Mỗi môn 9,5 điểm vẫn rớt đại học, vì sao?
Năm nay, nhiều ngành đại học gần như thí sinh phải đạt điểm tuyệt đối cả 3 môn mới trúng tuyển, nhất là các ngành tuyển tổ hợp văn – sử – địa.
Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2022 tại Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM – Ảnh: B.K.
29,95 là mức điểm chuẩn cao nhất của kỳ tuyển sinh năm nay, tính theo thang điểm 30. Đây là điểm chuẩn tổ hợp văn – sử – địa của ngành Hàn Quốc học, quan hệ công chúng và Đông phương học Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Thí sinh không có điểm ưu tiên phải đạt hơn 9,98 điểm mỗi môn mới trúng tuyển.
Nhiều ngành trên 29 điểm
Đây không phải là trường hợp cá biệt. Nhiều ngành khác cũng có điểm chuẩn từ 29 trở lên. Như vậy thí sinh đạt 9,5 điểm mỗi môn thi vẫn rớt.
Ở Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), ngoài các ngành điểm chuẩn 29,95 còn có năm ngành khác có điểm chuẩn 29, bốn ngành 27,75, nhiều ngành trên 27. Như vậy, ở nhiều ngành dù thí sinh đạt 9 hoặc 9,5 điểm mỗi môn vẫn rớt.
Tương tự, ở nhiều trường khác như Trường đại học Giáo dục, Trường đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Học viện Ngoại giao, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường đại học Luật Hà Nội, Trường đại học Hồng Đức… cũng có nhiều ngành có điểm chuẩn trên 29.
Video đang HOT
Riêng tại Học viện Ngoại giao, có hai ngành có điểm chuẩn từ 29 trở lên, nhiều ngành có điểm chuẩn trên 27.
Trong khi đó, số ngành có điểm chuẩn trên 27 điểm ở các trường nhiều không kể hết. Trong khi các ngành có điểm chuẩn trên 29 thường rơi vào tổ hợp văn – sử – địa, các ngành có điểm chuẩn trên 27 rải đều ở các tổ hợp và trường khác nhau, từ kinh tế, công nghệ đến kỹ thuật, xã hội.
Nguyên nhân do đâu?
Phát biểu trên báo chí, đại diện Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng điểm chuẩn ngành báo chí 29,9 không có gì bất thường. Theo đó, trong 55 chỉ tiêu hệ đại trà, có 25 chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp với sáu tổ hợp, trung bình ở mỗi một tổ hợp có gần 5 chỉ tiêu. Riêng tổ hợp văn – sử – địa có 9 thí sinh đạt mức điểm 29,9.
Đại diện trường cũng cho rằng đề thi tốt nghiệp dễ nên năm nay điểm thi của thí sinh rất cao, điểm 9, 10 nhiều.
Phổ điểm thi tốt nghiệp tổ hợp C00 năm nay “nhích hơn” những năm trước, nhiều thí sinh đạt điểm giỏi môn văn, sử. Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy cả nước có 24.154 thí sinh đạt điểm 9 môn văn trở lên, 29.423 thí sinh đạt điểm từ 9 -10 môn sử.
Qua nhiều năm làm công tác tuyển sinh, ông Đỗ Văn Dũng – nguyên hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – cho rằng việc có nhiều ngành có điểm chuẩn rất cao, thí sinh đạt trên 9 điểm mỗi môn vẫn rớt là điều bình thường trong tuyển sinh. Rất nhiều thí sinh trong số này có điểm ưu tiên nên mới đạt mức điểm đó.
Ông Dũng phân tích, năm ngoái điểm chuẩn tổ hợp A1, D1 rất cao vì đề thi môn tiếng Anh dễ. Năm nay đề tiếng Anh khó hơn nên điểm chuẩn các tổ hợp này giảm. Năm nay đề sử dễ nên điểm thi tăng rất mạnh khiến điểm chuẩn tổ hợp văn – sử – địa ở nhiều trường tăng.
“Nhiều năm trước hầu như không có mức điểm chuẩn khủng như vài năm gần đây. Ngoài yếu tố đề thi hằng năm khác nhau, một yếu tố khác đẩy điểm chuẩn phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT tăng đó là vài năm gần đây các trường tuyển sinh rất nhiều phương thức nên chỉ tiêu còn lại cho phương thức xét điểm tốt nghiệp không nhiều. Đề dễ, điểm thí sinh cao, chỉ tiêu ít khiến cho điểm chuẩn bị đẩy lên gần như tuyệt đối. Đó là việc bình thường trong tuyển sinh” – ông Dũng lý giải thêm.
Tuy nhiên ông Dũng cũng cho rằng mặc dù các trường tự chủ tuyển sinh nhưng cần xét đến mặt bằng chung để cơ hội vào đại học bình đẳng với mọi thí sinh. Thí sinh ở vùng sâu vùng xa sẽ khó cạnh tranh lại thí sinh ở thành phố trong các phương thức xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh, thi đánh giá năng lực. Các em chỉ còn dựa vào xét điểm thi tốt nghiệp. Tuy nhiên vì chỉ tiêu còn ít nên cơ hội vào đại học của các bạn cũng rất mong manh.
