Mối lo từ tình trạng axit hóa đại dương
Các đại dương trên trái đất đang bị axit hóa với tốc độ chưa từng có trong lịch sử và sẽ đe dọa tới đời sống của toàn bộ sinh vật biển trên thế giới nếu con người không sớm có hành động.
Theo các nhà nghiên cứu, axit hóa đại dương có thể gây ra sự tuyệt chủng của hàng loạt sinh vật biển. Ảnh: John Anderson/Getty Images
Mới đây, Ủy viên về Môi trường, Đại dương và Ngư nghiệp của Ủy ban châu Âu, ông Virginijus Sinkevicius dẫn báo cáo vừa được công bố của Cơ quan Môi trường châu Âu (AEE) cho biết, tình trạng axit hóa của đại dương trong các thập kỷ qua đã cao hơn 100 lần so với sự chuyển biến của thiên nhiên cách đây 55 triệu năm. Ông Sinkevicius nhấn mạnh, axit hóa là một sức ép môi trường nghiêm trọng với các đại dương và tác động tới hệ sinh thái biển, đồng thời kêu gọi các chính phủ cần nỗ lực để bảo vệ môi trường biển. Giảm thiểu và giải quyết các tác động của axit hóa đại dương cũng là một trong những mục tiêu của Liên hợp quốc về phát triển bền vững tới năm 2030, qua đó bảo tồn và khai thác một cách bền vững các đại dương, biển và nguồn tài nguyên biển (ODD14).
Theo AEE, hiện đại dương đang hấp thụ khoảng 25% lượng khí thải CO2 của thế giới sinh ra do hoạt động của con người. Điều này gây ra hiện tượng axit hóa các đại dương do thành phần pH trong nước giảm. Lượng pH ở bề mặt của đại dương đã chuyển từ 8,2 xuống dưới 8,1 trong thời công nghiệp do sự gia tăng lượng khí CO2. Nồng độ pH giảm tương ứng với độ axit của đại dương tăng khoảng 30%.
Những tác động của nhiệt độ cao ở các đại dương kết hợp với sự suy giảm oxy tại những nơi này cũng như hiện tượng axit hóa sẽ tác động tiêu cực tới hệ sinh thái biển, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật biển với mức độ khác nhau trên từng loài. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo, dù một số loài không chịu tác động trực tiếp từ axit hóa đại dương cũng sẽ không thể tránh được tác động gián tiếp từ những xáo trộn trong chuỗi thức ăn hay thay đổi môi trường sống.
Video đang HOT
Để giảm tốc độ của hiện tượng đáng lo ngại này, đã từng có những đề xuất hấp thụ axit dư thừa bằng cách thả sắt, đá vôi hoặc đá olivin xuống biển, thúc đẩy các sinh vật phù du sinh trưởng, thêm các khối cư trú cho các loài giáp xác hoặc hấp thụ CO2 theo phương pháp hóa học. Tuy nhiên, phản ứng chung trước các kế hoạch trên thường là những cái lắc đầu hoài nghi về tính khả thi và mức độ hiệu quả khiến những kế hoạch này khó khả thi.
Thời gian gần đây, một số nghiên cứu cho thấy, thực vật trong đại dương, từ cỏ biển đến sinh vật phù du chỉ bằng 0,05% sinh khối thực vật trên đất liền nhưng hấp thụ CO2 rất hiệu quả. Mỗi ngày, chúng xử lý gần như cùng lượng CO2 so với tất cả thực vật sinh trưởng trên mặt đất. Tuy nhiên, các hệ sinh thái cỏ biển đang bị xóa sổ do bệnh dịch, ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng của các dự án xây dựng. Những nỗ lực để khôi phục hoặc trồng lại các loài cỏ này sẽ mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cả việc hấp thụ CO2 trong khí quyển.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, công tác bảo vệ đại dương cần triển khai đồng bộ trên diện rộng ở nhiều khía cạnh, trong đó, quan trọng nhất là những giải pháp đối với tình trạng ô nhiễm môi trường. Nếu chỉ thực hiện một vài lĩnh vực đơn lẻ, tốc độ axit hóa đại dương sẽ rất khó có thể ngăn chặn.
