Mỗi mùa xuân sang, mẹ tôi… “khờ” thêm một tẹo
Cái phước của người già là khi sức khỏe, trí não xuống dốc, được con cháu hiểu, gượng nhẹ và nâng đỡ cảm xúc.
Bà Năm tuổi đã 88, lưng khòm, tóc bạc trắng, gương mặt hiền hậu như tiên. Các con bà thay phiên săn sóc, vấn an mẹ ngày đêm. Trong đó có chàng rể tên Lâm là bà hợp nhất. Anh Lâm thường nấu món ngon đem đến cho bà tẩm bổ mỗi buổi chiều. Biết bà thích ca hát, ngâm thơ, anh thường khuyến khích bà hát và lấy điện thoại quay lại rồi mở cho bà xem. Bà cười ha hả: “Bây ơi, thằng nào già quá mà hát hay dữ!”.
Con cháu chưng hửng, khẳng định là bà đấy chứ chẳng phải “thằng nào”. Bà cự, cho rằng đây là đàn ông vì tóc ngắn. Là do hằng tháng, đứa cháu cắt tóc tém cho bà gọn gàng, mát mẻ nhưng bà vẫn tin mình còn giữ được mái tóc suôn dài, óng mượt của “con gái Bến Tre”. Bà thường hồi tưởng nhờ mái tóc ấy mà bà cua được ông vốn phong độ, đẹp trai, giỏi giang nhất vùng.
Cái phước của người già là khi sức khỏe, trí não xuống dốc, được con cháu hiểu, gượng nhẹ, nâng đỡ cảm xúc. (Ảnh minh họa)
Anh Lâm gợi ký ức xưa, bà nhớ rành rẽ, cứ kể sang sảng, không sót chi tiết nào. Đoạn anh Lâm thưa bà để về, bà nắm tay anh trìu mến: “Cậu bảnh trai, hiền hậu, vui vẻ, dễ thương quá à! Mà cậu có vợ con gì chưa?”. Sững người vài giây khi mẹ vợ không nhận ra mình, anh Lâm khoát tay ra hiệu cho con cháu đừng cười, kẻo bà hoang mang. Anh ôm chầm lấy bà, trả lời: “Dạ con có vợ và một con gái rồi má. Vợ và con gái con cũng đẹp giống mávậy đó”.
Chị Hạnh trở dạ sớm một tuần so với dự sinh nên chồng chị đi công tác nước ngoài chưa về kịp. Giữa khuya, chị Hạnh gọi mẹ dậy cùng đi taxi đến Bệnh viện Từ Dũ. Mẹ chị 72 tuổi, khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhưng ba năm nay trí nhớ rất kém, hay lẫn lộn. Lúc chị ngồi chờ làm thủ tục, mẹ bỗng rón rén tiến đến hỏi: “Cô đau bụng nhiều không? Sao cô chưa vô phòng sinh? Cô đi đẻ mà đi có một mình thôi hả? Còn chồng cô đâu?”. Nghe mẹ hỏi, chị thấy hoảng, không biết phải làm sao. Chị gọi nhờ bạn thân đến và kêu xe chở mẹ về nhà. Nhưng mẹ chị về mà lòng cứ nhấp nhổm. Sực nhớ con gái mình đi sinh đau đớn không có người nhà bên cạnh, nhớ còn thiếu cái bình thủy, cái khăn quấn em bé, bà lại kêu xe ôm vào bệnh viện. Không nhớ tên bệnh viện nào, bà bảo bác xe ôm chở tới bệnh viện có con nít nhiều ở Q.1, TP.HCM. Nghe vậy, bác xe ôm liền chở bà tới… Bệnh việnNhi Đồng 2.
Phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM từng đi xác minh thư bạn đọc phản ánh việc con ngược đãi, bỏ đói mẹ già. Bà kể với hàng xóm nên họ bức xúc gửi đơn giùm. Tuy nhiên, qua xác minh, do bà cụ đãng trí, ăn rồi lại nhớ chưa ăn nên mới có chuyện bà cụ bảo con cháu bỏ đói suốt tuần. Khi chúng tôi đến nhà, cụ vẫn đi đứng thoăn thoắt, nói cười rôm rả, thậm chí biểu diễn khoe với khách nhiều động tác thể dục dưỡng sinh.
Là bật cười nhưng rồi rưng rưng trước những câu chuyện của người già. Có khi ông bà nhờ con cháu lấy giùm vật gì đó mà rướn người, với tay đến mỏi vẫn chưa gọi đúng được tên vật đó. Nguy hiểm hơn là ông bà chăm nhau, có khi cho uống nhầm thuốc hoặc uống giùm phần thuốc của bạn đời. Rồi quên tắt đèn, quạt, khóa nước, khóa gas… không chỉ hao tốn mà còn dễ gây tai họa.
