Mối liên hệ bí ẩn giữa virus corona và hệ tim mạch
Chủng virus corona mới chủ yếu ảnh hưởng tới phổi. Nhưng các bác sĩ đã báo cáo các trường hợp mà loại virus này hoành hành một bộ phận khác trong cơ thể đó là trái tim.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí JAMA Cardiology, trong 5 bệnh nhân bị tổn thương tim do COVID-19 ở Vũ Hán thì chỉ có một số bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, những trường hợp còn lại thì không. Vậy điều gì đang diễn ra?
Các bác sĩ tim mạch cho rằng chỉ có 2 khả năng thể khả thi để giải đáp câu hỏi này. Hoặc trái tim bơm máu trong trường hợp cơ thể không đủ oxy khiến virus xâm nhập trực tiếp vào tế bào tim; hoặc do cơ thể, trong nỗ lực diệt trừ virus, có thể đã huy động rất nhiều tế bào miễn dịch tấn công tim.
“Chúng tôi biết rằng đây không phải là loại virus duy nhất gây ảnh hưởng đến tim”, Tiến sĩ Mohammad Madjid tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas ở Houston (UTHealth) cho biết.
Theo một nghiên cứu được công bố năm 2018 trên Tạp chí Y học New England, nguy cơ các cơn đau tim có thể tăng gấp sáu lần khi một người bị nhiễm virus cúm.
Hơn nữa, trong hầu hết các bệnh dịch cúm, nhiều bệnh nhân chết vì biến chứng tim hơn là chứng viêm phổi. Nhiễm virus có thể làm gián đoạn lưu lượng máu đến tim, gây ra nhịp tim không đều và suy tim.
Vì vậy, mặc dù không “quá ngạc nhiên”, nhưng virus SARS-CoV-2 có thể dẫn đến tổn thương tim và điều này xảy ra thường xuyên hơn ở những bệnh nhân COVID-19 so với những người bị nhiễm các loại virus khác.
Virus có thể đang tấn công trực tiếp vào tim. Tiến sĩ Erin Michos, phó giám đốc khoa tim mạch dự phòng tại Trường Y khoa Johns Hopkins cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến những trường hợp không mắc bệnh nền về tim mạch. Tổn thương tim không điển hình trong các trường hợp nhiễm COVID-19 nhẹ và có xu hướng xảy ra ở những bệnh nhân có triệu chứng nặng và phải nhập viện.”
Mặc dù virus chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, nhưng nó đang lưu thông trong máu; điều đó có nghĩa là virus có thể xâm nhập trực tiếp và tấn công các cơ quan khác, bao gồm cả tim.
Phương Huyền
Video đang HOT
Chủ quan khi ca nhiễm giảm, dân Hong Kong bỏ khẩu trang, ào ra biển
Khi số ca nhiễm bắt đầu giảm xuống, nhiều người Hong Kong bắt đầu lơ là việc chấp hành các quy tắc cách ly xã hội. Các bãi biển, đường lên núi bắt đầu đông nghịt người.
Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Phục sinh (10/4), các bãi biển và những con đường mòn dẫn lên núi chật cứng người. Người Hong Kong gần như đã bỏ qua khuyến cáo của chính phủ về các quy tắc giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19.
Sau nhiều tuần liền bị hạn chế ra ngoài, người dân Hong Kong bỗng dưng tự cho mình cảm giác thư giãn bằng cách tháo bỏ khẩu trang và đi du lịch.
Hàng trăm người tụ tập, vui chơi tự do tại các bãi biển ở Hong Kong. Ảnh: SCMP.
Ở các bãi biển nổi tiếng, dễ dàng bắt gặp cảnh từng nhóm người tụ tập, thảnh thơi tận hưởng ánh nắng mặt trời. Mặc dù trước đó, các quan chức y tế đã đưa ra một cảnh báo về nguy cơ bùng phát Covid-19 mới.
Tính đến ngày 10/4, Hong Kong ghi nhận thêm 16 ca dương tính, nâng tổng số người nhiễm virus lên 989 người.
Chủ quan khi số lượng ca nhiễm mới giảm
Henry Tam (30 tuổi), nhân viên bán hàng, là một trong số khoảng 1.000 người đã đến bãi biển Vịnh Repulse để nghỉ dưỡng. Họ bị thu hút bởi không gian mở tuyệt vời của nơi này.
"Chúng tôi quyết định ra ngoài trong kỳ nghỉ để tận hưởng không khí trong lành và thư giãn sau khi đã ở trong nhà suốt thời gian qua vì đại dịch. Gia đình tôi còn có kế hoạch đi leo núi. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều không gian thoáng đãng để tận hưởng và có lẽ không nhiều người đến đâu", Tam nói.
Nhiều gia đinh, bao gồm cả người già và trẻ nhỏ, chọn dã ngoại ở các triền núi và không đeo khẩu trang bảo hộ. Ảnh: SCMP.
Kỳ nghỉ lễ Phục sinh diễn ra ngay sau khi thành phố ra lệnh đóng cửa một loạt các cơ sở kinh doanh, bao gồm quán bar, phòng tập gym và rạp chiếu phim. Chính phủ cũng ban hành điều luật mới, yêu cầu người dân không tụ tập quá 4 người.
