Mỗi lần ‘yêu’, tôi nhét khăn vào miệng vợ cho đỡ ồn
Mỗi lần bị nhét khăn vào mồm để ân ái, tôi có cảm giác như mình bị làm nhục.
Chỉ biết nghe mẹ mà không thèm đoái hoài tới cảm xúc của vợ, chồng tôi đâu biết, mỗi lần bị nhét khăn vào mồm để ân ái, tôi có cảm giác như mình bị làm nhục, bị đem ra hãm hiếp.
Tôi trở thành cô dâu xinh đẹp vào đầu năm Canh Dần. Lúc ấy, tôi đã gần 30 tuổi. Ông xã cũng xấp xỉ tuổi tôi, chỉ là sinh trước vài tháng. Sau vài mối tình không trọn vẹn, tôi quyết định lấy anh. Đó là người đàn ông tôi dành nhiều tình cảm và sự ngưỡng mộ, bởi anh chững chạc, sống điềm đạm, đường hoàng. Điểm duy nhất khiến tôi không hài lòng là gia cảnh nhà chồng. Bố mẹ anh trước là quân nhân, nhưng khi xí nghiêp giải thể đã xin về một cục rồi lăn lộn kiếm sống. Tới tuổi già, hai cụ chỉ còn biết trông cậy vào con cái. Bố chồng tôi lại đau ốm quanh năm. Ông cụ mắc chứng hen suyễn, cứ trái gió trở trời là lại khổ sở.
Hồi còn yêu, tôi được anh dẫn về nhà chơi. Mới đầu, tôi hơi sốc khi nhìn thấy căn nhà chật hẹp với 45 m2. Suy đi rồi tính lại, tôi cũng không phải hàng thiên kim tiểu thư mà kén cá chọn canh mãi được. Năm ấy đã gần đầu ba, nếu không cưới vội chắc tôi ế cả đời. Vậy là gạt bỏ những lấn cấn về gia cảnh, tôi quyết định kết hôn.
Ngày cưới, chúng tôi tổ chức khá giản đơn, gói gọn. Tối hôm ấy, mẹ chồng kéo chúng tôi vào phòng, tâm sự to nhỏ: “Chúng mày tranh thủ thời gian để sinh con đi. Bố ốm yếu như vậy, cũng chỉ mong trông thấy mặt cháu đích tôn”. Chồng tôi vốn là người con hiếu thảo, nên thấy mẹ giục giã, anh chỉ ngoan ngoãn nghe theo, không quên động viên cụ: “Mẹ cứ yên tâm, chúng con nhất định sẽ hoàn thành nhiệm vụ cao cả!”.
Vừa dọn về sống chung được vài ngày, tôi đã nhận ra căn nhà ấy là đồ cổ chính hiệu vì được xây từ những năm 80. Dù cấu trúc chung vẫn ổn, nhưng cách âm thì quá kém. Vợ chồng tôi được ưu tiên sống trên gác hai cho kín đáo. Nhưng kín đáo đâu chẳng thấy, chỉ biết mọi âm thanh ở tầng trên, tầng dưới nghe rõ mồn một.
Đã nhiều lần, tôi bày tỏ với ông xã ý định thuê nhà ở riêng, nhưng anh ấy đều từ chối. “Bố không còn khỏe, nên cần có người chăm nom chu đáo. Mẹ thì lại đau nhức thần kinh, suốt ngày uể oải. Nếu chúng ta dọn ra ngoài ở, chẳng khác gì làm chuyện bất hiếu với các cụ”. Chồng đưa lý do ấy ra, tôi chẳng còn cách nào thuyết phục, nên đành lẳng lặng sống chung với người già trong một nếp nhà chật hẹp.
Tôi đắng nghẹn, hóa ra bà ta chỉ chăm chăm lo cho hậu duệ của nhà họ, chứ chẳng thèm đoái hoài tới con dâu. (ảnh minh họa)
Nhớ lời mẹ dặn, trừ những lúc tôi đèn đỏ, ngày nào ông xã cũng thúc ép vợ chuyện ân ái để nặn ra thằng cu cho các cụ mừng. Dù đôi lúc thấy mệt mỏi, chán chường, nhưng thấy chồng vẫn hùng hục sung sức, tôi cũng không mở miệng kêu ca nửa lời.
