Mỗi ngày có hơn 1.000 F0, Cà Mau “tăng tốc” chống dịch
Cà Mau có hơn 70 xã vùng cam, chiếm hơn 70% đơn vị cấp xã, nhiều tuần liền vẫn không có xã nào vùng xanh.
Cà Mau vận động người dân thay đổi hành vi, lối sống tích cực… để phòng, chống dịch.
Thêm một huyện toàn cam
Theo quyết định cấp độ dịch của tỉnh Cà Mau, từ 0h ngày 18/12, tỉnh này có 74 xã vùng cam (có 29 ấp, khóm vùng đỏ), 27 xã vùng vàng, không có xã vùng xanh.
So với một tuần trước, tăng 12 xã vùng cam, giảm 12 xã vùng vàng, vẫn không có xã nào vùng xanh.
Ngoài trung tâm tỉnh lỵ TP Cà Mau vẫn toàn cam (17 xã, phường) trong nhiều tuần liền thì nay thêm một huyện toàn cam là huyện Cái Nước (11 xã, thị trấn), các huyện khác cũng tăng số xã vùng cam như huyện Trần Văn Thời, huyện Đầm Dơi, huyện Thới Bình…
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang diễn biến hết sức phức tạp, mỗi ngày phát hiện hơn 1.000 F0, riêng ngày 16/12 có đến 1.339 ca (trong đó hơn 1.000 ca cộng đồng). Tỉnh này đã có 20.640 ca mắc Covid-19, đang điều trị 10.655 ca, tử vong 82 ca.
Video đang HOT
Một địa điểm cách ly ở Cà Mau (Ảnh: CTV).
Người dân cần thay đổi hành vi, lối sống tích cực để phòng, chống dịch
UBND tỉnh Cà Mau nhận định, nguyên nhân ca mắc Covid-19 tăng cao trong những ngày gần đây là do ý thức chủ quan, lơ là của nhiều người dân, kể cả một số cán bộ, đảng viên trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là thực hiện 5K, như: Không đeo khẩu trang khi đi lại, giao tiếp; không giữ đúng khoảng cách giữa người với người; tổ chức đám, tiệc, tập trung đông người.
Nhiều người dân chưa hiểu đúng tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tiêm vaccine nên không tự giác, né tránh, không hợp tác với lực lượng tiêm ngừa. Một số người đã tiêm 2 mũi vaccine có tâm lý chủ quan, không thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch nên mang mầm bệnh về lây cho người lớn tuổi và trẻ em trong gia đình.
Thêm nữa là sau khi nới lỏng các biện pháp quản lý để người dân vừa phòng, chống dịch một cách linh hoạt, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất các hoạt động trở lại bình thường… làm cho dịch bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.
Vẫn còn một số người chưa tiêm, hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine nên tình trạng lây nhiễm trong các đối tượng này là rất cao, chủ yếu là người lớn tuổi, người có bệnh nền và trẻ em dưới 12 tuổi.
Trong khi đó, mầm bệnh đã lưu trong cộng đồng từ đợt dịch lần thứ tư kết hợp với biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh, dẫn đến dịch bệnh khó kiểm soát, biện pháp khoanh vùng, cách ly dập dịch như trước đây không còn phù hợp.
Cà Mau cũng cho rằng, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của các cơ quan, đơn vị, địa phương có lúc, có nơi chưa kịp thời, còn lơ là, bị động. Nhiều nơi khi có trường hợp F0, rất chậm việc truy vết F1, khâu quản lý F1 còn buông lỏng.
Một số chủ doanh nghiệp còn lơ là trong công tác phòng, chống dịch, nhiều ổ dịch tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh bùng phát nhưng chỉ đạo thiếu quyết liệt, chưa có biện pháp dập dịch kịp thời dẫn đến mất kiểm soát ở một số cơ sở.
Nguyên nhân khách quan mà Cà Mau chỉ ra là hiện nay toàn tỉnh đang đẩy mạnh việc thực hiện xét nghiệm định kỳ trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Đồng thời, vận động nhân dân tự xét nghiệm test nhanh để kịp thời phát hiện sàng lọc, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng nên đã ghi nhận nhiều F0.
Cà Mau dự báo trong thời gian tới tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, trong khi đó biến chủng Omicron đã xuất hiện và lây lan nhanh tại nhiều nước, ở nhiều châu lục.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Cà Mau cho rằng người dân là chủ thể trong phòng, chống dịch nên mỗi người không được chủ quan, lơ là, phải thay đổi hành vi, lối sống lành mạnh, tích cực, xác định mối quan hệ, sinh hoạt phù hợp với từng cấp độ dịch bệnh ở địa phương.