Bác sĩ Chuang Shuk-kwan, người đứng đầu Chi nhánh Bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe, khuyến cáo mọi người nên đề cao cảnh giác trong suốt kỳ nghỉ.
"Tôi quan sát thấy rằng nhiều người đang đi lại trên đường phố. Nếu mọi người lơ là việc chấp hành các quy tắc cách ly xã hội, một làn sóng lây nhiễm mới có thể sẽ xảy ra. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì có khả năng dẫn đến một loạt trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng", cô nói.
Mặc dù vài ngày trở lại đây, số lượng ca nhiễm mới đã giảm xuống dưới 30, bác sĩ Chuang cho rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định Hong Kong đã qua đỉnh dịch.
Hàng trăm người đã tập trung tại Tiêm Sa Chủy để ngắm đường chân trời tại cảng Victoria. Ảnh: SCMP.
Đại Mạo Sơn là ngọn núi cao nhất thành phố với độ cao 957 mét, nằm ở Tân Giới (Hong Kong). Tại đây, hàng trăm người, bao gồm cả người già và trẻ nhỏ, đang leo lên những con đường mòn hoặc tập trung gần đỉnh núi để ngắm cảnh.
Một số người khác tản bộ xung quanh và chụp hình lưu niệm. Họ hầu hết đều không đeo khẩu trang.
Dọc theo Đại lộ Ngôi sao ở Tiêm Sa Chủy (Hong Kong), hàng trăm người đã tập trung để ngắm đường chân trời tại cảng Victoria. Trung tâm mua sắm K11 và khu ẩm thực bên trong nó cũng rất náo nhiệt, với những đứa trẻ chạy xung quanh tác phẩm điêu khắc trứng Phục sinh.
Sai lầm trong nhận thức
Ở bán đảo Sai Kung, một số nhà hàng hải sản kín bàn vào giờ ăn trưa. Theo quy tắc phòng dịch, mỗi quán ăn chỉ được phép cung cấp một nửa số lượng bàn.
"Tôi sẽ đưa cha mình đến một hòn đảo gần đây vào buổi chiều. Ông ấy không thể cứ mắc kẹt trong nhà suốt nhiều tháng như vậy. Vận động ngoài trời sẽ kéo dài tuổi thọ của cha tôi", một khách hàng giấu tên, chia sẻ.
Tại Stanley, các nhà hàng dọc hai bên đường cho biết việc kinh doanh đã khá khẩm lên. Một nhân viên phục vụ giấu tên của một quán đồ ăn phương Tây cho biết số lượng khách hàng đã tăng từ 20 - 30% trong dịp lễ này.
Anh Cheng - chủ một cửa hàng lưu niệm tại chợ Stanley - nói rằng nhiều người đang truy cập trang bán hàng online của họ hơn trước nhưng doanh số vẫn không thay đổi. "Tôi thấy nhiều người qua lại khu này trong hôm nay nhưng không có mấy người thực sự mua thứ gì", anh ấy nói.
Iker Mugarra, một kiến trúc sư 35 tuổi, cho biết anh và vợ đã quyết định đi từ Stanley tới du lịch ở Vịnh Repulse với đứa con trai 8 tháng tuổi của họ. Đó là lần đầu tiên con trai họ thấy bãi biển là thế nào.
Gia đình anh Mugarra không nghĩ rằng lại có nhiều người đến bãi biển trong dịp này đến vậy. Ảnh: SCMP.
"Chúng tôi đã cố gắng để không đi ra ngoài quá nhiều, nhưng cũng muốn tận hưởng thời gian này với em bé của mình", Mugarra nói.
Gia đình 3 người Tây Ban Nha đã sống ở Hong Kong được gần 4 năm. Họ không nghĩ rằng lại có nhiều người đến bãi biển trong dịp này đến vậy. Tuy nhiên, Mugarra cũng đã đem theo khẩu trang để phòng dịch cho cả nhà.
Cách đó không xa, Vincent He, 24 tuổi, đang tận hưởng kỳ nghỉ với 2 người bạn của mình.
"Tôi đã lên kế hoạch đi chơi trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh. Tôi đã quá chán khi ở trong nhà suốt mấy tháng qua", anh ấy nói. Vincent còn muốn tìm đến những địa điểm nổi tiếng khác trong thành phố, chẳng hạn như Sư Tử Sơn.
Tuy cho rằng đeo khẩu trang không phải biện pháp phòng bệnh triệt để, Vincent cam đoan vẫn thường xuyên duy trì thói quen này.
Ánh Nguyệt
Tụ tập đông người 'hiệu ứng chùm' châm ngòi cho COVID-19 Nước nào bị COVID-19 tác động mạnh nhất đều có chung đặc điểm là có nhiều cuộc tụ tập tôn giáo, văn hóa, xã hội đông người ở khoảng cách gần. Tờ The Guardian (Anh) dẫn lời ông Niki Popper, nhà toán học tại Đại học Kỹ thuật Vienna, Áo: "Sự kiện đông người là cơ hội hoàn hảo cho virus vì mọi...