Mối lo giá lương thực
Ngân hàng Phát triển châu Á vừa lên tiếng kêu gọi châu Á cắt giảm các rào cản thương mại đối với lúa gạo và bình ổn giá để giảm thiểu nguy cơ một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu như đã từng xảy ra hồi năm 2008.
Thái Lan liên tục gia tăng xuất khẩu gạo trong những năm gần đây
Tăng trưởng sản xuất chậm lại trong khi nhu cầu tăng cao, thời tiết xấu, cạnh tranh từ các nhiên liệu sinh học, tích trữ gia tăng và xuất khẩu hạn chế đang đặt thế giới trước nguy cơ khủng hoảng lương thực. Theo báo cáo của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), sản lượng gạo toàn cầu năm 2012 sẽ giảm từ 732,3 triệu tấn trong dự báo trước đó xuống 724,5 triệu tấn do mưa ít ở Nam Á, một trong những khu vực sản xuất lúa gạo lớn của thế giới.
Video đang HOT
Trong khi đó giá lương thực tiếp tục tăng cao. Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2007, thế giới chứng kiến sự đảo ngược xu hướng đi xuống của giá cả hàng hóa nông nghiệp kéo dài hơn 4 thập kỷ. Từ năm 2008-2011, giá lương thực leo thang và hiện đã cao hơn 40% so với mức giá trung bình trong vòng 10 năm qua. Hệ quả là tổng chi phí nhập khẩu lương thực toàn cầu năm 2012 sẽ lên tới 1.240 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức kỷ lục năm 2010 là 1.040 tỷ USD.
An ninh lương thực và dinh dưỡng là cơ sở quan trọng cho sự ổn định, là nền tảng của cuộc sống có chất lượng. Chính vì thế, giá lương thực tăng cao đã gây ra những biến động vô cùng lớn trên thế giới. Người ta tính rằng chỉ riêng trong năm 2009, đã thêm 150 triệu người nữa đã bị đẩy xuống dưới mức nghèo khổ cùng với 925 triệu người đang phải sống trong tình cảnh này do giá lương thực tăng. Nguyên nhân là bởi người nghèo phải bỏ ra tới 75% thu nhập để mua lương thực.
Thực tế cho thấy giá lương thực cao đã góp phần gây ra bạo loạn ở Bắc Phi và Trung Đông, đồng thời cũng là nguyên nhân làm bùng lên hơn 60 cuộc bạo loạn trên khắp thế giới trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2009.
Trong bối cảnh hơn 1 tỷ người trên thế giới đang phải đối mặt với giá lương thực tăng cao, cộng đồng quốc tế cần có ý chí và hành động chung khẩn cấp để ngăn chặn sự biến động quá mức của giá lương thực. Các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rằng giá lương thực tăng quá mức đã trở thành thảm họa nhân đạo đối với nhân loại. Để ngăn chặn, cộng đồng thế giới chỉ cần tăng cường ý chí chính trị và hành động tập thể.
Quá khứ cho thấy, trong cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008, giá lương thực tăng tới 149% chủ yếu là do sự hạn chế xuất khẩu của các nước sản xuất. Do vậy, để tăng cường khả năng phục hồi và đảm bảo giá gạo không tăng quá cao, trước hết cần phải cắt giảm các rào cản thương mại gạo và bình ổn giá.
Chẳng hạn với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực cho khu vực châu Á đông dân nhất thế giới. ASEAN đã đạt sản lượng 110,5 triệu tấn gạo năm 2011 và có thể duy trì sản lượng này bằng cách thiết lập một chỉ số giá và tăng cường trao đổi thương mại lúa gạo. Các chuyên gia tính rằng nếu nông dân ASEAN có thể bán gạo trực tiếp ra thị trường mà không phải qua khâu trung gian, nguồn cung sẽ được bảo đảm và giá cả trên toàn cầu sẽ ít biến động, từ đó có thể ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng lương thực.
Theo ANTD
Bạo lực vẫn tiếp diễn trên khắp Syria trong tháng lễ
Bất chấp tháng lễ linh thiêng, tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi trên khắp Syria. Theo tổ chức giám sát nhân quyền có trụ sở tại Anh, riêng trong ngày lễ Eid al-Fitr, ít nhất 56 người, trong đó có 22 dân thường, đã thiệt mạng.
