Mới mua, Ấn Độ đã phải nâng cấp tàu sân bay Vikramaditya
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ sẽ được trang bị thêm hệ thống vũ khí phòng thủ mới do Nga và Israel sản xuất.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ sẽ được trang bị thêm hệ thống vũ khí phòng thủ mới do Nga và Israel sản xuất.
Navyrecognition dẫn nguồn tin từ Ấn Độ cho hay, Hải quân Ấn Độ sẽ sớm tiến hành việc nâng cấp hệ thống vũ khí phòng vệ trên tàu sân bay INS Vikramaditya của nước này, sau khi tàu sân bay này bước vào đợt bảo dưỡng định kỳ đầu tiên kể từ khi chính thức phục vụ tháng 11/2013. Toàn bộ quá trình nâng cấp tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ được diễn ra tại căn cứ hải quân Kadamba, miền Nam Ấn Độ.
Được biết, tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ được trang bị thêm hệ thống tên lửa phòng không trên hạm Barak 1 do Israel sản xuất cùng với đó là 4 pháo phòng không cao tốc AK-630. Nền tảng hệ thống vũ khí phòng thủ mới trên INS Vikramaditya có thiết kế cơ bản gần giống như hệ thống vũ khí trên các tàu khu trục lớp Godavari đang được Hải quân Ấn Độ sử dụng.
Video đang HOT
Hải quân Ấn Độ đang tìm cách nâng cấp hệ thống phòng thủ trên tàu INS Vikramaditya trước các mối đe dọa từ trên không lẫn tên lửa chống hạm của đối phương.
Tàu sân bay INS Vikramaditya trước đây vốn là tàu sân bay Đô đốc Gorshkov thuộc Project 1143 do Liên Xô chế tạo, sau đó nó được Nga bán lại cho Hải quân Ấn Độ vào năm 2004. Tuy nhiên, để có thể đưa vào trang bị INS Vikramaditya Ấn Độ đã phải trải qua khá nhiều khó khăn với thời gian nâng cấp kéo dài đến hơn 8 năm đi cùng chi phí nâng cấp đắt đỏ từ phía Nga.
Tàu INS Vikramaditya có lượng giãn nước tối đa 45.400 tấn và được trang bị 8 nồi hơi turbo tăng áp có công suất 180.000 mã lực, nó có thể di chuyển với vận tốc tối đa lên tới 32 hải lý/ giờ. Tàu sân bay INS Vikramaditya có thủy thủ đoàn hơn 1.600 người với khả năng hoạt động liên tục 45 ngày trên biển, nó có thể mang theo 36 máy bay các loại gồm 30 chiếc tiêm kích trên hạm MiG-29K và 6 trực thăng săn ngầm Ka-31 hoặc Ka-28.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa tại Vùng Vịnh
Mỹ đang chuẩn bị thiết lập một hệ thống phòng thủ trong toàn khu vực chống lại tên lửa của Iran mà Tổng thống Barack Obama hy vọng là sẽ trấn an các đồng minh Vùng Vịnh về một thỏa thuận hạt nhân với Tehran.
Hôm 6-5, các quan chức Mỹ cho biết, đề xuất này, dự kiến sẽ được công bố vào tuần tới, có thể bao gồm các cam kết tăng cường an ninh, bán vũ khí mới và tiến hành nhiều hơn các cuộc diễn tập quân sự chung, khi ông Obama đang nỗ lực trấn an các nước Vịnh Arap rằng Washington không bỏ rơi họ khi đàm phán với Iran để đạt được một thỏa thuận hạt nhân toàn diện trước ngày 30-6 tới.
Các trợ lý của ông Obama và các nhà ngoại giao Arap hiện đang thảo luận những lựa chọn ngay trước hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra vào tuần tới, trong đó ông Obama sẽ tiếp đón nguyên thủ 6 quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) tại Nhà Trắng và sau đó là tại Trại David.
Tổng thống Obama đã gửi lời mời đến GCC hồi tháng trước sau khi Iran và 6 cường quốc thế giới đạt được một thỏa thuận khung về việc sẽ lới lỏng các lệnh cấm vận đối với Tehran để hạn chế chương trình hạt nhân của họ. Nhưng các nước láng giềng Arap lo ngại rằng bất chấp đạt được thỏa thuận, Iran vẫn có thể phát triển được vũ khí hạt nhân.
Một số quốc gia Vùng Vịnh đã sở hữu tên lửa Patriot của Mỹ
Tổng thống Obama có thể sẽ thúc giục các đồng minh Vùng Vịnh làm nhiều hơn nữa để hợp nhất các quân đội đang có sự khác biệt của họ và hướng tới thiết lập một lá chắn tên lửa vốn đã bị trì hoãn quá lâu nhằm đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ Iran, Reuters dẫn các nguồn tin tham gia đàm phán cho biết.
Các nước Vùng Vịnh đã mua các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ từ các nhà thầu như Raytheon và Lockheed Martin. Nhà Trắng hiện dự kiến sẽ thúc ép các nước này tích hợp các hệ thống đó thành một hệ thống phòng thủ theo như sáng kiến được đưa ra vào cuối năm 2013 của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel.
Chương trình này cho phép GCC mua trang thiết bị của Mỹ theo một khối và bắt đầu tích hợp các mạng lưới radar, cảm biến và cảnh báo sớm với sự hỗ trợ của Mỹ. Nhưng, sáng kiến này đã bị trì hoãn vì không đem lại niềm tin cho một số quốc gia quân chủ.
Tuy nhiên, với tình hình an ninh bất ổn trong khu vực, các chuyên gia cho rằng bây giờ là thời điểm tốt nhất cho sự hợp tác giữa các quốc gia vùng Vịnh.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ đặt tên lửa ở Hàn Quốc, Trung Quốc cảnh báo can thiệp Một chuyên viên nghiên cứu cấp cao của Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc đã cảnh báo nếu Mỹ đặt hệ thống tên lửa THAAD ở Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ có biện pháp can thiệp. Ông Teng Jianqun, giám đốc viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc đã cảnh báo việc Mỹ lên kế hoạch thiết lập hệ thống tên lửa...