Mối liên hệ giữa thói quen ngủ ít và nguy cơ bệnh COVID-19 tiến triển nặng
Thói quen ngủ ít có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn ở những người mắc COVID-19.
Nữ nhân viên công sở ngủ trong giờ làm. Ảnh minh họa: Newsmax.com/TTXVN
Để đưa ra kết luận trên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard (Mỹ) đã tiến hành phân tích kết quả trả lời khảo sát liên quan đến giấc ngủ của hơn 46.000 người. Những người này đã tham gia cuộc nghiên cứu dài hạn giai đoạn 2006-2010 do hãng Biobank của Anh thực hiện, và trong số này có 8.422 người gần đây có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Trong cuộc khảo sát cũ, những người tham gia nghiên cứu đã trả lời các câu hỏi về thời gian ngủ, tình trạng mất ngủ và buồn ngủ vào ban ngày cũng như đồng hồ sinh học của cơ thể. Dựa trên các dữ liệu này, các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu mới trong đó đưa ra thang điểm đánh giá từ 0-6. Theo đó, ở những người mắc COVID-19, điểm số càng thấp thì nguy cơ tử vong càng cao. Kết quả này không thay đổi kể cả khi các nhà nghiên cứu tính đến các yếu tố rủi ro khiến bệnh nhân mắc COVID-19 chuyển biến nặng như ngưng thở khi ngủ, béo phì và hút thuốc.
Theo các nhà nghiên cứu, ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và cơ chế đông máu, vốn là “lá chắn” của cơ thể trước sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2. Việc theo dõi giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc xác định những người có nguy cơ cao phải nhập viện hoặc tử vong do COVID-19.
Công trình nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Clinical Infectious Diseases cuối tuần qua.
Mới tiêm vaccine cho 13% dân số, Nga đứng trước nguy cơ bị biến thể Delta nhấn chìm
Nga mới chỉ tiêm vaccine COVID-19 cho 13% dân số. Khi triển vọng miễn dịch cộng đồng còn xa vời, Nga đang đối mặt với thách thức lớn là ngăn chặn biến thể Delta dễ lây lan.
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Theo tờ The Moscow Times, hai tuần sau khi ông Kirill Kruchkov 82 tuổi ở khu vực Tula tử vong vì COVID-19, gia đình ông nhận được thông báo ông Kruchkov đã mắc biến thể Ấn Độ (biến thể Delta). Họ rất bối rối vì ông Kruchkov chưa tới Ấn Độ bao giờ.
Giống như phần lớn người Nga, gia đình ông Kruchkov hầu như chưa nghe thấy tên biến thể Delta, một loại biến thể của SARS-CoV-2 lần đầu xuất hiện tại Ấn Độ.
Ngày 3/6, giới chức Nga cho biết mới có trên 1.000 ca mắc các biến thể mới tại Nga, trong số đó mới 24% ca liên quan biến thể Delta. Tuy nhiên, Delta giờ đang khiến số ca mắc mới và nhập viện gia tăng bùng nổ ở thủ đô Moscow.
Theo số liệu chính phủ, ngày 19/6, Moscow ghi nhận tới 9.120 ca mắc mới, con số kỷ lục trong 2 ngày liên tiếp. Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin cho biết biến thể Delta chiếm tới gần 90% số ca mắc mới. Ông nói trên truyền hình: "Chúng ta đang bắt đầu trải qua điều này một lần nữa nhưng với hậu quả nghiêm trọng hơn. Đối mặt với số ca mắc gia tăng bùng nổ, các quan chức đang phải thiết lập bệnh viện mới hàng ngày và chúng ta hầu như không kiểm soát nổi dịch bệnh".
Trước tình trạng này, Nga đã phải yêu cầu tiêm chủng bắt buộc với người lao động làm trong khối dịch vụ ở thủ đô Moscow.
Hiện nay, Delta là biến thể lây lan nhiều nhất trong số các biến thể của SARS-CoV-2. Nghiên cứu cho thấy biến thể này có tỷ lệ lây lan cao hơn 40% so với biến thể Alpha ở Anh.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào một bệnh viện ở Moskva, Nga ngày 9/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo các bác sĩ Moscow, điều khiến biến thể Delta đặc biệt nguy hiểm là người bệnh mắc biến thể này dường như không đáp ứng tốt với điều trị như các bệnh nhân COVID-19 khác.
Ông Anton, bác sĩ điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Bệnh viện Lâm sàng số 52, nói: "Các thuốc mà chúng tôi đã dùng trong đại dịch ngày càng kém hiệu quả, chúng tôi phải dùng liều mạnh hơn".
Nghiên cứu ở Ấn Độ cũng cho thấy thuốc kháng thể và vaccine COVID-19 kém hiệu quả hơn với biến thể Delta. Bà Yekaterina, bác sĩ tại Bệnh viện Lâm sàng số 50 ở Moscow nói: "Điều mà chúng tôi đã làm trước đây không còn hiệu quả nữa".