Một chiến binh lực lượng nổi dậy trong cuộc xung đột tại Aleppo ngày 18/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thành phố Aleppo, nơi chiến sự tiếp diễn ác liệt, đã rơi vào tình cảnh thiếu lương thực trầm trọng, những dòng người xếp hàng dài chờ đợi trước cửa hàng bánh mỳ, bất chấp đạn pháo. Hoạt động sản xuất bị ngừng trệ do thiếu nhiên liệu, trong khi người dân sơ tán ồ ạt để lánh nạn. Những người còn ở lại thành phố chủ yếu là các thanh niên bảo quản tài sản của gia đình.
Hàng trăm người Syria phải rời bỏ nhà cửa vì bạo lực đang tạm trú tại 4 trung tâm tị nạn do Tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ Thổ Nhĩ Kỳ thành lập ở biên giới phía Bắc của Syria chờ được sang Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn. Riêng trong 24 giờ qua, khoảng 1.000 người đã tới Thổ Nhĩ Kỳ. Tính đến nay, tổng cộng 70.000 người tị nạn Syria đang được Thổ Nhĩ Kỳ giúp đỡ.
Tình trạng bạo lực leo thang đã khiến Liên hợp quốc quyết định chấm dứt sứ mệnh của Phái bộ giám sát của Liên hợp quốc tại Syria (UNSMIS) sau bốn tháng hoạt động mà không đem lại kết quả đáng kể. Đêm 19/8, các thành viên UNSMIS đã bắt đầu rời Syria.
Liên hợp quốc không gia hạn hoạt động của phái bộ này, song nhất trí duy trì sự hiện diện của Liên hợp quốc bằng cách thành lập một văn phòng dân sự tại Damascus nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) chấm dứt bạo lực tại Syria.
Cùng ngày 19/8, tân Đặc phái viên hòa bình của Liên hợp quốc và AL về Syria, ông Lakhdar Brahimi nhấn mạnh vấn đề hiện nay không còn là ngăn ngừa một cuộc nội chiến tại Syria, mà là dừng ngay cuộc nội chiến.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 24 của Pháp, ông Brahimi cho biết: "Syria đã rơi vào nội chiến một thời gian và cần phải dừng ngay cuộc nội chiến này, dù điều đó không hề dễ dàng." Ông cũng cho rằng sự thay đổi tại Syria "chắc chắn sẽ xảy ra" và "mọi nguyện vọng của nhân dân Syria cần được đáp ứng." Tuy nhiên, ông không đề cập khả năng Tổng thống Bashar al-Assad phải từ bỏ quyền lực.
Trong diễn biến khác, Bộ Thông tin Syria đã phủ nhận các tin tức lan truyền trên các kênh truyền hình Arập rằng Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng thống để thay thế người đương nhiệm Farouq al- Sharaa. Trong khi đó, văn phòng của ông An Sara ra tuyên bố thứ hai bác bỏ việc ông đào nhiệm chạy sang Jordan.
Cùng ngày, Jordan cho biết 4 quả rốckét đã bắn từ Syria vào khu vực biên giới phía Bắc nước này, rơi trúng làng Torrah, làm một số người bị thương, trong đó có một em nhỏ 4 tuổi. Bộ trưởng Thông tin, cũng là người phát ngôn Chính phủ Jordan, ông Samih Maaytah cho biết Chính phủ đã triệu Đại sứ Syria tại Amman đến và gửi công hàm phản đối. Theo ông Mayta, hai bên đang tiếp xúc để làm rõ diễn biến vụ việc./.
Theo TTXVN
Quân đội Mỹ mua thịt giúp nông dân Lầu Năm Góc đang xem xét tăng cường mua thêm thịt để tận dụng giá rẻ và để giúp đỡ cho các chủ trang trại đang phải vật lộn với hạn hán kéo dài. Theo chỉ đạo của Tổng thống Barack Obama và trong bối cảnh trận hạn hán lịch sử đang diễn ra ở Mỹ, Bộ Quốc phòng Mỹ có thể sẽ...