Video đang HOT
Cái phước của người già là khi sức khỏe, trí não xuống dốc, được con cháu hiểu, gượng nhẹ, nâng đỡ cảm xúc. Nhiều người con nóng nảy đã dằn hắt khi cha mẹ già lộn hồn lộn vía. Hãy ngừng lại vài giây để nhớ rằng, mình luôn mong cha mẹ sống thọ, ở đời với mình mà kiên nhẫn đồng hành cùng tuổi già của cha mẹ. Mặt trái của tuổi thọ xù xì lắm, nhưng ai yêu thương cha mẹ thì sẵn sàng ôm vào lòng cái xù xì đó. Ngừng lại vài giây để nhớ rằng chính mình đã góp vào cái còng lưng, cái mỏi gối, cái đơ não của cha mẹ – người đã gồng gánh để bảo bọc mình suốt thời thơ dại và trên mọi nẻo đường đời. Ngừng lại vài giây và hơn thế nữa, chờ mẹ già nói hết câu, có thể chỉ là lấy giùm mẹ cái ly uống nước. Hãy mỉm cười nói với mẹ: “Mẹ nhờ con lấy cái gì? Không sao, mẹ ráng nhớ, con chờ đây”…
“Mỗi mùa xuân sang, mẹ tôi… “khờ” thêm một tẹo”, lời ca cải biên nghe thật thấm. Đãng trí ở người già là quy luật nhưng nếu con cái yêu thương cha mẹ già thì vẫn làm chậm được tiến trình đó bằng các liệu pháp y khoa hỗ trợ, bằng thường xuyên hỏi han, chuyện trò, chọc cười và khai thông, giải tỏa cho tâm não cha mẹ không chất chứa ưu phiền.
Hoài Nhân
Theo Báo Phụ nữ
Vừa về nhà sau 5 năm đi xa, mẹ chồng chỉ vào chiếc quan tài đặt giữa nhà: Khóc chồng đi con
Cứ nghĩ cố gắng làm ăn nơi đất khách quê người để khi về nhà vợ chồng con cái sẽ có cuộc sống tốt hơn. Nào ngờ, chồng đã không đợi được tôi...
Hai vợ chồng tôi lấy nhau từ 2 bàn tay trắng. Nhà nội và nhà ngoại cũng nghèo nên chẳng hỗ trợ gì được cuộc sống của 2 đứa. Vì thế, tự thân vợ chồng tôi phải vận động. Do cả 2 chỉ học hết cấp 3, chưa có bằng đại học nên rất khó xin việc lương cao. Chúng tôi chỉ đi làm công nhân nên lương 3 cọc 3 đồng.
Tôi làm công nhân may của một nhà máy ở cách nhà 4km. Còn chồng tôi làm xe ôm ở cổng bệnh viện tỉnh cũng cách đó 5 cây số. Hàng ngày chúng tôi đều ra khỏi nhà lúc 7h sáng và 7h tối mới trở về. Đứa con trai nhỏ của tôi phần nhiều phải nhờ cậy ông bà nội ở nhà đỡ đần, chăm nom. Chỉ có tối đi làm về tôi mới chăm lo và dạy bảo được con cái.
Mỗi tháng thu nhập của chúng tôi được khoảng 10 triệu. Song lo cho con, chi tiêu gia đình cho 5 người với đủ thứ việc to nhỏ nên 2 đứa cũng không để dành được. Lại thêm bố chồng bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên thăm khám thuốc thang. Mẹ chồng cũng bị huyết áp thấp, tiền đình nên rất yếu, thường xuyên thuốc men. Kinh tế đã eo hẹp lại càng eo hẹp hơn.
Vừa bước vào bên trong thì tôi thấy mẹ chồng quay ra. Nhìn thấy con dâu về, bà khóc nấc lên. Ảnh minh họa.
Cứ nghĩ cuộc sống dù chật vật như vậy nhưng vợ chồng cố gắng cũng sẽ qua. Nhưng rồi chồng tôi đi xe ôm và gặp tai nạn. Tai nạn đã cướp đi của chồng tôi một bên cánh tay. Vì thế từ đó anh không có thể phụ tôi đi làm việc nặng nhọc, lo kinh tế gia đình được.
Vậy mà thương vợ, thương con, anh vẫn cố gắng xin đi làm bảo vệ của một chung cư gần nhà. Dù lương lậu chỉ được hơn 2 triệu/tháng nhưng anh bảo cũng có đồng ra đồng vào phụ thêm cho vợ.