Các cấp, các ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở người dân nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch. Cương quyết xử lý thật nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm, như: Người chưa tiêm vaccine mà không có giấy chống chỉ định tiêm tham gia các hoạt động, di chuyển, đi lại; vi phạm quy định 5K; lợi dụng chính sách phòng, chống dịch; vi phạm về trật tự, an toàn xã hội tại các địa bàn, khu vực cách ly y tế…
Cà Mau: Nguy cơ lây nhiễm bệnh do rác thải y tế tồn đọng
Theo Sở Y tế tỉnh Cà Mau, từ ngày 10/10 đến nay, trung bình lượng rác thải y tế phát sinh từ 1,5 đến gần 2 tấn/ngày.
Chất thải y tế độc hại tồn đọng tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau.
Cụ thể, nguồn rác thải phát sinh tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau khoảng 600 kg/ngày, các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Cà Mau khoảng 300 kg/ngày và các Bệnh viện Dã chiến số 2, số 3, số 5 phát sinh lượng rác từ 600 kg đến 1 tấn/ngày.
Bác sĩ Bùi Đức Văn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau cho hay, mặc dù vận hành tối đa công suất 2 lò đốt rác nhưng vẫn không thể xử lý hết lượng rác thải y tế phát sinh trong ngày. Trong khi đó, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau xử lý 900 kg rác/ngày, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau xử lý 300 kg rác ngày. Thế nhưng, lượng rác thải y tế chưa được xử lý vẫn còn với khối lượng 300 - 700 kg/ngày. Nếu chậm khắc phục thì lượng rác chưa được xử lý tồn đọng không dừng lại ở con số 10 tấn như hiện nay.
Trước mắt, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau tiếp tục duy trì công suất các lò đốt liên tục 14 giờ/ngày, để giảm lượng rác thải y tế tồn đọng trong ngày; đồng thời, kiến nghị cơ quan chức năng đầu tư xây dựng khẩn cấp 1 lò đốt rác có công suất 100 kg/giờ. Khi có thêm lò đốt rác này, khả năng xử lý rác tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau sẽ tăng lên gần 2 tấn/ngày.
"Nếu số ca mắc COVID-19 không phát sinh nhiều, trong vòng 15 ngày nữa, bệnh viện sẽ xử lý triệt để lượng rác y tế tồn đọng", bác sĩ Bùi Đức Văn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau chia sẻ.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau Trần Quang Khóa, thời điểm chưa xảy ra dịch COVID-19, lượng rác y tế không tồn đọng như vậy. Khi xảy ra dịch, khối lượng rác thải y tế tăng cao, khiến các bệnh viện gặp khó khăn trong việc xử lý nguồn chất thải độc hại này.
Ông Khóa cho hay, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 tăng cao sẽ kéo theo khối lượng chất thải lây nhiễm phát sinh tăng cao, khó dự đoán trước lượng rác thải y tế phát sinh thêm do phụ thuộc vào số lượng người bệnh.
Mặt khác, lò đốt chất thải y tế của 2 bệnh viện do hoạt động hết công suất nên xuống cấp. Vì vậy, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau gặp rất nhiều khó khăn và không thực hiện được nhiệm vụ Cụm trưởng được giao. Bên cạnh đó, Công ty Công Lý chưa thu gom rác tại các Bệnh viện Dã chiến số 3, số 5 nên lượng rác thải tồn đọng rất nhiều và hiện chưa có giải pháp xử lý phù hợp.
Trước trực trạng trên, mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân dẫn đầu đoàn công tác đến Bệnh viện Đa khoa Cà Mau và Bệnh viện Dã chiến số 5 để kiểm tra nắm tình hình. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các bệnh viện khắc phục tình trạng ô nhiễm do rác thải y tế tồn đọng để hạn chế ô nhiễm và tránh lây nhiễm bệnh.
Liên quan đến việc chấn chỉnh vấn đề rác thải y tế tồn đọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cho biết, trước mắt cơ quan chức năng tỉnh khẩn trương làm việc với công ty về môi trường để thống nhất giải pháp thu gom, vận chuyển rác đến nơi xử lý rác theo đúng quy định. UBND tỉnh giao Ban Quản lý dự án xây dựng tỉnh khẩn trương triển khai lắp đặt các lò đốt rác đảm bảo công suất thiết kế phù hợp với từng bệnh viện và cơ sở y tế. Đây là giải pháp hữu hiệu trong việc xử lý dứt điểm tình trạng rác thải y tế tồn đọng, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, hạn chế nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Cà Mau: Nỗ lực trong công tác tiếp nhận người dân trở về địa phương Theo UBND tỉnh Cà Mau, từ chiều 1/10 đến chiều 2/10, đã có trên 1.000 công dân Cà Mau từ các địa phương trở về sau khi nhiều tỉnh, thành phía Nam nới lỏng giãn cách. Người dân Cà Mau trở về quê rất đông trong đêm 1/10, rạng sáng 2/10 trên tuyến Quản lộ Phụng Hiệp. Ảnh: baocamau.com.vn Theo ghi nhận, công...