Mối lo nước thải nhà máy giấy gây ô nhiễm môi trường biển
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường bày tỏ lo ngại về vị trí xả thải trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của nhà máy Bột giấy VNT 19.
Đây là lần thứ 2 UBND tỉnh Quảng Ngãi có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường bày tỏ lo ngại về vị trí xả thải của nhà máy Bột giấy VNT 19.
Dự án nhà máy Bột giấy VNT19 (xã Bình Phước, huyện Bình Sơn) do Công ty CP Bột giấy VNT 19 làm chủ dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt ĐTM vào năm 2015. Hiện dự án đang trong quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị.
Trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt thì vị trí xả thải của nhà máy là tại vịnh Việt Thanh (thôn Lệ Thủy, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn) với vị trí dự kiến cách bờ biển khoảng 500 – 1.500 m.
Vịnh Việt Thanh là nơi dự kiến xả thải của nhà máy Bột giấy VNT 19
Tuy nhiên, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng các số liệu thông tin trong báo cáo ĐTM về khu vực xả thải như số liệu về địa hình, hệ sinh thái, chế độ thủy hải văn, các đối tượng bị tác động… được chủ dự án điều tra, đánh giá sơ sài.
Trong báo cáo ĐTM cũng chưa xây dựng các mô hình để tính toán mức độ lan truyền của dòng nước thải, các kịch bản khi sự cố nước thải vượt quy chuẩn xả thải ra môi trường… Từ đó cho thấy chưa đảm bảo cơ sở khoa học để đánh giá mức độ tác động việc xả thải của nhà máy đến môi trường xung quanh.
Đây là lần thứ 2 tỉnh Quảng Ngãi bày tỏ lo ngại về vị trí xả thải được phê duyệt của nhà máy Bột giấy VNT 19
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, mặc dù nhà máy Bột giấy VNT 19 chưa chính thức đi vào hoạt động, chưa có hoạt động xả thải nhưng chính quyền địa phương, người dân và cử tri huyện Bình Sơn hết sức lo ngại về vấn đề xả thải của nhà máy sẽ ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến về các nội dung nêu trên để có cơ sở trả lời cho chính quyền địa phương, người dân huyện Bình Sơn. Đồng thời xem xét chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, đánh giá lại một số nội dung trong báo cáo ĐTM để đảm bảo hoạt động của nhà máy không gây ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường.
Quốc Triều
Video đang HOT
Theo Dantri
Tốn hơn 1.000 tỷ đồng, làm gần 10 năm mà kênh Ba Bò vẫn hôi thối
Dự án cải tạo kênh Ba Bò (kéo dài từ tỉnh Bình Dương sang địa bàn quận Thủ Đức, TPHCM) được đầu tư gần 1.100 tỷ đồng, khởi công hơn 10 năm nay nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục được tình trạng ô nhiễm, hôi thối.
Tốn hơn 1.000 tỷ đồng, làm gần 10 năm mà kênh Ba Bò vẫn hôi thối
Cách 1km cũng nghe mùi hôi thối
Phiên thảo luận tổ tại kỳ họp thứ 5 HĐND TPHCM khóa IX, diễn ra chiều 4/7, đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm phản ánh, dự án cải tạo kênh Ba Bò được đầu tư với tổng số tiền gần 1.100 tỷ đồng, khởi công xây dựng đã gần 10 năm. Thế nhưng đến nay, tình trạng ô nhiễm vẫn chưa thể khắc phục.
Đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm
Theo đại biểu Trâm, một lãnh đạo Ban Quản lý Dự án cải tạo kênh Ba Bò (thuộc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP) cho rằng nguyên nhân ô nhiễm từ nước thải của các khu công nghiệp Bình Dương. Do đó, nguồn ô nhiễm này rất khó khắc phục một khi phía Bình Dương không xử lý trước.
"Câu trả lời này không thuyết phục, có phần vô cảm, thiếu trách nhiệm với nỗi khổ của người dân. Bởi tiền đầu tư dự án là từ tiền thuế người dân, đổ lỗi cho phía Bình Dương như vậy là không được. Nếu như liên quan đến tỉnh bạn thì tại sao chúng ta không phối hợp để tìm giải pháp khắc phục ô nhiễm này?", đại biểu Trâm nói.
Đại biểu Trâm cho rằng, người dân không quan tâm lỗi thuộc về ai mà chỉ quan tâm số tiền lớn bỏ ra nhưng không khắc phục được ô nhiễm. "Mùi hôi thối này vẫn sẽ tồn tại và cho dù chúng ta có đổ nhiều tiền vào đó nếu như doanh nghiệp vô trách nhiệm, trong khi cơ quan quản lý thiếu trách nhiệm với người dân", bà Trâm bức xúc.
Đại biểu Huỳnh Thanh Nhân
Trong khi đó, đại biểu Huỳnh Thanh Nhân cho biết, quận Thủ Đức đã kiến nghị nhiều lần về giải quyết dứt điểm ô nhiễm kênh Bà Bò.
