Mời mua iPhone, iPad chính hãng giá rẻ nhưng giao hàng dỏm
Bằng việc rao mời mua iPhone, iPad chính hãng giá rẻ nhưng lại giao hàng dỏm, hoặc không giao hàng, băng nhóm này đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 700 triệu đồng của hàng trăm khách hàng.
Ngày 18/6, TAND TP HCM đã tuyên phạt Phùng Đình Tân (SN 1977, ngụ tỉnh Quảng Ngãi) 7 năm tù, Nguyễn Tấn Chương (SN 1990) 6 năm tù, Nguyễn Thị Diệu Minh (SN 1991) bị tuyên 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo cùng về tội “sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Các bị cáo tại tòa
Theo cáo trạng, cuối năm 2012, Phùng Đình Tân mua một số chứng minh nhân dân tại các tiệm cầm đồ rồi giao cho Nguyễn Tấn Chương mạo danh, đứng ra mở tài khoản ngân hàng và lập trang web www.iphonehot.net.
Nhóm này sưu tập hình ảnh các sản phẩm như iPhone, iPad và các mặt hàng điện tử “có thương hiệu” trên mạng điện tử, đưa lên website do nhóm lập ra và rao mời là hàng chính hãng giá rẻ bất ngờ nên rất hút khách.
Tuy nhiên, khi khách hàng đặt mua sản phẩm, Tân giao cho Chương và Minh hướng dẫn cách chuyển tiền vào tài khoản của nhóm. Số tiền này sau đó bị chúng chiếm đoạt và không thực hiện việc giao hàng, hoặc giao hàng dỏm rồi chủ động cắt đứt liên lạc.
Video đang HOT
Bằng thủ đoạn trên, Tân và Chương chiếm đoạt hơn 700 triệu đồng của hàng trăm khách hàng. Riêng đối với Minh dù biết hành vi lừa đảo của Tân, Chương nhưng vẫn tham gia việc bán hàng, hướng dẫn khách hàng chuyển tiền vào tài khoản của Tân, cũng bị buộc vào cùng tội danh trên.
Theo_An ninh thủ đô
Sập bẫy nhà đất giá "bèo"
Tại TPHCM, nhiều người thu nhập thấp ngậm đắng nuốt cay khi mua nhà đất với thông tin rao bán nhà, đất có sổ hồng giá rẻ,
Những căn nhà liền kề giá rẻ này nằm chung sổ đỏ và không tách được
Nhà đất thời... bán rong
Gần 100 cột điện trên đoạn đường Nguyễn Tất Thành, quận 4 treo đầy các băng rôn quảng cáo bán nhà, đất nhiều quận trên địa bàn TPHCM và cả Bình Dương, Long An với giá cực rẻ. Nhiều bảng treo được viết nguệch ngoạc bằng tay. Đoạn đường Huỳnh Tấn Phát từ đầu quận 7 đến huyện Nhà Bè, la liệt những tấm băng rôn rao bán nhà đất tương tự. Ở các quận khác, tại các vị trí dễ nhìn, nhiều người qua lại thì gốc cây, biển báo hay cột điện đều được tận dụng để treo thông tin rao bán nhà đất.
Thực tế khác xa quảng cáo làm người mua thất vọng. "Khi đọc thông tin nhà phố 27m2 gần trường học, bệnh viện ở đường Huỳnh Tấn Phát, tôi gọi điện và được chủ rao thông tin dẫn đi xem. Đến nơi thì nhà nằm trong hẻm ở đường Huỳnh Tấn Phát nhưng thuộc huyện Nhà Bè"- chị Nguyễn Thị Diễm Hường, ở quận Phú Nhuận chia sẻ. Một người khác đọc thông tin ở băng rôn "Bán gấp căn nhà ở đường Hoàng Diệu, quận 4, TPHCM, diện tích 80m2, giá 1,4 tỷ đồng". Tuy nhiên, khi gọi điện cho chủ để hỏi thông tin thì được biết "1,4 tỷ là tiền cọc 50% thôi chứ nhà rộng, mặt tiền làm gì có giá đó".
Dịch vụ rao bán nhà, đất kiểu... hàng rong cũng tập trung nhiều tại các quốc lộ 1A hay đường 20 và đại lộ Bình Dương, nơi tràn lan bán đất nền, nhà xây sẵn tại khu đô thị Bến Cát hay thành phố mới Bình Dương... Giá nhà đất ở đây chỉ từ 100 triệu đến 550 triệu đồng/căn. Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng thất vọng vì hoặc là đất ruộng hoặc vị trí quá xa, không như quảng cáo.
