Mỗi năm sẽ cấp khoảng 560.000 giấy phép lái xe ô tô
Quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ và trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đến năm 2020 của Bộ GTVT đưa ra, giai đoạn 2014 – 2015 đáp ứng nhu cầu đào tạo, sát hạch, cấp khoảng 1,13 triệu giấy phép lái xe (GPLX) ô tô, bình quân 566.000 GPLX/năm; giai đoạn 2015 – 2020 đáp ứng nhu cầu đào tạo, sát hạch, cấp khoảng 3 triệu GPLX ô tô, bình quân 597.000 GPLX/năm.
Ngoài ra, Quy hoạch cũng đưa ra mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe với năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo thuận lợi cho người dân. Tuy nhiên, cần hạn chế đầu tư mới ở các khu vực đã dư thừa năng lực, khuyến khích đầu tư mới ở các khu vực có nhu cầu nhưng chưa có cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch.
Theo ANTD
Kiến nghị không gộp chung giấy phép lái xe
Theo quy định, mỗi người chỉ được cấp duy nhất một giấy phép lái xe (GPLX) bằng nhựa (vật liệu PET). Do đó, khi một người có hai giấy phép lái ô tô và mô tô muốn đổi GPLX bằng nhựa phải gộp chung lại. Điều này khiến nhiều người lo ngại sẽ bất tiện.
Thời gian qua, Phòng Quản lý sát hạch, cấp GPLX (Sở Giao thông Vận tải TPHCM) nhận được nhiều thắc mắc về việc chỉ được cấp 1 GPLX bằng nhựa, phải gộp chung GPLX ô tô và mô tô chung vào 1 GPLX mới. Theo ý kiến của người dân, quy định này khiến nhiều người lo ngại sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.
Tại khoản 2, điều 51 của thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ có quy định: "Mỗi người chỉ được cấp duy nhất một giấy phép lái xe bằng vật liệu PET". Dù khi chuyển đổi GPLX ô tô không quy định bắt buộc phải nộp lại GPLX mô tô để nhập chung vào 1 GPLX mới bằng thẻ nhựa. Nhưng theo lộ trình, người dân đều phải chuyển đổi cả 2 loại GPLX này. Do đó, khi chuyển đổi cả 2 loại GPLX thì cả 2 phải gộp chung vào 1 GPLX.
Nhiều tài xế lo ngại nếu họ có GPLX chung cho cả 2 loại (mô tô và ô tô), khi đi mô tô vi phạm luật giao thông mà bị giữ GPLX thì cũng như không còn GPLX ô tô. Nhiều người không làm nghề tài xế cũng cho rằng quy định này sẽ khiến họ thiệt thòi khi bị vi phạm đối với phương tiện này lại bị "cấm" luôn phương tiện khác.
Theo Phòng Quản lý sát hạch, cấp GPLX, hiện GPLX có nhiều hạng và có thời hạn khác nhau (ô tô có thời hạn từ 5 năm đến 10 năm, mô tô không thời hạn) nên việc ghép chung khá bất tiện và ảnh hưởng quyền lợi của người dân. Để đảm bảo quyền lợi của người dân khi sử dụng GPLX, Sở GTVT đề xuất không gộp chung GPLX.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Mở rộng đào tạo GPLX hạng A2 Từ 1-3-2014, mở cửa rộng rãi cho tất các đối tượng có nhu cầu học, thi lấy bằng lái xe mô tô hạng A2 (dung tích xi lanh 175cm3 trở lên). Trong khi trước đó, loại GPLX này vốn bị hạn chế nên không ít người có nhu cầu đã phải tìm cách "lách". Sát hạch bằng A2 sẽ khó hơn so với...