"Trong kỳ họp giữa năm 2016, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP trả lời trước HĐND TP là cuối năm 2016 hoàn thành. Tuy nhiên, đến nay dự án cải tạo kênh Ba Bò vẫn chưa hoàn thành. Rất mong lãnh đạo TP kiểm tra, đôn đốc để hoàn thành dự án này", ông Nhân nói.
"Tôi đi khảo sát trường học cách kênh Ba Bò hơn 1km là nghe bốc mùi chịu không nổi. Nếu không tập trung xử lý thì nước ô nhiễm ra kênh Sài Gòn, hiệu quả đầu tư không còn", ông Nhân nói.
Ô nhiễm kênh Ba Bò là do người dân xả thải?
Ô nhiễm kênh Ba Bò là do người dân xả thải?
Phản hồi ý kiến đại biểu, ông Hoàng Cảnh Dương - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường TP) cho biết kênh Ba Bò hiện nay tiếp nhận nước thải chủ yếu từ Bình Dương như khu công nghiệp Sóng Thần 1, Sóng Thần 2 và Bình Chiểu (TPHCM). Hai địa phương cũng ký liên tịch về việc giám sát ô nhiễm môi trường trên dòng kênh Ba Bò.
Ông Hoàng Cảnh Dương - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM
"Khu công nghiệp Sóng Thần 1, 2 đã lắp đặt hệ thống quan trắc, hệ thống xử lý nước thải. Theo bên Bình Dương thì kết quả quan trắc môi trường ổn. Qua khảo sát, ô nhiễm kênh chính là do tiêu thoát nước của cư dân ở Thuận An, Dĩ An và Bình Chiểu (Thủ Đức)", ông Dương nói.
Theo ông Dương, tỉnh Bình Dương cũng đang triển khai dự án thu gom nước thải ở thị xã Thuận An và trong năm nay cũng xong dự án ở thị xã Dĩ An. 2 dự án sẽ góp phần giảm thải nước ô nhiễm trên kênh Ba Bò.
"Bình Dương nói họ tích cực trong thu gom. Còn yếu tố nước thải sinh hoạt của cư dân là hơi khó kiểm soát nên hiện nay cũng ô nhiễm", ông Dương phân trần.
Trong khi đó, đại diện Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TP cho biết, hiện tiến độ dự án đã đạt 97%, chỉ còn khâu lắp đặt thiết bị. Dự kiến, trong tháng 7/2017 sẽ hoàn thành toàn bộ dự án. Còn việc chậm tiến độ là do dự án có điều chỉnh thiết kế và phải chờ phê duyệt.
Chưa hài lòng với phần trả lời của cơ quan chức năng, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị cần làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm kênh Ba Bò dựa trên số liệu phân tích mẫu nước thải để có câu trả lời thoả đáng.
"Nói ô nhiễm do dân là dựa vào cơ sở nào? Chất hôi chủ yếu là chất gì, từ đâu? Đã xét nghiệm mẫu nước chưa mà xác định như vậy. Câu trả lời phải có độ tin cậy", bà Tâm nói.
Ông Dương cho biết, mẫu nước vẫn được lấy định kỳ và nhận kết quả quan trắc từ Bình Dương. Tuy nhiên, kết quả cụ thể thì không nắm nên không trả lời cụ thể được vì câu hỏi khá bất ngờ và chuyên sâu.
"Người ta xác định do khu dân cư. Vì nhận định đó nên bản thân tỉnh Bình Dương mở rộng dự án khu thu gom nước thải sinh hoạt về khu vực này", ông Dương nói.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm
Bà Quyết Tâm cho rằng kênh Ba Bò xây tốn kém và nhiều thời gian với mục tiêu giải quyết ô nhiễm môi trường và người dân sẵn sàng phối hợp giải phóng mặt bằng.
Nhưng thực tế, gần hoàn thành rồi mà chưa giải quyết được mùi hôi, bán kính ô nhiễm còn lớn. Như vậy mục tiêu ban đầu không được như mong muốn.
Vì vậy, bà Tâm đề nghị Sở Tài nguyên - Môi trường đánh giá lại thực tế ô nhiễm dựa trên mẫu nước lấy được, xác định nguồn gây ô nhiễm. Kiểm tra kết quả quan trắc môi trường.
"Một mớ tiền bỏ ra mà chưa khắc phục được mùi hôi. Người dân rất bức xúc, mình không thể làm đủng đỉnh. Sở đưa ra giải pháp rốt ráo. Đây là công tác phối hợp nên phải có giải pháp cụ thể. Phải có trách nhiệm tới cùng", bà Tâm nói.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường và Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TP trả lời tình hình ô nhiễm kênh Ba Bò trong cuộc thảo luận tại hội trường vào ngày mai (5/7).
Bài: Quốc Anh
Ảnh, Clip: Phạm Nguyễn
Theo Dantri
Quảng Ngãi: Thêm nhà máy giấy phá rừng, xả thải ra biển Nhà máy giấy ở Quảng Ngãi phá 50ha rừng dừa nước, đặt ống đường ống xả thải ngầm ra biển có đúng pháp luật không? Tình trạng phá rừng làm dự án nhà máy bột giấy, đặt ống xả thải ra biển lại xuất hiện ở Quảng Ngãi. UBND tỉnh Quảng Ngãi mới đây đã chấp nhận thu hồi gần 50ha rừng dừa...