Mỗi năm mất đi 1,5 triệu người vì ô nhiễm không khí ở khu vực Nam và Đông Nam Á
Tình trạng ô nhiễm không khí ở các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á ngày càng trầm trọng khiến khoảng 7 triệu trẻ sinh non tử vong mỗi năm, trong đó có 1,5 triệu ca tử vong ở khu vực Nam và Đông Nam Á.
Hầu hết người dân Nam và Đông Nam Á đều không nắm rõ được những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí cũng như những hiểm họa về sức khỏe về lâu dài. Mỗi năm sát thủ thầm lặng này cướp đi sinh mạng của khoảng 1,5 triệu người trong khu vực. Đây là nhận định được các nhà khoa học đưa ra trong báo cáo, do Tổ chức Tư vấn y tế công cộng Vital Strategies thực hiện, công bố ngày 28/3, theo VTV.
Nồng độ khói bụi vượt quá giới hạn cho phép tại nhiều điểm quan trắc tại Hà Nội – Ảnh minh họa – Nguồn: theleader.vn
Để đưa ra được kết luận trên, các nhà khoa học đã phân tích hơn 500.000 bài báo và các bài đăng trên mạng xã hội về ô nhiễm môi trường tại 11 nước trên khắp khu vực Nam Á trong khoảng thời gian từ năm 2015 – 2018. Các nhà khoa học nhận thấy: các cuộc tranh luận công khai về ô nhiễm không khí trên các diễn đàn phần lớn chỉ tập trung vào khí phát thải từ các loại phương tiện giao thông. Trong khi đó, loại khí này không phải là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất và duy nhất ở khu vực. Trong số các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí có thể kể đến khói bụi từ nhà máy nhiệt điện, các công trường xây dựng, pháo hoa, đốt nương rẫy, cháy rừng và rác thải.
Tuy nhiên, có một thực tế dễ thấy là hầu hết nội dung đăng tải cho rằng: ô nhiễm không khí có liên quan đến môi trường, biến đổi khí hậu hoặc chặt phá rừng và chỉ ít nội dung đề cập tới vấn đề sức khỏe. Nếu có đề cập, các nội dung này chủ yếu nhắc tới các hậu quả trực tiếp như ngứa mắt, ho… chứ không đề cập tới các nguy cơ sức khỏe lâu dài.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí khiến khoảng 7 triệu trẻ sinh non tử vong mỗi năm, trong đó có 1,5 triệu ca tử vong ở khu vực Nam và Đông Nam Á. Không chỉ vậy, tổ chức này còn chỉ ra một vấn đề đáng lo ngại đang xuất hiện ở hầu hết các thành phố ở châu Á, đó là cứ 10 người thì có 9 người hít phải không khí bị ô nhiễm và cũng giống như hút thuốc, ô nhiễm không khí có thể gây ra ung thư phổi, đột quỵ và các bệnh về tim mạch.
Trong một diễn biến liên quan khác, báo Nhân Dân dẫn Báo cáo Chất lượng không khí toàn cầu 2018 do AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á phát hành cho biết, ô nhiễm không khí vẫn ở mức nguy hiểm tại nhiều nơi trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, Jakarta và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất.
Video đang HOT
Báo cáo chỉ ra, trong số hơn 3.000 thành phố được thống kê, 64% vượt quá mức khuyến cáo phơi nhiễm hàng năm của WHO (10g / m3) đối với bụi mịn, còn được gọi là bụi PM2.5. Tếp xúc với ô nhiễm PM2.5 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, đột quỵ, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp, bao gồm các triệu chứng hen suyễn. Trung bình, tuổi thọ toàn cầu giảm 1,8 năm do ô nhiễm không khí – nói cách khác, nếu mọi người đều được sống trong bầu không khí sạch, trung bình chúng ta sẽ sống lâu hơn 1,8 năm.
Thí dụ, đối với trẻ em sống ở Bắc Kinh, Jakarta và Hà Nội, ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp lên 40% và hen suyễn lên 20%. Đối với người trưởng thành, nguy cơ ung thư phổi tăng 25-30% và nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi.
Hiện nay, WHO đang hoàn thiện cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí ở hơn 4,300 thành phố và hơn 108 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nó ngày càng trở nên hoàn thiện để trở thành cơ sở dữ liệu toàn diện nhất trên thế giới về thống kế ô nhiễm không khí môi trường xung quanh.
Cơ sở dữ liệu thu thập nồng độ trung bình hàng năm của các hạt cát mịn (PM10 và PM2.5). PM2.5 bao gồm các chất gây ô nhiễm, chẳng hạn như sulfate, nitrat và carbon đen, gây ra những rủi ro lớn nhất đối với sức khỏe con người. Các khuyến nghị về chất lượng không khí của WHO kêu gọi các nước giảm mức ô nhiễm không khí xuống giá trị trung bình hàng năm là 20 g / m3 đối với PM10 và 10 g / m3 đối với PM2.5.
Thủy Bích
Theo tocquoc.vn
Bụi mịn xuyên qua khẩu trang, đi thẳng vào máu gây độc cho cơ thể
Nồng độ bụi PM 2.5 tại Hà Nội vẫn ở mức không an toàn. Với kích cỡ chỉ nhỏ bằng 1/30 sợi tóc, bụi mịn vào tận phế nang, đi vào máu, gây hại cho cơ thể.