Nữ sinh Lào mê học tiếng Việt, sở hữu thành tích học tập đáng nể khi du học
Trò chuyện lần đầu với Sida Ouphasakda, ít ai nhận ra em là người Lào vì khả năng giao tiếp tiếng Việt như người bản xứ.
Sida Ouphasakda (sinh năm 2002) kết thúc năm nhất ngành Khoa học máy tính, trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội với điểm GPA loại giỏi 3.38/4.0. Đây là điểm số cao nhất trong các du học sinh người Lào đang theo học tại trường kỹ thuật hàng đầu Việt Nam. Trước khi đạt được thành tích này, em từng stress vì chương trình học nặng và gặp nhiều rào cản về ngôn ngữ.
Ouphasakda sinh ra và lớn lên tại Savanakhet - một tỉnh thuộc miền Trung nước Lào. Có bố là người Việt nên nữ sinh sớm được tiếp xúc với ngôn ngữ này.
Thuở nhỏ, cứ mỗi dịp Tết, Ouphasakda và chị gái lại được bố đưa về quê tại Đà Nẵng. Bánh chưng, dưa hành cùng nhiều món ăn ngon khác khiến hai chị em mê mẩn. Ouphasakda càng thêm yêu Việt Nam khi được bố đưa đi tham quan khắp nơi và được nghe về nét văn hóa của người Việt.
Năm 2018, chị gái Ouphasakda nhận được học bổng du học Việt Nam và theo học ngành Khoa học máy tính ở Đại học Phú Yên. Tiễn chị gái lên đường du học, Ouphasakda ước một ngày nào đó được như chị.
Những năm học cấp 3, 10x lên kế hoạch học tập để luôn duy trì điểm số xuất sắc. Thêm vào đó, em tham gia các hoạt động ngoại khóa và các cuộc thi lớn. Ouphasakda từng giành giải Nhất cuộc thi Tin học văn phòng cấp quốc gia ở bộ môn Microsoft Excel. Nữ sinh cũng là đại diện nước Lào đến Mỹ tham gia kỳ thi cấp thế giới.
Với hồ sơ sáng giá, năm 2020, Ouphasakda nhận được xuất học bổng sang du học tại Việt Nam.
10x có 8 tháng để học và thi chứng chỉ tiếng Việt. "Cấp 1 em học tại trường Tiểu học Thống Nhất - trường dạy tiếng Việt tại Lào. Em được đánh giá tiếp thu nhanh, học tốt môn tiếng Việt. Thế nhưng lên cấp 2, cấp 3, do không tiếp tục duy trì học môn tiếng Việt, em dần quên ngôn ngữ này. Cho đến khi nhận được học bổng sang Việt Nam, em mới dồn toàn tâm toàn sức vào học tiếng Việt", Ouphasakda nói.
Sida Ouphasakda hiện là sinh viên năm nhất Đại học Bách Khoa Hà Nội. (Ảnh: Hoài Anh)
Sau khi vượt qua bài thi chứng chỉ tiếng Việt, Ouphasakda bắt đầu theo học ngành Khoa học máy tính, Đại học Bách khoa Hà Nội. Nói về lý do quyết định theo học ngành này, Ouphasakda cho biết gia đình em kinh doanh Internet, vậy nên em được tiếp xúc với máy tính từ rất sớm. Quá trình tìm tòi, em nhận ra nhiều lợi ích của máy tính đối với đời sống con người. Em bắt đầu nuôi ước mơ trở thành một lập trình viên.
"Năm nhất trôi qua khó khăn hơn những gì em tưởng tượng", Ouphasakda chia sẻ về năm đầu học tập tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Tại Lào, nữ sinh luôn nằm trong top đầu của lớp, còn khi đi du học, em từng trải qua cảm giác đứng "bét bảng" với những điểm 3, điểm 5.
Có những ngày học tập trên lớp, Ouphasakda phải kè kè bên từ điển vì giảng viên sử dụng nhiều từ chuyên ngành. Song song với đó, em ghi âm lại lời thầy cô nói để về nghe đi, nghe lại. Đây vừa là cách em ôn luyện từ vựng tiếng Việt, vừa giúp em nhớ bài giảng lâu hơn.
Em cũng dành nhiều thời gian để đọc tài liệu, xem các bài giảng trên Youtube và đăng ký học với các sinh viên khóa trên. Nhận thấy giáo trình học nặng, Ouphasakda chủ động đăng ký học hè để hoàn thành chương trình học đúng hạn.
Hiện tại, ngoài sử dụng thành thạo tiếng Việt, Ouphasakda còn có thể giao tiếp tiếng Anh. "Trong thời kỳ hội nhập, việc giỏi nhiều ngoại ngữ sẽ là một lợi thế lớn cho công việc sau này", nữ sinh nói.
Nữ sinh mong muốn sau khi tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam để tích lũy kinh nghiệm trước khi về Lào.
Sinh viên ĐH Bách Khoa thử nghiệm thành công hệ thống chống gian lận Mới đây, một nhóm sinh viên ngành Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (Đại học Bách Khoa Hà Nội) đã thử nghiệm thành công phần mềm chống gian lận thi cử. Thông tin này nhanh chóng khiến cho dân tình xôn xao, bàn tán. Phần mềm của nhóm sinh viên đang trong thời gian thử nghiệm. (Ảnh: Beatvn) Cụ thể,...