Đang trong những ngày khó khăn thì cô bạn thân của tôi đi Đài Loan về. Thấy hoàn cảnh éo le, cô ấy bảo hay là chạy một 1 khoản tiền để sang đó xuất khẩu lao động làm ăn vài năm trở về còn có tí vốn. Nghe thấy bạn nói hợp lý nên tôi đã bàn với chồng. Nhưng anh nhất quyết không đồng ý vì không muốn vợ phải vất vả xứ người.
Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng tôi cũng đi được sang Đài. Để có tiền đi, tôi phải vay mượn khắp nơi. Bố mẹ chồng có bao tiền của cũng dồn hết cho tôi đi. Sang đó, dù phải làm việc tại nhà máy khá vất vả nhưng tôi luôn tự nhủ phải tiết kiệm nhất để mỗi tháng chuyển tiền về Việt Nam nhiều nhất. Tháng nào tôi cũng cố gắng chuyển về Việt Nam 20 triệu cho chồng ở nhà ăn tiêu và trả nợ.
Thậm chí gần 5 năm làm việc tại Đài Loan, tôi chưa từng dám book vé máy bay về nhà đợt nghỉ dài. Tôi muốn tiết kiệm để dành khi về nhà có 1 khoản. Được cái chồng rất yêu thương tôi. Chồng tôi ngày nào cũng call video chuyện trò, động viên tôi kịp thời. Dù ở xa anh nhưng tôi vẫn thấy anh và bố mẹ chồng thật gần gũi.
Cho tới mới đây, khi tôi đang làm chưa hết thời hạn 5 năm thì nhận được cuộc gọi gấp của mẹ chồng. Bà bảo rằng, nếu thu xếp về được thì tôi về nhà ngay vì có việc gấp. Tuy nhiên bà không nói cho tôi biết cụ thể việc gấp đó là gì. Tôi gọi điện cho chồng thì anh không bắt máy nên càng sốt ruột nên vội xin làm các thủ tục để về nhà 1 chuyến.
Đi xa gần 5 năm về nhà mà đến sân bay chỉ có chị chồng tôi ra đón. Tôi hỏi chị, chồng tôi đâu thì chị bảo anh đang đợi ở nhà.
Nhưng về đến nhà, tôi thấy nhà rất đông người và ai nấy đều mặc khăn tang. Tôi còn nghĩ hay là bố hoặc mẹ chồng mất. Nhưng nếu là vậy, sao chồng tôi không thông báo cho vợ biết? 2 hôm trước tôi và anh vẫn nói chuyện rất vui vẻ với nhau mà.
Vừa bước vào bên trong thì tôi thấy mẹ chồng quay ra. Nhìn thấy con dâu về, bà khóc nấc lên:
"Con ơi, vợ mày về rồi này. Sao không cố đợi vợ về đến nhà rồi đi con ơi"
Tôi gần như ngã khuỵu khi thấy mẹ chồng như vậy. Tôi khóc ngất lên khi thấy di ảnh của chồng tôi treo gần đó.
"Chồng con đâu mẹ ơi? Sao lại thế này ạ? Có phải chồng con đã..."
"Chồng con nó nằm trong kia rồi kìa. Con lạy nó 1 lạy rồi khóc chồng đi con". Ảnh minh họa.
Mẹ chồng đau khổ chỉ vào chiếc quan tài nằm giữa nhà bảo:
"Chồng con nó nằm trong kia rồi kìa. Con lạy nó 1 lạy rồi khóc chồng đi con"
Tôi chỉ biết lao vào gào khóc chồng bên quan tài. Rồi vì quá sốc, quá đau đớn tôi ngất xỉu đi. Nghe mọi người kể lại, chồng tôi sau 1 đêm ngủ thì bị cảm và không còn trở dậy nữa. Anh ra đi như thế mà không kịp trăng trối với ai lời nào. Cả nhà cố gắng đợi tôi về cho tôi nhìn mặt chồng lần cuối rồi mới hỏa táng.
Hiện, đám tam chồng tôi đã hoàn tất. Anh đã ra đi được 5 ngày rồi. Vì mọi thứ đến quá nhanh nên tôi vẫn đau đớn quá mọi người ơi. Sao anh không thể đợi đến ngày vợ chồng tôi có của ăn của để mà đã vội ra đi nhanh như thế này?
Nắng Mai (ghi)
Theo phunusuckhoe.vn
Có phải ngoại tình, lăng nhăng là do di truyền? Theo nghiên cứu, hành động ngoại tình một phần do gene. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ biến nó thành lời biện hộ cho hành động "ăn vụng" của mình. Nghiên cứu khẳng định: ngoại tình do gene Trong một nghiên cứu của ĐH Queensland (Úc) vào cuối năm 2013, những người sản sinh ra nhiều hormone vasopressin có tiềm năng ngoại tình...