Mối luơng duyên Nga Hy Lạp khiến EU ‘đứng ngồi không yên’
Khi mối quan hệ với EU có nguy cơ đổ vỡ do khủng hoảng nợ, Hy Lạp đang ngày càng thân thiết với Nga. Hơn nữa, theo tờ Politico (Mỹ), hai nuớc này có những mối liên hệ rất bền chặt từ thời cổ đại.
Tờ Politico cho rằng, trên thực tế, Hy Lạp mang màu sắc châu Á hơn. Nằm ở mép cực nam của châu Âu, Hy Lạp được coi là một phần của phuơng Tây kể từ khi gia nhập NATO vào năm 1952.
Nhưng phải đến năm 2007, khi Bulgaria gia nhập NATO và EU, nuớc này mới có biên giới đất liền với một quốc gia phuơng Tây. Ngay cả lịch sử hiện đại của Hy Lạp cũng có mối liên hệ khá đặc biệt với Nga.
Nguời sáng lập ra nhà nuớc Hy Lạp hiện đại trong những năm 1830, nhà quý tộc Hy Lạp Ioannis Kapodistrias, đã từng là Ngoại truởng của nuớc Nga thời Sa hoàng.
Từ giữa thế kỷ 15 cho đến khi giành độc lập vào năm 1830, Hy Lạp là một phần của Đế quốc Ottoman, do đó nuớc này không trải qua các tiến trình lịch sử phuơng Tây như thời kỳ Phục hưng và Khai sáng.
Các nước Balkan khác như Slovenia và Croatia, từng là một phần của đế quốc Áo-Hung, có lịch sử gắn liền với châu Âu hơn. Điều đó cho phép họ thích ứng với các tiêu chuẩn của EU dễ dàng hơn Hy Lạp, dù Hy Lạp là một thành viên lâu năm hơn.
Ông Dimitris Triantaphyllou, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và châu Âu tại Đại học Kadir Has ở Istanbul cho hay: “Đây chính là điểm gây ra những rạn nứt.
Video đang HOT
Chính là điểm khiến Hy Lạp hoài nghi về việc liệu họ có thuộc về phuơng Tây hay không hay họ đang đơn độc”.
Hy Lạp luôn cảm thấy không an toàn. Ông Triantaphyllou giải thích, trong Chiến tranh Lạnh, Hy Lạp phải canh chừng Liên Xô với tư cách trách nhiệm của một thành viên thuộc NATO, nhưng mối đe dọa lớn nhất của nuớc này lại chính là sự bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù, Hy Lạp luôn thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình với NATO, nhưng bất cứ khi nào có khủng hoảng với Thổ Nhĩ Kỳ, ví dụ như cuộc xâm lược Síp năm 1974, lợi ích của Hy Lạp đều không được quan tâm đúng nghĩa, khiến nuớc này vô cùng tức giận.
Hai xe cảnh sát bị nguời biểu tình chống chính sách của EU đốt cháy hồi tháng 3/2015 tại Hy Lạp.
Do vậy, so với Thổ Nhĩ Kỳ, các mối đe doạ từ Liên Xô lại trở nên xa vời. Ông Triantaphyllou nhận định, Nga chưa bao giờ là mối đe dọa của Hy Lạp và mối quan hệ này giờ vẫn vậy.
Ngoài ra, Hy Lạp và Nga còn rất nhiều ràng buộc về tôn giáo và văn hóa từ nhiều thế kỷ Kito giáo Chính thống. Ngay cả bảng chữ cái Cyrillic của Nga cũng được phát triển từ những truyền giáo bằng tiếng Hy Lạp từ thế kỷ thứ 9.
Với những mối quan hệ gắn bó đó nên từ lâu các nhà trí thức Hy Lạp đã luôn tìm cách thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn mới Nga. Mặc dù những nỗ lực này đem lại kết quả không lớn, nhưng quan điểm của họ hiện đang được ngày càng nhiều nguời dân lắng nghe.
Cách đây một vài năm, nhà triết học Christos Yannaras đã viết một tác phẩm miêu tả ông Putin là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thể kỉ 21.
Hơn nữa, việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế và EU buộc Hy Lạp phải &’thắt lưng buộc bụng’ để đổi lấy các gói cứu trợ cũng khiến nguời dân nuớc này cảm thấy tức giận với EU và quay sang trông đợi vào Nga.
EU đang tỏ ra “ngán ngẩm” với Hy Lạp.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras hiện đang hy vọng có thể tăng cường các mối quan hệ thương mại với Moscow, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Hy Lạp nhập khẩu 57% khí đốt từ Nga, trong khi đó, Nga cần hệ thống đường sắt và các cảng của nuớc này.
Hôm 8/4, ông Tsipras đã bay ra tới Moscow để gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Mặc dù không đạt được nhiều thoả thuận hợp tác ngoài những lời hứa hẹn và cam kết, nhưng chuyến đi có tính biểu tuợng quan trọng.
Đối với chính phủ mới của Hy Lạp, đó là một thông điệp gửi tới EU rằng, mặc dù nuớc này đang khủng hoảng nhưng không thể bị “khống chế”. Ông Tsipras tuyên bố: “Hy Lạp là một quốc gia có chủ quyền và được tự do thực hiện các chính sách đối ngoại của mình”.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ năng lượng Hy Lạp Panagiotis Lafazanis thì nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt của châu Âu nhằm vào Nga là “không thể chấp nhận” được và hứa hẹn rằng Hy Lạp sẽ giúp chấm dứt các lệnh trừng phạt này.
Trong khi EU đang tỏ ra “ngán ngẩm” với Hy Lạp thì Nga sẵn sàng dành một khoản tiền đáng kể để thúc đẩy quyền lực mềm ở Hy Lạp kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ nổ ra.
Ngoài những hỗ trợ tài chính, với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Nga còn có thể hỗ trợ hay đảm bảo nhiều lợi ích quốc gia khác của Hy Lạp.
Việc được Nga đảm bảo một phiếu trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ vô cùng hấp dẫn đối với một quốc gia đang gặp vấn đề nghiêm trọng như Hy Lạp.
Theo Tri Thức