Vào dịp kỷ niệm 5 tháng ngày cưới, tôi và chồng đã ngầm ước định sẽ tổ chức một buổi tiệc nhỏ thật lãng mạn. Mới hơn 4h chiều, tôi viện cớ có việc gia đình để chuồn về. Vừa bước chân tới cửa, tôi đã nghe tiếng mẹ chồng dặn dò anh: “Thằng này dốt, chọn ngay phải con vợ bị điếc. Đã thế lại vô duyên, cứ tối đến là la oai oái, khiến tao với bố mày không tài nào ngủ được. Mày tìm cách hãm nó lại đi, không chúng tao chết vì mất ngủ đấy!”.
Chồng tôi lập tức tuân lệnh: “Mẹ cứ yên tâm, từ nay về sau con sẽ có cách để cô ấy không làm phiền tới giấc ngủ của bố mẹ nữa!”. Trước khi con trai rời khỏi phòng, bà ấy còn nói với theo: “Vài tháng nữa, nó mà chưa có gì thì cho nghỉ luôn nhé. Tìm con dâu khác cho mẹ!”.
Tôi đắng nghẹn, hóa ra bà ta chỉ chăm chăm lo cho hậu duệ của nhà họ, chứ chẳng thèm đoái hoài tới con dâu. Trong mắt mẹ chồng, tôi chỉ như cái máy đẻ không hơn không kém. Tôi lao về nhà mẹ, khóc nức nở trong lòng bà. Trước lúc tôi quyết định lấy chồng, mẹ tôi xót con lắm. Bà luôn cho rằng, nhà chồng tôi đã nghèo lại sống “cảnh khách”, khinh người có hạng. Giờ thì tôi mới thấm câu ấy của mẹ.
Video đang HOT
Tối hôm đó, tôi không thèm về nhà, điện thoại cũng tắt nguồn. Chồng tôi gọi vài chục cuộc, không thấy vợ nhấc máy bèn lao đi tìm. Hơn 12h, tôi thấy anh bấm chuông loạn xạ dưới nhà. Em gái tôi ra tiếp. Chắc con bé đã mách lẻo rằng tôi đang ở đây, nên chỉ vài phút sau, đã thấy anh ấy lao lên, gõ cửa ầm ĩ. Tôi không nói lý do vì sao mình đột nhiên mất tích, nhưng thấy thương chồng vì lặn lội giữa đêm nên đành theo anh về nhà.
Sáng hôm sau, chồng tôi mò dậy từ sớm. Tôi cứ tưởng anh ấy bận việc cơ quan. Vào nhà tắm vài phút, anh ta trở lại giường rồi cứ thế sờ soạng khắp người vợ. Hóa ra là ông xã lại lên cơn “thèm”. Tôi chưa kịp phản ứng đã bị chồng tọng cả chiếc khăn bông to tướng vào miệng rồi cứ thế quấn lấy mình. Lúc ấy, tôi mới ngộ ra, diệu kế để tránh ồn ào lúc “lên giường” của chồng tôi chính là chiếc khăn bông này. Chỉ vì sợ mẹ phật ý, anh ta không thèm đoái hoài tới cảm xúc của vợ. Chồng tôi đâu biết, mỗi lần bị nhét khăn vào mồm để ân ái, tôi có cảm giác như mình bị làm nhục, bị đem ra hãm hiếp.
Chiêu ấy được anh sử dụng liên tục, mặc cho tôi khóc lóc van xin thế nào. Vài tháng sau, tôi có bầu. Kể từ ngày biết vợ mang thai, chồng tôi không dám đòi hỏi “chuyện ấy” vì sợ ảnh hưởng tới con. Tôi như thoát được nhục hình, sống những ngày bình yên thanh thản. Khi con đã cứng cáp, khi sức khỏe của tôi đã hồi phục, chuyện quan hệ vợ chồng chắc chắn sẽ trở lại. Nhưng tôi rất sợ chồng mình lại bệnh hoạn như trước kia. Chỉ cần nghĩ tới, tôi đã rùng mình ghê tởm. Phải làm sao để anh ấy thôi không đối xử tàn nhẫn lúc “lên giường” với vợ như vậy?
Lời bàn
Chồng bạn không quan tâm tới cảm xúc của vợ, hành động một cách mù quáng, chỉ để thỏa lòng mẹ mình. Dẫu biết rằng, anh ta là người con hiếu thảo, nhưng cách thể hiện lòng hiếu thảo như vậy quá lệch lạc và đáng lên án.
Bạn đã nhẫn nhịn quá nhiều và quá đủ trong chuyện này. Nếu để tình trạng ấy tái diễn, bạn sẽ bị tổn thương nghiêm trọng về tinh thần. Những ức chế tinh thần khi gặp trục trặc trong phòng the lâu dần sẽ khiến người phụ nữtrở nên lãnh cảm với chuyện ái ân. Nhân lúc này, hãy trao đổi thẳng thắn với chồng về những bức xúc bấy lâu của mình. Có nhiều cách để làm giảm tiếng ồn khi “yêu”, đâu nhất thiết phải dùng tới quái chiêu như chồng bạn? Hãy mạnh dạn bảo vệ mình, cũng chính là bảo vệ hạnh phúc cho gia đình bạn.
Theo Eva
Chuyện lạ ở Khánh Hòa: Người đàn ông luyện vàng giữa phố
Từ một cơ duyên như định mệnh cuộc đời, sau không biết bao lần thất bại, chủ nhân của cái nghề đặc biệt này vẫn bám trụ với nghề.
Lấy vàng từ đất
Tưởng chừng chuyện luyện vàng từ đất đá ấy chỉ là câu chuyện của những cuộc trà dư tửu hậu lúc rảnh rỗi, thế nhưng câu chuyện "nằm mơ giữa ban ngày" ấy đang có thật ở thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) của một người có "thâm niên" hơn 20 năm luyện ra vàng từ đất. Phải dò hỏi mãi, người dân nơi đây mới chỉ cho chúng tôi đến ngôi nhà, cũng là xưởng chế tác của gia đình ông Cao Thanh Tùng (trú thị trấn Vạn Giã).
Người dân ở Vạn Giã vẫn thường đồn nhau rằng: "Mỗi lần ông Tùng chở đá, đất về, thế nào cũng luyện ra vàng!". Lúc chúng tôi đến, gia đình ông Cao Thanh Tùng đang hì hục luyện vàng. Rất bất ngờ nhưng cũng cởi mở, ông không ngần ngại mời chúng tôi vào nhà để kể lại chuyện nghề của mình.
Cơ duyên đến với nghề của ông cũng rất đặc biệt, bởi đó gần như là vốn trời cho ông. Còn ông thì vẫn cười và bảo rằng vì đói nên đầu gối phải bò. Làm người trụ cột trong gia đình mà để vợ con nheo nhóc thì sao đặng! Thế nên ông mới làm. Cách đây hơn 30 năm, lúc ấy ông mới lập gia đình ông.
Một mẻ sái sắp được luyện thành
Hai vợ chồng tay trắng làm lụng kiếm ăn, nhưng sấp ngửa tối ngày mà vẫn lo đói. Ở mảnh đất Ninh Thọ (Ninh Hòa) ngày ấy cuộc sống rất khó khăn. Để vợ con bớt nheo nhóc, ông theo những người trong làng đi đãi vàng thuê ở khắp nơi như Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên... thế nhưng ngày ấy các bãi vàng toàn ở những nơi "thâm sơn, cùng cốc", cuộc sống phức tạp, hỗn độn, một đi là khó trở về.
Mấy năm trời còng lưng trên các bãi vàng, ông làm mãi mà cũng chẳng đủ ăn chứ chưa nói gì đến việc gửi tiền về quê nuôi vợ con trong khi bệnh tật rình rập, tính mạng luôn bị đe dọa. Nghĩ mãi, thế rồi ông đành từ bỏ nghề đào vàng khi cảnh nhà vẫn đói để chuyển qua nghề khác.
Nhưng nghề khác lúc ấy của ông vẫn liên quan đến vàng, khi ông thôi không chui hầm nữa, mà chuyển sang việc lau chùi sàn nhà, cống thải, vật dụng luyện vàng ở các tiệm kim hoàn rồi mang về luyện lại. Thế nhưng việc này cũng đòi hỏi chi phí cao, công xá lớn, rất vất vả mới có được vàng. Mà trong thời điểm ấy, những tiệm vàng còn khá khiêm tốn với các loại vàng như thế.
Nghĩ mãi không biết cách nào kiếm sống được. Ông về nhà, hai vợ chồng bàn bạc vay mượn khắp nơi được hơn 20 ngàn đồng (giá trị lúc ấy tương đương với một chỉ vàng) để đi buôn heo, kết hợp nuôi thêm gà vịt trong nhà. Cuộc sống lúc ấy cũng chỉ gọi là tạm ổn.