Tuần trước, Thị trưởng Sobyanin cho biết giới chức Nga không hề chuẩn bị cho biến thể Delta và sự xuất hiện của biến thể này khiến Nga ngạc nhiên.
Ông Vasily Vlasssov, nhà dịch tễ học và là cựu cố vấn của Bộ Y tế Nga, lại cho rằng làn sóng dịch bệnh thứ ba đã âm thầm lây lan một thời gian rồi. Ông nói biến thể Delta là điều được lường trước và là kết quả của việc không hề áp dụng biện pháp hạn chế nào trong nhiều tháng trời khi virus này đang lây lan.
Mãi tới tuần trước, Nga mới áp đặt vài biện pháp phòng chống dịch bệnh. Đầu tháng này, Nga còn đăng cai diễn đàn kinh tế thường niên St. Petersburg và thành phố này đã đón hàng nghìn du khách nước ngoài tới xem giải bóng đá Euro 2020.
Tuy nhiên, đồ thị số ca nhập viện vì COVID-19 ở bệnh viện Kommunarka ở Moscow cho thấy số ca nhập viện ở thủ đô đã ở mức cao trong nhiều tháng nay.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga, ngày 26/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Khi giới chức Nga hầu như không nghiên cứu và công bố dữ liệu về các biến thể SARS-CoV-2 nên chưa rõ biến thể Delta bắt đầu lây lan ở Nga như thế nào và từ bao giờ.
Đầu tháng 5, giới chức địa phương ở Nga xác nhận các ca mắc Delta đầu tiên ở khu vực biên giới sau khi một nhóm sinh viên Ấn Độ tới vùng Ulyanovsk trong thời gian 17-30/4. Mặc dù dịch bệnh hoành hành dữ dội ở Ấn Độ, Nga vẫn có chuyến bay đến và đi từ Ấn Độ ít nhất 2 lần/tuần cho tới nay. Hành khách trên chuyến bay từ Delhi ở Ấn Độ không phải tự cách ly ở Nga.
Về vaccine Sputnik V, tài khoản Twitter của loại vaccine này cho biết Sputnik V có hiệu quả với biến thể Delta hơn bất kỳ loại vaccine nào. Nghiên cứu tới nay cho thấy vaccine phương Tây cũng có hiệu quả cao trong ngăn chặn ca nhập viện vì biến thể Delta.
Tuy nhiên, điều đáng lo hơn với Nga là nghiên cứu ban đầu cho thấy biến thể Delta dường như lây lan nhanh hơn, kể cả ở những người đã tiêm vaccine đầy đủ.
Tại Ấn Độ, Delta gây ra phần lớn các ca COVID-19 ở nhân viên y tế đã tiêm đủ vaccine.
Anh cũng chứng kiến số ca lây nhiễm gia tăng cho dù gần 80% người trưởng thành đã tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, số ca nhập viện và tử vong ở Anh không tăng mạnh, cho thấy hiệu quả của vaccine.
Về phần mình, ngày 20/6, Thị trưởng Sobyanin cảnh báo người Nga cần chuẩn bị tinh thần vẫn có thể nhiễm bệnh dù đa tiêm đủ hai liều vaccine. Ông nói: "Mức độ miễn dịch để bảo vệ một người trước biến thể Ấn Độ cần cao gấp đôi so với chủng gốc". Do đó, ông Sobyanin cho rằng cần phải tiêm chủng càng nhanh càng tốt vì sẽ tạo được rào chắn bảo vệ.
Tỷ lệ tiêm chủng ở Moscow đã tăng gấp 4 kể từ khi có yêu cầu tiêm chủng bắt buộc với người lao động ngành dịch vụ. Tuy nhiên, chỉ 23% người Nga ủng hộ tiêm chủng bắt buộc và có tới 1/3 nhân viên y tế từ chối tiêm. Do đó, chính phủ Nga dường như đang đối mặt với cuộc chiến khó khăn trong chương trình tiêm chủng.
Ông Ian Jones, Giáo sư virus học tại Đại học Reading ở Anh, cho biết: "Tỷ lệ tiêm chủng thấp khiến dân số có nguy cơ mắc COVID-19 dù là biến thể nào đi chăng nữa. Bất kỳ biến thể nào cũng sẽ lây lan trừ khi tỷ lệ tiêm chủng cao hơn".
Bà Yekaterina cho biết bà cảm thấy đã dần hết thời gian để tiêm chủng cho người Nga. Bà nói: "Chúng tôi đang chạy đua với thời gian. Đồng hồ thì ngày càng chạy nhanh".
Thế giới có gần 164 triệu bệnh nhân mắc COVID-19 hồi phục Theo trang thông kê worldometer.info, tính đến 21 giờ ngày 20/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 179.062.570 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 3.877.642 ca tử vong do COVID-19. Đến nay đã có gần 164 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn khoảng 11,6 triệu bệnh nhân đang điều trị. Người dân được tiêm vaccine ngừa...