Theo báo cáo của World Air Report 2018, trong số hơn 3000 thành phố (xếp hạng theo mức độ ô nhiễm bụi PM 2.5), thành phố Hà Nội xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và xếp thứ 209 trên toàn thế giới. Trong khi đó, TP HCM xếp thứ 15 trong khu vực và đứng thứ 455 so với trên thế giới.
Vừa qua, Trung tâm phát triển Sáng tạo xanh- GreenID cũng đã công bố con số đáng báo động khi nồng độ bụi PM 2.5 (bụi mịn) tại Hà Nội vẫn đang ở mức độ không an toàn. Tại trạm đo chất lượng không khí tại Đại sứ quán Mỹ đưa ra kết quả có tới 88 ngày Hà Nội vượt quy chuẩn quốc gia Việt Nam về ô nhiễm không khí.
Theo các chuyên gia y tế, bụi mịn xuyên qua khẩu trang, đi thẳng vào máu gây độc cho cơ thể.
Bụi mịn có thể đi thẳng vào máu
BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng (Trưởng Khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương) cho rằng, trong không khí hiện nay, phần lớn được phát hiện là bụi PM2.5 (bụi mịn) có kích thước chỉ bằng 1/30 sợi tóc, xâm nhập vào hệ hô hấp của con người qua không khí và đi vào phổi, thậm chí đi thẳng vào máu gây độc cho cơ thể.
Theo BS Nguyễn Ngọc Hồng, bụi trong không khí có nhiều loại, có thể là bụi vô cơ hoặc bụi hữu cơ. Ở những môi trường đô thị như ở Hà Nội, mật độ giao thông rất đông, bụi hữu cơ rất nhiều, đây là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu động cơ, là các phản ứng cháy không hoàn toàn, sản sinh ra nhiều sản phẩm trung gian và nhiều tạp chất khác như cacbon, sunphua, nitơ, lưu huỳnh và các hợp chất kim loại như chì... rất độc hại.
Những hạt bụi này chứa nhiều hợp chất hóa học, lơ lửng trong không khí và rất nhỏ. Những chất này khi vào cơ thể nhẹ thì gây kích ứng như hắt hơi, sổ mũi, nặng có thể khiến con người có phản ứng ho, khạc đờm kéo dài, thậm chí khó thở, như ở những người có bệnh hô hấp, bệnh mạn tính ở phổi như viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, làm nặng thêm vấn đề tim mạch... Sống trong môi trường ô nhiễm không khí kéo dài còn gây các rối loạn tắc nghẽn.
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp, bị nặng lên dẫn đến tình trạng khó thở tăng lên. (Ảnh: KT)
"Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp sẽ gây nên tình trạng kích ứng đường hô hấp, làm cho những người đã có bệnh lý hô hấp rồi như những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bị hen phế quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp sẽ bị nặng lên dẫn đến tình trạng khó thở tăng lên, nặng sẽ suy hô hấp phải nhập viện, thậm chí những bệnh nhân này đáp ứng kém với điều trị"- BS Hồng cho biết.
Máy lọc không khí, khẩu trang không thể chống lại bụi mịn
Hiện nay, vì mức độ nguy hiểm của bụi mịn PM 2.5, nhiều gia đình, cơ quan tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM thường sử dụng các loại máy lọc không khí, khẩu trang có giá trị từ vài trăm đến cả chục triệu đồng để chống lại bụi mịn. Tuy nhiên theo BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng, những thiết bị này hầu như không có hiệu quả như mong đợi.
Bác sĩ Hồng cho rằng, có rất nhiều loại máy lọc không khí. Tuy nhiên, việc đưa máy lọc không khí để xử lý bụi trong cuộc sống, gia đình thì sẽ không hiệu quả. Bởi nếu mở cửa ra thì lập tức bụi vào trong nhà. Theo BS Hồng, máy lọc không khí chỉ thường dùng cho khu hậu phẫu, vô trùng.
"Chúng ta đừng tốn thời gian để nghiên cứu về những loại máy lọc không khí vì nó không giải quyết vấn đề. Để đảm bảo chất lượng không khí, hãy nên trồng nhiều cây xanh, tạo nhiều hồ nước như một lá phổi tự nhiên, hạn chế tối đa việc sử dụng những phương tiện quá hạn sử dụng"- BS Hồng cho biết.
Về việc dùng khẩu trang để ngăn bụi mịn, BS Hồng cho rằng, có những loại khẩu trang đặc biệt vẫn có thể ngăn bụi mịn. Tuy nhiên, khi di chuyển chúng ta cần lượng oxy nhiều hơn thì việc đeo những loại khẩu trang đặc biệt không thể đủ lượng oxy cho hệ hô hấp./.
Theo VOV
Không khí bẩn gây đủ thứ bệnh Tim mạch, hô hấp, ung thư, tiểu đường... là những căn bệnh mà ô nhiễm không khí có thể gây ra cho con người Vừa qua, Tổ chức Giám sát chất lượng không khí Air Visual vừa công bố danh sách các quốc gia và TP ô nhiễm nhất thế giới năm 2018. Dựa trên nồng độ hạt bụi siêu mịn PM2.5, Hà...