Mối lo ngại loài gián trỗi dậy mạnh mẽ, “xâm chiếm” thế giới
Gián đang trở thành loài sinh vật phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và thậm chí việc diệt gián có thể là “điều bất khả thi” trong tương lai, các nhà khoa học cảnh báo.
Loài gián hình thành khả năng kháng thuốc diệt côn trùng trong thời gian ngắn.
Theo Daily Star, gián là sinh vật sinh sôi nhanh theo cấp số nhân, sống ở nơi tăm tối, ẩm thấp nên dễ là trở thành con đường lây nhiễm nhiều loại vi khuẩn.
“Điều đáng lo ngại là loài gián đang có dấu hiệu kháng thuốc diệt côn trùng, đến mức nếu chỉ dùng hóa chất thì không thể kiểm soát được”, giáo sư Michael Scharf đến từ Đại học Purdue, bang Indiana, Mỹ, nói.
Mỗi loại thuốc diệt côn trùng hoạt động theo một cách khác nhau. Ngày nay, con người thường phải trộn nhiều loại thuốc vào với nhau, để nếu có thành phần kháng thuốc vì thành phần khác cũng đủ để diệt gián.
Giáo sư Scharf và các cộng sự đã thử nghiệm 3 cách diệt gián tại căn nhà thuộc bang Indiana và bang Illinois, trong 6 tháng.
Cách đầu tiên bao gồm 3 loại thuốc diệt côn trùng được sử dụng và xoay vòng liên tục hàng tháng. Cách thứ hai là sử dụng hỗn hợp hai loại thuốc diệt côn trùng trong 6 tháng. Cách thứ ba là dùng loại thuốc diệt côn trùng ít bị kháng thuốc nhất và dùng liên tục suốt thời gian thử nghiệm.
Video đang HOT
Để diệt triệt để quần thể gián cần nhiều biện pháp khác nhau, không chỉ đơn giản là dùng thuốc diệt côn trùng.
Đối với cách 1 và 3, số lượng gián được kiểm soát trong 6 tháng, nhưng không thể khiến chúng biến mất hoàn toàn. Cách 2 thậm chí còn không có tác dụng và gián sinh sôi nảy nở nhanh.
Giáo sư Scharf còn nhận thấy 10% số lượng gián trong quần thể bắt đầu hình thành khả năng kháng thuốc. Đặc tính kháng thuốc này tiếp tục được truyền cho thế hệ sau.
“Chúng tôi không ngờ là loài gián có khả năng kháng thuốc nhanh đến vậy”, giáo sư Scharf nói. Để diệt gián hiệu quả, giáo sư Scharf nói phải sử dụng đồng thời nhiều biện pháp, chứ không thể chỉ dùng thuốc diệt côn trùng.
Theo Danviet
Khoa học vừa tìm ra một khả năng cực kỳ kinh khủng của loài gián Đức đang xâm chiếm các chung cư hiện nay
Bảo sao mà chúng khó tiêu diệt các bạn ạ.Chúng đến từ những ngóc ngách tăm tối, ẩm thấp bậc nhất Trái đất.
Chúng chui ra từ mọi xó xỉnh! Nơi nào có rác, nơi đó chúng sinh sôi. Chúng còn đặc biệt khó tieu diệt. Hẳn là không dưới một lần, bạn đập cho chúng một cái, chúng nằm thẳng cẳng, nhưng rồi ngoảnh đi ngoảnh lại thì cái xác đã biến mất từ lúc nào.
Đó là gián - một trong những sinh vật sống dai và khó tiêu diệt bậc nhất hành tinh.
Nhưng trong số các loài gián, một số loài còn dai dẳng hơn bình thường. Chẳng hạn như loài gián Đức (Blattella germanica) đã hoành hành tại các chung cư tại Hà Nội và Sài Gòn thời gian vừa qua. Chúng thực sự là nỗi kinh hoàng, khi không những sống dai mà còn ăn và gặm nhấm tất cả mọi thứ, từ da, sách, bao bì nhựa cho đến thức ăn. Đặc biệt hơn, chúng còn có khả năng kháng lại một số loại thuốc diệt côn trùng vốn đang được dùng để tiêu diệt gián thường cực kỳ hiệu quả.