Nhưng rồi số trời run rủi đã mang đến cho ông một cơ may ngàn năm có một. Ông cười kể lại, trong một lần tình cờ trên chuyến xe khách ra Phú Yên bắt heo, người khách ngồi cùng ghế với ông bỗng dưng mặt mày tím tái, ngồi không vững nên đổ vật xuống. Lúc ấy hành khách trên xe tá hỏa tưởng có người chết nên hoảng hồn nhảy hết xuống xe. Chỉ có mỗi mình ông cùng người đàn ông đó trên xe.
Nhìn sắc diện, ông Tùng biết người đó bị trúng gió độc. Ông liền dùng dầu đánh gió giúp. Chừng 5 phút sau, người khách tỉnh lại. Cảm động trước ơn cứu mạng của ông Tùng, người đàn ông đó đã đưa ông Tùng về nhà, rồi chỉ bày cặn kẽ cho ông cách luyện vàng từ đất, cát thải ở mỏ vàng bằng phương pháp thủy luyện kết hợp hỏa luyện. Phương cách ấy không quá vất vả, lại đưa ra được vàng có ít tạp chất hơn.
Ông Tùng cho biết: "Lúc ấy tôi mừng hơn bắt được vàng vì người ta đâu dễ gì lộ bí quyết nhà nghề cho mình được. Tôi được ông ấy đưa về nhà chỉ cho từng tý một. Sau đó nhiều lần ông ấy còn hỏi thăm tôi xem công việc ấy như thế nào nữa. Phải nói tôi có được cái nghề này là nhờ ông ấy!" Nghe ông kể về cơ duyên đến với nghề của mình, chúng tôi không khỏi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Bởi sự hy hữu và lạ lùng của cuộc đời đều vận vào ông cả.
Nửa đời với nghề "trời cho"
Ông Cao Thanh Tùng
Tính ra, ông Tùng đã theo nghề luyện sái vàng được hơn 20 năm. Ông bảo trước đây người ta thường bỏ sái vàng đi cho đỡ chật mỏ. Nhưng bây giờ nguồn vàng đang dần cạn kiệt nên sái vàng đã được các chủ mỏ tận dụng để bán lại, thậm chí, có doanh nghiệp còn đấu thầu để mang về luyện lại.
Phía sau nhà ông, cũng gần như là một xưởng chế tác, xưởng luyện kim ấy có hàng chục khối đất, đá được thu gom từ các mỏ vàng ở Quảng Nam, ở Bình Định, Phú Yên, Kon Tum đưa về nằm chờ đến ngày được luyện. Ông Tùng bật mí rằng những khối đất đá ấy sẽ được cho vào máy xay nhuyễn, đưa qua các bể lắng ngâm nước.
Hỏi bí quyết luyện vàng của mình, ông Tùng ngập ngừng một chút rồi chỉ vào các bể ngâm, ông Tùng cho biết: "Từ đất đá như thế này, để thành vàng cũng không dễ dàng gì. Mỗi mẻ sái như thế này phải xử lý khoảng 12 - 15 ngày với nhiều công đoạn. Nghề này không khó, nhưng phải có kiến thức Hóa, Lý cơ bản và một số máy móc, dụng cụ chuyên biệt mới làm được!
Sau khi mua về, sái vàng được xay, trộn đều với các hóa chất, vôi, sô-đa, xút... rồi cho vào các hồ ngâm được xây bằng bể xi măng. Sau đó tháo hết nước, cho kết tủa bằng kẽm. Làm nhiều lần như vậy sẽ thu được một hỗn hợp gồm các chất như: kẽm, barít sắt... với tỷ lệ vàng khoảng 50 - 80%. Sau đó, tiến hành phân kim bằng axít, hỏa luyện để tách ra vàng. Sau nửa tháng, kết quả thường được 1 - 2 chỉ vàng "96" như thế. Còn nếu muốn có được vàng "bốn con chín" thì phải mất thêm một công đoạn rắc rối nữa. Cái này là bí mật!".
Theo ông Tùng, nếu có kiến thức về Lý, Hóa và biết cách làm thì có thể luyện được sái vàng. Luyện sái vàng quan trọng nhất là biết chọn sái thô. Bởi qua sái vàng biết tỷ lệ vàng là bao nhiêu. Để không lỗ, ông thường lấy chừng 15kg sái về làm thử, sau đó tính tỷ lệ. Tuy vậy, vẫn có lần ông bị lỗ nặng do bị lừa mua phải "sái nước 3, nước 4", tức là sái đã luyện qua mấy lần.
Ông Tùng cũng thừa nhận, luyện thế nào cũng ra vàng, nhưng tính toán không kỹ là lỗ vốn, lỗ công, bởi đây là nghề "bòn tro đãi sạn" làm lời. Trung bình mỗi khối đất đá phải luyện được hơn 5 phân vàng, nếu ít hơn là lỗ. Trong đời ông, lần luyện may mắn nhất là thu được 1,5 chỉ vàng trong một khối sái, còn thường thì được 1 chỉ, thế là đã hạnh phúc lắm rồi. Mỗi tháng, ông làm chừng 2 hồ luyện. Mỗi năm, ông cũng thu được khoảng 3 - 4 cây vàng. Thế nhưng trừ chi phí, còn lại phần lời chỉ đủ ăn.
Gần đây, khi vàng liên tục tăng giá, nhiều người quay lại luyện sái vàng khiến sái vàng cũng tăng giá theo. Nghề luyện sái vàng không ưu đãi người. Việc theo nghề vốn đã vất vả, còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Các hóa chất dùng trong luyện vàng rất độc. Mỗi lần phân kim, ông không cho con cái đến gần, chỉ một mình làm. Ngoài đeo khẩu trang, ông còn dùng nước cam để trung hòa độ kiềm trong người nếu không may hít phải nhiều khí độc. Làm xong, ông dùng thuốc tím để xử lý nước thải.
Tuy nhiên, ngay cả với ông dù đã có vốn kiến thức về đào đãi vàng nhiều năm, nhưng mấy mẻ sái vàng đầu xin từ mỏ vàng Hòn Chùa - Vạn Ninh về ông làm thử nhưng thất bại. Bà Dương Hoàng Thu, vợ ông thì chỉ cười: "Mỗi lần chồng tôi thất bại đều dựa vào trang trại chăn nuôi của gia đình để làm tiếp. Biết theo nghề là phiêu lưu, nhưng ông đã lỡ đam mê nên đành phải gắng. Mỗi lần thất bại, ông lại cắm cúi đi mua sách về đọc, ghi chép rồi thức cả đêm tính toán mới thành công đấy!".
Phải đến nhiều lần sau, khi đã đúc rút được khá nhiều "kinh nghiệm xương máu" thì ông Tùng mới thành công và thu được gần 7 phân vàng. Mẻ sái vàng đầu tiên thành công, ông mừng rỡ vội vã thông báo cho "ông thầy" của mình biết. Sau đó mua cả một mâm lễ để lạy tạ trời đất và liên hoan cả gia đình.
Trước đây, khi giao thông chưa thuận lợi, mỗi lần vào mỏ vàng mua sái, ông đều phải đi cùng 2 - 3 người hoặc đi với các đoàn khai thác vàng để tránh bị cướp. Ông Tùng chia sẻ: "Nhiều người theo nghiệp này đã sa vào cờ bạc, rượu chè, mại dâm và ma túy. Còn với tôi thì nghề luyện vàng này như một thứ đam mê theo suốt đời. Sung sướng nhất là khi chinh phục được một mẻ quặng khó, lẫn nhiều tạp chất, phải dùng nhiều phương pháp khác nhau mới tinh lọc được vàng. Lần tôi trúng nhiều nhất là năm 1992 với 12 cây vàng, đủ để mua xe, sửa nhà...".
Hơn 20 năm gắn bó với nghề, ông nghiệm ra một điều rằng cái nghề này không bạc với những người sống hiền lương và cần mẫn. Ông tâm sự: "Tôi làm nghề này, cơm cũ đổi cơm mới, nuôi con cái học hành để sau này chúng không làm nghề vất vả như bố. Con cái mà làm nghề này thì thế nào chẳng vào các mỏ. Ở đó, tệ nạn nhiều lắm. Ba nó làm vàng cả đời mà cứ "lên voi, xuống chó", có khá được đâu. Đời chúng nó, nhất định phải học để khá hơn mình!".
Cũng vì thế, ông nhất quyết không cho con nối nghiệp mình. Hiện nay, hai con đầu của ông là học viên Trường Sỹ quan Thông tin, hai người con sau cũng học rất tốt. Đó là hạnh phúc nhất của đời ông. Một điều đặc biệt, ông không giữ nghề cho riêng mình mà cũng đã truyền dạy nghề luyện sái vàng cho nhiều người khắp trong Nam, ngoài Bắc. Tất nhiên, đó phải là những người có cái tâm, nếu không sẽ không thành.
ĐỌC TIẾP...
Theo_VTC