Mối liên hệ giữa số răng và tuổi thọ
Một chiếc răng rụng sẽ khiến các răng xung quanh bị lộ chân, xô lệch khiến bạn khó nhai, khó nuốt, tăng áp lực lên đường ruột, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Răng là bộ phận chắc khỏe bậc nhất của con người khi không ngừng nhai, nghiền thức ăn. Đây là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng, đảm bảo các hoạt động bình thường của cơ thể.
Răng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu. Nếu bị mất răng lâu ngày sẽ mang đến những hệ lụy xấu. Người trưởng thành có khoảng 28-32 chiếc răng, thông thường là 28 chiếc, 4 chiếc mọc sau là răng khôn.
Theo Aboluowang, các nhà khoa học phát hiện, tuổi thọ trung bình của những người có hàm răng khỏe mạnh cao hơn 11,7 năm so với những người khác.
Người trưởng thành có khoảng 28-32 chiếc răng, thông thường là 28 chiếc, 4 chiếc mọc sau là răng khôn. Ảnh minh họa: Cocorubyskin
Đối với người cao tuổi, chức năng các cơ quan suy giảm, tình trạng răng miệng cũng có những thay đổi rõ rệt. Bệnh nha chu và sâu răng dễ xảy ra nên người già thường bị rụng răng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người 60 tuổi không nên có ít hơn 20 chiếc răng. Nhưng hầu hết mọi người không đáp ứng được tiêu chuẩn này. Thực tế, nhiều người sẽ bị mất một hoặc một vài răng. Nếu không được khắc phục kịp thời, các răng bên cạnh sẽ bị lung lay.
Video đang HOT
Răng rụng sẽ để lại một khoảng trống, các răng bên cạnh lâu dần sẽ bị xô lệch, lung lay dẫn đến tình trạng răng sắp xếp không đều, bị lộ chân răng. Nếu bạn thường xuyên ăn đồ lạnh sẽ khiến răng có cảm giác khó chịu.
Do bệnh nha chu nặng, một số người cao tuổi sẽ bị khiếm khuyết nhiều răng dẫn đến khớp cắn không bình thường, nướu dễ mòn, răng hở, dễ sót lại thức ăn.
Ở những nơi không có răng, nướu sẽ dần dần bị teo lại, chân răng bị lộ ra ngoài, có cảm giác đau khi ăn, ảnh hưởng đến khẩu vị.
Để giữ cho răng khỏe mạnh, chúng ta nên hình thành thói quen đánh răng vào buổi sáng và buổi tối. Thời gian đánh răng mỗi lần không được ít hơn hai phút. Khi có cặn thức ăn giữa các kẽ răng, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch.
Thói quen lấy cao răng đều đặn (6-12 tháng/lần) góp phần loại bỏ mảng bám và vôi răng đồng thời phát hiện các vấn đề răng miệng.
Một số người cho rằng việc mất răng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể. Tuy nhiên, suy nghĩ này là sai lầm. Nếu răng bị rụng, bạn nên đến phòng khám nha khoa để trám lại răng kịp thời, tránh làm mất cân bằng răng miệng.
Miệng có vị kim loại cảnh báo bệnh gì?
Nếu thường xuyên nếm thấy vị kim loại hay vị đồng xu cũ trong miệng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang có vấn đề sức khỏe.
Dưới đây là 4 nguyên do khiến bạn nếm thấy vị kim loại trong miệng, theo trang tin Insider.
1. Dùng quá liều vi chất tổng hợp
"Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến miệng cảm thấy có vị kim loại là do thừa vi chất" - tiến sĩ Lisa Lewis, một chuyên gia y tế gia đình tại Mỹ cho biết.
Cụ thể, bà Lewis giải thích khi dùng một số loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc giúp bổ sung các vi chất như sắt, crom, đồng, canxi, kẽm nhưng vượt quá ngưỡng hấp thụ thì cơ thể chúng ta sẽ bài tiết những chất thừa này qua nước bọt, từ đó gây ra vị kim loại trong miệng.
Khi dùng một số loại thuốc giúp bổ sung các vi chất như sắt, crom, đồng, canxi, nhưng vượt quá ngưỡng hấp thụ thì cơ thể sẽ bài tiết những chất thừa này qua nước bọt. Ảnh SHUTTERSTOCK
2. Nhiễm trùng nướu răng
"Nếu thường xuyên vệ sinh răng miệng qua loa thì khả năng bạn bị các bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu là rất lớn. Những bệnh này có thể để lại dư vị kim loại trong khoang miệng", tiến sĩ Natasha Bhuyan - giám đốc y tế khu vực của tổ chức chăm sóc sức khỏe One Medical (trụ sở Mỹ), trả lời Insider.
Một số dấu hiệu phổ biến khác của bệnh nhiễm trùng nướu răng là sưng nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng.
3. Mang thai
Tiến sĩ Bhuyan cho hay phụ nữ khi đang mang thai cũng thường xuyên nếm thấy vị kim loại do thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là sự gia tăng estrogen.
Nữ chuyên gia giải thích rằng sự gia tăng estrogen chính là nguyên nhân tác động đến các tế bào vị giác, khiến thai phụ thường nếm thấy vị khó chịu như kim loại và dẫn đến chứng biếng ăn, ốm nghén.
"Hiện tượng này sẽ phổ biến hơn trong 3 tháng đầu của thai kỳ và thường tự biến mất khi bà bầu bước vào tam cá nguyệt thứ hai", bà Bhuyan nói thêm.
4. Sa sút trí tuệ
Tiến sĩ Lewis cho hay tổn thương dây thần kinh - nguyên nhân của chứng sa sút trí tuệ - cũng có thể làm thay đổi vị giác và khiến bệnh hay cảm thấy vị kim loại trong miệng.
Một số dấu hiệu phổ biến khác của chứng sa sút trí tuệ bao gồm: khó giao tiếp, mất tập trung thường xuyên, hay quên tên người thân hoặc bạn bè thân thiết, mất phương hướng, đi lạc thường xuyên...
Ăn quả lựu nuốt hạt hay bỏ hạt? Những người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng, bị cúm, tiểu đường... không nên ăn quả lựu. Quả lựu có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao. Nước ép từ lựu chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, chống viêm loét, làm mềm các mạch máu, ổn định...