Nghiên cứu: Biển đổi khí hậu làm thay đổi độ pH của biển, quay trở về mức như 14 triệu năm trước
Lại một ảnh hưởng nữa của việc xả khí thải CO2.
Nhựa không phải yếu tố duy nhất gây ảnh hưởng tới cuộc sống dưới làn nước biển, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng kem chống nắng có thể phá hủy rặng san hô, và thậm chí hóa chất thừa từ những thứ thuốc con người sử dụng có thể khiến mức hormone trong nhiều loài động thực vật thay đổi. Tác hại chưa dừng lại ở đó: nghiên cứu được đăng tải trên Earth and Planetary Science Letters vừa chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng khác.
Được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tới từ Đại học Cardiff, báo cáo khoa học chỉ ra rằng mức carbon dioxide hiện tại sẽ sớm cao tương đương Trái Đất của 14 triệu năm trước, thời nhiệt độ trung bình của Trái Đất cao hơn hiện tại 3 độ.
Do hiện tượng nóng lên toàn cầu diễn ra ngày một khốc liệt, mức pH trong nước biển sẽ giảm rõ rệt vào năm 2100. Khi đó, hiện tượng axit hóa nước biển sẽ diễn ra khi đại dương hấp thụ thêm CO2 từ khí quyển.
Nếu không giảm khí thải CO2, rất có thể cảnh tượng này sẽ biến mất trong vài thập kỷ tới.
Khoảng 30% lượng CO2 thải ra tới từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, vốn đã diễn ra liên tục từ cách mạng công nghiệp tới nay: 525 tỷ tấn CO2 đã được làn nước biển hấp thu tính từ thời điểm mang tính cách mạng đó.
Trong thí nghiệm, các nhà khoa học tiến hành đo đạc độ pH của nước biển cũng như mức CO2 trong không khí trong suốt 22 triệu năm qua.
" Báo cáo nghiên cứu về hiện tượng axit hóa đại dương cho thấy với tốc độ xả thải như hiện nay, hệ sinh thái biển sẽ đối mặt với điều kiện sống chưa từng thấy trong suốt 14 triệu năm qua", Sindia Sosdian, tác giả nghiên cứu, nhận định.
Rặng san hô chết do axit hóa nước biển diễn ra mạnh.
Mức pH của nước biển vào thời điểm 2018, lúc báo cáo nghiên cứu được công bố, thấp ở mức đáng báo động, thấp nhất trong 2 triệu năm trở lại đây. Để hiểu rõ tác động của mức pH lên đời sống sinh vật biển, các nhà khoa học phải làm thêm nhiều thí nghiệm, thực hiện lấy mẫu thực địa và phân tích các mẫu hóa thạch, các lớp trầm tích.
Dù vậy, kết quả của các nghiên cứu mới không ảnh hưởng được tới điều tất yếu: đại dương sẽ thay đổi nhiều trong vài thập kỷ tới. Nếu tốc độ xả khí thải vẫn cao như hiện tại, hiện tượng axit hóa đại dương sẽ tiêu diệt các rặng san hô, bẻ gãy một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái biển.
Dink
Mỹ: Nước biển ở bang California bị axit hóa đến mức đáng lo ngại Các nhà khoa học đã kiểm tra gần 2.000 vỏ của các loài sinh vật siêu nhỏ gọi là foraminifera trong nước biển ở bang California và so sánh xem chúng đã thay đổi như thế nào trong một thế kỷ qua. Ảnh minh họa. (Nguồn: phys.org) Một nghiên cứu được công bố ngày 16/12 trên tạp chí Nature Geoscience cho biết nước...