Mối luẩn quẩn tơ vò stress và mất ngủ
Lối sống công nghiệp trong một xã hội phức tạp và luôn biến động ngày nay khiến nhiều người luôn trong trạng thái stress, căng thẳng thần kinh. Tình trạng này không từ một ai, độ tuổi hay lĩnh vực nào. Đó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những rối loạn về giấc ngủ, hệ thần kinh và những căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn.
Càng căng thẳng – càng không thể chợp mắt
Xã hội ngày nay là sự tổng hòa của những nguy cơ gây stress. Từ những tác động chủ quan, bên trong cơ thể như khi chúng ta đối mặt với bệnh tật, ốm đau. Hay từ sự ô nhiễm của môi trường, thời tiết mưa nắng thất thường, nóng lạnh bất ổn định theo mùa.
Hoặc có thể từ những biến động tâm lý, công việc và các mối quan hệ xã hội phức tạp dễ đưa chúng ta sống với thái độ tiêu cực và thiển cận trong mọi vấn đề. Dẫn đến mất tự tin trong cuộc sống, tinh thần mệt mỏi, chán nản, đầu óc căng thẳng như một điều hiển nhiên ắt đến. Và phần nhiều nguyên nhân lại thuộc về những vướng mắc từ cuộc sống, những rắc rối khó giải quyết từ gia đình, công việc, các mối quan hệ xã hội khác.
Mất ngủ là hệ quả của stress do hệ thần kinh hoạt động liên tục, mệt mỏi và không được nghỉ ngơi. Càng căng thẳng càng không thể chợp mắt, mà không thể chợp mắt, hệ thần kinh không thể tái tạo cho ngày làm việc mới, căng thẳng nối tiếp căng thẳng.
Mối luẩn quẩn tơ vò này diễn ra như một chu kì lặp lại liên tục nhau khiến cho người bệnh lâm vào bế tắc. Mà như GS.TS.BS Nguyễn Văn Chương – Chủ nhiệm bộ môn Nội Thần kinh, Viện quân y 103 – cho biết: “Ngủ có nghĩa là sống ở một bình diện khác. Khi ngủ, tất cả các tế bào thần kinh được nghỉ ngơi và tái tạo sức sản xuất sau một ngày làm việc. Đồng thời cũng là thời gian não sắp xếp lại các thông tin chúng ta thu nhập trong ngày theo một trật tự nhất định của riêng nó. Và những thông tin thừa, nhiễu, rác thì bản thân não tự loại bỏ. Thế nên giấc ngủ cực kì quan trọng, vừa giúp tái tạo sức sản xuất, tạo nên sự ổn định, trật tự thông tin trong não của chúng ta.”
Lactium – kiểm chứng khoa học khắc phục tình trạng mất ngủ và stress
Stress dẫn đến mất ngủ, là nguyên nhân làm tiêu tốn của xã hội hàng tỉ đô la mỗi năm. Tuy nhiên đó mới chỉ là những thiệt hại về kinh tế về việc sản xuất thuốc men và chi phí điều trị mà chưa kể đến những thiệt hại do căn bệnh mất ngủ gây ra cho con người là những vấn đề rắc rối về sức khỏe như các bệnh về tim mạch, tiểu đường, trầm cảm, béo phì, thậm chí có người còn nghĩ đến cái chết vì không tìm ra lối thoát.
Video đang HOT
Trước những ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng của stress tới cuộc sống, các nhà khoa học trên thế giới đã nỗ lực trong nhiều năm liền nghiên cứu tìm ra tinh chất Lactium giúp thư giãn tế bào thần kinh, tái tạo sức sống não bộ, giảm căng thẳng stress, mang lại giấc ngủ tự nhiên êm ái.
Lactium được chứng minh lâm sàng giúp tế bào thần kinh được nghỉ ngơi thư giãn, tái sinh để hồi phục năng lượng. Vai trò này của Lactium được phát hiện lần đầu tiên khi các nhà khoa học phát hiện thấy cảm giác hoàn toàn thỏa mãn của trẻ sơ sinh sau khi uống sữa.
Từ đó các nhà khoa học đã phát hiện rằng, một loại decapeptid thủy phân từ sữa có hoạt tính sinh học có khả năng hỗ trợ kiểm soát stress và các biểu hiện liên quan tới hội chứng stress, chứng rối loạn giấc ngủ, làm giảm tình trạng stress, lo âu, trầm cảm.
Kết quả nghiên cứu dựa trên những người stress tình nguyện tại Nhật cũng cho thấy Lactium cải thiện rõ rệt về chất lượng giấc ngủ, tình trạng mất ngủ, thời gian ngủ và tình trạng rối loạn chức năng ban ngày do mất ngủ (mệt mỏi, uể oải, kém tập trung, ngáp vặt). Đồng thời có tác dụng kiểm soát stress.