Có điều, khả năng của chúng không chỉ có vậy. Mới đây, một nghiên cứu từ ĐH Purdue (Mỹ) đã tiết lộ một năng lực khác của loài gián này. Đó là chúng dai dẳng đến nỗi tự hình thành được kháng thể chống lại những loại thuốc diệt côn trùng chưa từng gặp bao giờ.
Gián Đức (trái) và gián thường
Cụ thể, các chuyên gia đã thử làm thí nghiệm trên một vài thế hệ gián (gián Đức sinh sản rất nhanh), để kiểm tra khả năng kháng thuốc của loài vật này đến mức độ nào.
"Chúng tôi đã thử với một số loại thuốc diệt côn trùng, xem loại nào có tác dụng nhất. Nhưng kể cả như vậy, chúng tôi vẫn không thể kiểm soát khả năng sinh sôi của gián Đức." - Michael Scharf, nhà côn trùng học cho biết.
Scharf và đội nghiên cứu đã xuống một tòa chung cư để bẫy gián, sau đó đưa chúng vào phòng thí nghiệm, tách ra làm 2 nhóm để kiểm tra khả năng kháng thuốc. Cùng lúc đó, căn hộ được áp dụng 3 phương pháp diệt côn trùng với tần suất 3 tháng/lần.
Phương pháp đầu tiên là sử dụng 1 loại thuốc đơn lẻ. Thứ 2 là dùng hỗn hợp 2 loại thuốc. Và thứ 3, đội nghiên cứu chọn riêng loại thuốc ít bị kháng nhất.
Kết quả cho thấy, giải pháp dùng hỗn hợp 2 loại thuốc gần như không có tác dụng, khi số gián vẫn liên tục sinh sôi. Phương pháp đầu tiên thì chỉ có thể kiểm soát số lượng gián trong thời gian ngắn.
Quay trở lại phòng thí nghiệm, các chuyên gia muốn tìm ra loại thuốc chúng sợ nhất, và xem liệu có thể tiêu diệt hoàn toàn được chúng hay không. Nhưng rất tiếc là kết quả vẫn vậy, khi số lượng chỉ có thể kiểm soát trong thời gian ngắn.
Các thế hệ gián tiếp theo sẽ sinh sôi như chẳng có chuyện gì xảy ra. Và đặc biệt, chúng cũng hình thành khả năng kháng lại luôn những loại thuốc mà bản thân chúng chưa từng tiếp xúc bao giờ.
"Khả năng kháng thuốc của chúng tăng từ 4 - 6 lần chỉ trong 1 thế hệ," - Scharf cho biết. "Thực sự bất ngờ khi chúng có thể kháng nhanh đến vậy."
Lý do chính xác giúp chúng có khả năng kháng thuốc nhanh vẫn còn là một ẩn số. Không giống như các siêu vi khuẩn, gián không có khả năng kháng thuốc mạnh đến vậy. Hoặc đó chỉ là... khoa học tưởng như vậy và chưa có nghiên cứu cụ thể.
Vậy nên, bài học ở đây là đừng để nhà bị nhiễm gián, mà luôn dọn dẹp thật sạch sẽ để chúng không có môi trường sinh sôi.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports.
Theo TTVN
Nguy cơ bệnh sởi bùng phát vì... kháng thuốc Số ca mắc sởi ở Mỹ tiếp tục tăng trong năm 2019 và tính đến nay đã có hơn 1.000 ca được ghi nhận. Với thực trạng này, các quan chức y tế cho biết, Mỹ có nguy cơ không còn là nước "đã xóa sổ" căn bệnh sởi. Vắc xin chưa phải là cứu cánh đối đầu với dịch bệnh trên con...