"Giăng bẫy" khắp nơi
Đặt cọc 50 triệu đồng để giữ chỗ cho căn nhà có giá 1,1 tỷ đồng, đầu tháng 5 vợ chồng anh Nguyễn Văn Thanh, ở quận 10 được công ty môi giới dẫn đi xem nhà thực tế ở quận 7. Tuy nhiên, đến nơi anh Thanh thấy nhà bề ngoài nhếch nhác, thiếu các tiện ích cần thiết, đường vào dự án "ổ gà ổ voi" nên không mua nữa. Đòi lại tiền thì nhân viên công ty chuyên xây nhà hoàn thiện cho biết chỉ trả lại 50% tiền đặt cọc với lý do giữ chỗ gần 1 tháng qua cho anh Thanh dù nhiều khách hàng khác thích căn nhà này. Anh Thanh không chịu, nhưng phía chủ đầu tư cù nhầy nên rốt cuộc anh chấp nhận mất 25 triệu đồng.
Từ thông tin có được ở biển rao vặt "Cần tiền bán đất nền 50m2, sổ hồng riêng, giá rẻ, 250 triệu đồng", anh Trần Văn Hòa ở quận Thủ Đức tìm đến phường Bình Chiểu ở quận này để hỏi thăm. "Khi đến nơi thì đó là miếng đất ruộng, được một công ty mua lại rồi chuyển mục đích sử dụng thành đất trồng cây lâu năm. Họ phân ra gần 10 lô như vậy"- anh Hòa kể. Hỏi chủ đất thì được biết đất có sổ hồng chung. Người bán đất nói muốn tách riêng ra từng nền thì phải xây nhà, ở vài năm mới tách được.
Từ biển rao treo ngoài đường, anh Nguyễn Quang P. gom góp được 280 triệu đồng mua miếng đất ở phường Long Trường, quận 9. Sau khi giao 250 triệu đồng xong, anh P. được chủ đất hẹn một tháng sau có sổ đỏ và đưa thêm 30 triệu đồng còn lại đồng thời "bao" luôn giấy phép xây dựng. Chờ hết tháng, anh P. hỏi sổ đỏ thì chủ đất hẹn tiếp tháng sau. 3 tháng sau chưa có, anh P. lên quận tìm hiểu mới hay thửa đất này không đủ diện tích để cấp sổ. Anh P. đòi lại tiền, trả lại đất nhưng chủ đất vẫn ì ra không
chịu trả...
Mua nhà hai năm nay nhưng anh Trần Đào vẫn không thể làm được hộ khẩu ở huyện Bình Chánh, TPHCM. Năm 2013, anh Đào và một người khác, gom tiền mua mỗi người một căn nhà xây sẵn từ một công ty ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh với giá 420 triệu đồng/căn gồm: 1 trệt, 1 lầu. Do diện tích chỉ 40m2 mỗi căn, sổ hồng lại chung cho cả 14 căn ở đây nên anh Đào không thể tách được.
Nhiều khách hàng vì hám rẻ nên mất trắng. Chị Hồ Thị D, ở quận 7 cho biết, chị mua miếng đất 45 m2 tại phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, giá 200 triệu đồng bằng giấy viết tay. "Phía chủ đất nói sau khi đưa đủ tiền sẽ làm giấy tờ"- chị D. kể. Trong khi chờ chủ đất làm giấy sang sổ, chị D. làm thủ tục xây nhà thì mới biết đất mình mua nằm trong khu quy hoạch, tìm người bán trả lại thì họ đã cao chạy xa bay.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM thừa nhận có tình trạng chủ đầu tư đất, nhà ở vùng ven đang phân lô bán nền khi chưa đầy đủ tính pháp lý. Theo ông Châu nhà đất giá rẻ một phần tạo điều kiện về nhà ở cho người thu nhập thấp nhưng cũng khuyên mọi người cần thận trọng để tránh mất tiền oan.
Trao đổi với Tiền Phong, luật sư Nguyễn Tri Đức, Đoàn Luật sư TPHCM, nói rằng, trước khi mua nhà, đất nên tìm hiểu về vùng đất đó có quy hoạch hay không, đồng thời khi mua hai bên phải ra công chứng làm thủ tục mua bán để tách thửa và làm sổ đỏ sau này. Việc mua bán qua giấy tay không đủ tính pháp lý để ra công chứng, dễ phát sinh tranh chấp và người thua thiệt vẫn là người mua...
Theo Ngọc Lâm - Bảo Yến
Tiền Phong
Vụ người Mông lưu lạc sang Pakistan: 3 lần tổ chức vượt biên trái phép Vừ Sìa Già cùng Vừ Mí Mua đã 3 lần tổ chức đưa 15 người vượt biên trái phép sang Trung Quốc. Mỗi lần xuất cảnh "chui" trót lọt, Già và Mua đều nhận được khoản tiền công tìm người hậu hĩnh. Ngày 13/5/2014, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ...