Như vậy, tính chung 10 tháng đầu năm nay, tổng số cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam là 7.249 cuộc.
Tháng 10/2021, trong khi số sự cố tấn công mạng tăng 1,77% so với tháng 9 thì số địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng botnet lại giảm 11,32%
Trao đổi tại hội thảo chuyên đề “An toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số” mới đây, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, cùng với sự gia tăng hoạt động của người dùng trên không gian mạng, trong 2 năm gần đây, đã bùng nổ tấn công lừa đảo nhắm trực tiếp vào người dùng Internet Việt Nam, đặc biệt là những người dùng các dịch vụ tài chính, bảo hiểm…
Theo ghi nhận từ hệ thống Viettel Cyber Security, số lượng tên miền lừa đảo trong năm 2021 tăng hơn nhiều so với các năm trước, trung bình khoảng 600 – 700 tên miền lừa đảo hàng quý, nghĩa là cứ mỗi 1 ngày trung bình có 5 – 10 website lừa đảo nhắm vào người dùng Internet Việt Nam được xây dựng.
Video đang HOT
Cũng trong năm nay, có gần 100 triệu hồ sơ dữ liệu bị khai thác, lộ lọt. Ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất là dịch vụ viễn thông với 23 triệu hồ sơ bị rò rỉ. Đặc biệt, hơn 100 nghìn tài khoản và mật khẩu trong hệ thống nội bộ trọng yếu của các tổ chức, doanh nghiệp bị đưa lên không gian mạng.
“Càng ngày càng xuất hiện nhiều cuộc tấn công có chủ đích, tuy nhiên thời gian phản ứng trung bình của tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam quá lâu (khoảng 27 ngày), gây nên sự mất an toàn cho hệ thống. Cùng với đó, xuất hiện nhiều lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống trọng yếu của các tổ chức, doanh nghiệp bị kẻ xấu lợi dụng tấn công xâm nhập gây rủi ro cho người dùng”, đại diện Viettel Cyber Security nhận định.
Thay đổi tư duy về bảo đảm an toàn thông tin mạng
Các chuyên gia cho rằng, khi thực hiện chuyển đổi số, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trước tiên cần nhận thức rõ những rủi ro, thách thức về an toàn, bảo mật mà đơn vị mình sẽ phải đối mặt. Cùng với đó, các tổ chức, doanh nghiệp phải thay đổi tư duy: Thay vì coi bị tấn công là kém, bị tấn công là tội; thì cần coi bị tấn công và phát hiện sớm là tốt, bị tấn công và kịp thời khắc phục sự cố là tốt, bị tấn công và kịp thời rút kinh nghiệm để chia sẻ, cảnh báo cho người khác không bị tấn công một cách tương tự là tốt.
Tư duy mới về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong kỷ nguyên số từng được Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng chia sẻ với lãnh đạo các Sở TT&TT tại hội nghị trực tuyến “Nâng cao năng lực quản lý và thực thi triển khai chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng tại địa phương” hồi giữa tháng 5.
Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp đã nâng từ mức 0% của các năm 2018, 2019 lên đạt 100% từ tháng 12/2020.
Nhấn mạnh quan điểm chuyển đổi số và an toàn, an ninh mạng là 2 mặt của 1 xu hướng phát triển tất yếu, Thứ trưởng cho hay: Yêu cầu đặt ra là phải chuyển đổi nhanh, bền vững, đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh mạng. An toàn, an ninh mạng là cái phanh, không phải để dừng cái xe chuyển đổi số lại mà là để giúp người lái xe yên tâm nhấn ga đi nhanh hơn.
Cùng với mong muốn các Sở TT&TT tỉnh, thành phố cùng Bộ thuyết phục các cấp lãnh đạo cho phép thay đổi tư duy về đảm bảo an toàn thông tin mạng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị các cơ quan, đơn vị xác định đâu là những hệ thống thông tin phải tuyệt đối bảo đảm an toàn, an ninh mạng bằng mọi giá, đâu là những hệ thống thông tin mà chúng ta bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo hình thức quản trị rủi ro.
Trong phát biểu khai mạc Vietnam Security Summit 2021, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chỉ rõ, mục tiêu quan trọng nhất là bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các tổ chức, cá nhân, cho người dân. An toàn thông tin mạng giờ đây là câu chuyện của mọi người. Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ triển khai chiến dịch phổ cập các dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản cho người dân.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo để người dùng biết và phòng tránh.
Ra mắt ứng dụng Visafe giúp nâng cao niềm tin số cho người dân
Để nâng cao niềm tin số cho người dân Việt Nam, NCSC phối hợp cùng VTC phát triển và cho ra mắt ứng dụng Visafe. Hướng đến người dùng ở mọi độ tuổi với tính năng "một chạm", Visafe sẽ giúp người dân an toàn hơn trên không gian mạng.
Tạo lập, củng cố niềm tin số cho xã hội khi tham gia môi trường mạng
Ứng dụng an toàn không gian mạng trên nền tảng di động cho người dân Visafe vừa được Bộ TT&TT chính thức khai trương tại phiên báo cáo chính của Hội thảo và Triển lãm quốc tế về An toàn không gian mạng - Vietnam Security Summit 2021 chủ đề "Bảo đảm an toàn không gian mạng trong kỷ nguyên số: Thách thức và lời giải" diễn ra sáng nay, 27/10.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu khai mạc Vietnam Security Summit 2021.
Nhận định an toàn thông tin hiện nay là câu chuyện của mọi người, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho rằng, việc khai trương, cung cấp ứng dụng Visafe chính là sự mở đầu cho chiến dịch phổ cập dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản cho người dân sẽ được Bộ TT&TT triển khai trong thời gian tới.
"An toàn thông tin mạng cho các tổ chức, cá nhân, cho người dân trên không gian mạng là mục tiêu quan trọng nhất mà chúng ta hướng tới và tập trung", Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.
Trên thực tế, làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Song hành cùng quá trình chuyển đổi số, thực hiện sứ mệnh bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã phối hợp cùng Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) xây dựng, vận hành và triển khai Visafe - ứng dụng miễn phí về đảm bảo an toàn không gian mạng trên đa nền tảng cho người dân.
Hơn thế, bối cảnh đại dịch Covid-19 đã khiến các hoạt động từ làm việc, học tập, giải trí, liên lạc đến giao thương đều diễn ra trực tuyến. Môi trường mạng là phương tiện đắc lực cho người dùng trong cuộc sống nhưng bên cạnh đó là những rủi ro mà cả Chính phủ số, nền kinh tế số đến xã hội số phải đối mặt. Bởi vậy, ứng dụng Visafe ra đời nhằm giúp người dân Việt Nam có một lá chắn vững chãi để tự bảo vệ mình trước phần lớn các cuộc tấn công mạng.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương ứng dụng an toàn không gian mạng trên nền tảng di động cho người dân Visafe.
Giám đốc NCSC Trần Quang Hưng chia sẻ: "An toàn, an ninh mạng là một trong những trụ cột chính của quá trình chuyển đổi số quốc gia, do đó, nhiệm vụ quan trọng của những người làm an toàn, an ninh mạng hiện nay là tạo lập, củng cố niềm tin số cho xã hội khi tham gia môi trường mạng. Trước sứ mệnh đó, chúng tôi mong muốn cùng với các doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhiều giải pháp Make in Vietnam để bảo vệ chính người dùng Internet tại Việt Nam và vươn ra thế giới".
Ứng dụng miễn phí giúp mọi người dân an toàn hơn trên mạng
Cũng theo đại diện NCSC, để mang lại niềm tin số cho người dân Việt Nam, ứng dụng Visafe (https://visafe.vn/) đã đơn giản hóa việc bảo vệ người dùng Internet và hướng đến mọi độ tuổi với tính năng "một chạm". Visafe sẽ giúp người dân bảo vệ mình trước các nguy cơ tấn công mạng nghiêm trọng như tấn công ăn cắp dữ liệu bằng ransomware, khai thác thông tin bằng phần mềm và tấn công vào phần mềm trong chuỗi cung ứng,...
Đơn cử như, sau khi tải và cài ứng dụng Visafe, giả sử khi truy cập vào trang web daylatrangluadao.click, người dùng sẽ được gửi thông báo truy cập trang web độc hại.
Ứng dụng Visafe cũng chặn các trang web có chứa mã độc, botnet, những trang web thu thập, theo dõi dữ liệu hành vi lướt web của người dùng và tự động chặn đường dẫn (link), trang web được đánh giá không an toàn. Với chức năng này, Visafe giúp người dùng hạn chế tối đa việc bị đánh cắp thông tin và dữ liệu cá nhân.
Đại diện Trung tâm NCSC và Công ty VTC ký kết hợp tác triển khai ứng dụng Visafe.
Bên cạnh đó, với Visafe, Trung tâm NCSC còn hỗ trợ hoàn toàn miễn phí cho người dân tính năng chặn các quảng cáo vi phạm an toàn thông tin như chứa nội dung khiêu dâm, cờ bạc, vay tín dụng đen... Ứng dụng giúp người dùng loại bỏ những kết quả tìm kiếm chứa các nội dung không phù hợp trên trình duyệt.
Ngoài ra, nhằm mục đích sử dụng mở rộng cho gia đình, tổ chức và doanh nghiệp, VTC đã đồng hành cùng NCSC để phát triển các tính năng nâng cao như cho phép tùy chỉnh, quản lý và thống kê thời gian sử dụng Internet; tối ưu các công cụ hỗ trợ quản lý nâng cao và chăm sóc khách hàng bởi đội ngũ chuyên nghiệp.
Khởi động chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật cho các nền tảng chuyển đổi số quốc gia Thông qua Chương trình Bug Bounty, có thể huy động được nguồn lực lớn từ các chuyên gia bảo mật tại Việt Nam và trên thế giới cùng đánh giá, tìm kiếm và báo cáo lỗ hổng bảo mật trên tất cả nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật (Chương trình Bug Bounty) cho tất...