Tiếp theo những kết quả này, một nhóm những nhà nghiên cứu thuộc nhiều quốc gia đã tiến hành xác định hiệu quả của Lactium trên phụ nữ đang có ít nhất một dấu hiệu của stress (đau cơ, mệt mỏi, buồn ngủ, hay quên, nhầm lẫn…). Nhóm nghiên cứu đã kết luận với liều dùng hàng ngày là 150 mg Lactium, đặc biệt hiệu quả cho những phụ nữ đang trải qua cường độ căng thẳng cao. Đồng thời những phụ nữ này cũng đã có những cải thiện chức năng về tiêu hóa, tim mạch, trí tuệ, tình cảm, và hoạt động xã hội.
Định tâm đan – Cân bằng giấc ngủ, Cân bằng cuộc sống
Phần lớn các chuyên gia đồng ý rằng biện pháp điều trị stress tốt nhất là chế độ luyện tập và ăn uống một cách hợp lý. Tuy nhiên, một số người bị stress cần một chút sự giúp đỡ để vượt qua giai đoạn này. Lactitum được giới thiệu như một sản phẩm an toàn, không độc, và 100% tự nhiên cho những người muốn tối đa hóa chất lượng giấc ngủ và khả năng thư giãn tinh thần. Với những thành quả đó, Lactium đã được cấp bằng sáng chế tại Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và đạt giải thưởng khoa học châu Âu năm 2004. Lactium có mặt trên trong hơn 200 chế phẩm thuốc và thực phẩm chức năng ở hơn 50 quốc gia trên toàn cầu.
Mới đây nhất, Lactium đã xuất hiện tại Việt Nam trong chế phẩm Định Tâm Đan. Đây là sản phẩm hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Ingredia Pháp, Công ty Cổ phần Dược phẩm Nafaco và Công ty Dược khoa Trường Đại học Dược Hà Nội. Với công thức vượt trội ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến từ tinh chất Lactium, Định Tâm Đan thực sự là giải pháp ưu việt mang đến giấc ngủ sâu hơn, trọn vẹn cho người mất ngủ và người bị stress khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.
Theo TPO
Khi ngủ hay giật mình, triệu chứng bệnh gì?
Vì sao khi ngủ hay giật mình? Ngủ hay giật mình là dấu hiệu của bệnh gì? Báo điện tử Gia Đình Việt Nam sẽ chia sẻ những giải đáp trong bài viết dưới đây.
Vì sao khi ngủ hay giật mình?
Vì sao khi ngủ hay giật mình?
Nhiều người hay có triệu chứng giật mình khi ngủ. Quan trọng cần xác định giật mình do sinh lý hay do bệnh lý.
Giật mình khi ngủ là hiện tượng cơ thể suy nhược, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, phải lo lắng nhiều việc của cơ quan, gia đình, học hành.
Theo đông y, giật mình khi ngủ là bệnh mất ngủ thuộc thể "Tâm đởm khí hư", triệu chứng thường gặp là: hồi hộp, ngủ hay mơ, có tiếng động nhẹ là giật mình.
Bệnh thường gặp nhiều ở những người sống ở thành thị, nơi đông người, mức lưu lượng xe đông đúc hoặc có thể bạn chưa thích nghi với môi trường làm việc, nơi ở mới... làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý rồi đi vào giấc ngủ gây giật mình.
Ngoài các nguyên nhân trên giật mình khi ngủ còn do tật nghiến răng, ngủ ngáy, tâm thần phân liệt, bệnh lý tim mạch...
Một nguyên nhân khác là do tư thế ngủ không được đúng. Với con người, ngủ là đưa cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi, an toàn, song nếu vô tình ngủ trong tư thế sai, bộ não sẽ nhận thức rằng, cơ thể có một mối nguy hiểm cận kề, vì thế khiến ta ngủ không sâu.
Sau một thời gian não sẽ chỉ định gây ra một cú sốc điện bên trong để cơ thể kịp thời sẵn sàng phản ứng với những kích thích có thể xảy ra. Đó chính xác là cảm giác bạn bị hụt chân, ngã xuống từ nhà cao tầng rồi đột ngột... bừng tỉnh giấc.
Cách khắc phục giật mình khi ngủ
Để khắc phục tình trạng giật mình khi ngủ bạn phải thay đổi lối sống và chế độ làm việc, phân bố lại lịch làm việc hợp lý.
Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập thể dục.
Tránh những căng thẳng đối với cơ thể, phát sinh do môi trường làm việc hay công việc áp lực gây nên.
Đồng thời bạn nên điều trị các bệnh lý đi kèm nếu có.
Theo Phương Vũ
Giadinh.net
Vì sao bạn dễ mắc bệnh đau dạ dày? Làm việc quá sức, ăn uống không khoa học, uống bia rượu quá độ, căng thẳng thần kinh,... là những nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng bị đau dạ dày nhanh nhất. Ảnh minh hoạ. 1. Làm việc quá sức Khi cơ thể tập trung năng lượng quá nhiều để làm một việc gì đó, nhất là công việc đó lại diễn...