Mỗi lần về quê chồng, tôi như bị đày ra hoang đảo chịu tội
Về tới nơi, tôi tá hỏa khi thấy cái nhà vệ sinh mới so với cái nhà vệ sinh cũ chỉ được nâng cấp hơn cái cửa. Còn lại, tất cả vẫn y nguyên hiện trạng cũ.
Ngày đưa Vĩ về ra mắt, bố mẹ tôi đã sớm nhắc nhở tôi nên cân nhắc lại chuyện tình yêu này vì điều kiện hai bên gia đình quá chênh lệch. Nhưng nếu để ý tới vấn đề giàu nghèo thì tôi đã không không yêu Vĩ. Vĩ tuy là con nhà nông, gia đình không khá giả nhưng rất biết cách sống, cách ứng, lại có chí phấn đấu. Chính đức tính ấy của Vĩ đã chiếm được cảm tình của tôi. Vì vậy, dù biết là hoàn cảnh gia đình Vĩ khó khăn, tôi vẫn quyết tâm yêu và lấy Vĩ. Nhưng sau khi kết hôn, tôi mới vỡ lẽ là cuộc sống hôn nhân không hề đơn giản như tôi tưởng.
Công việc đều ở trên thành phố nên sau khi kết hôn, chúng tôi định cư luôn trên này, chỉ khi nào có việc mới về quê. Cuộc sống hôn nhân của tôi thì không có gì phải chê trách vì Vĩ luôn biết cách khiến tôi hài lòng, yêu thương, nhường nhịn tôi. Quê chồng tôi cách nơi chúng tôi ở khá xa nhưng để hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của những người con trong gia đình, hàng tháng, chúng tôi đều cố gắng sắp xếp về quê chồng một lần. Nhưng cho dù là có về một lần, nó cũng thực sự khiến tôi ác mộng. Bởi mỗi lần về quê chồng, tôi cứ như bị đày ra hoang đảo vậy.
Nhà chồng tôi khá nghèo, điều này khi yêu anh, tôi đã biết rõ. Tôi cũng đã về ra mắt, sau khi cưới cũng đã ở lại quê chồng một, hai ngày rồi mới lên thành phố nên cũng đã hiểu được ít nhiều cuộc sống ở nhà chồng. Nói không ngoa chứ tới giờ nhà chồng tôi vẫn còn sử dụng nhà vệ sinh lộ thiên. Có nghĩa là ao, vườn chuối, bụi tre, chuồng heo, tất cả những chỗ nào kín đáo, đều có thể biến thành nhà vệ sinh. Nên sau khi kết hôn, tôi đã bàn với Vĩ sẽ để lại số tiền mừng cưới giúp bố mẹ chồng sửa nhà và xây công trình phụ khép kín. Bố mẹ chồng tôi cũng nhất trí với ý kiến đó. Lần đó gọi bố mẹ chồng gọi điện lên báo tin mọi thứ đã xong xuôi. Vui mừng, chúng tôi hớn hở thu xếp về quê luôn.
Bởi mỗi lần về quê chồng, tôi cứ như bị đày ra hoang đảo vậy. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Về tới nơi, tôi tá hỏa khi thấy cái nhà vệ sinh mới so với cái nhà vệ sinh cũ chỉ được nâng cấp hơn cái cửa. Còn lại, tất cả vẫn y nguyên hiện trạng cũ. Quay ra hỏi bố mẹ chồng thì ông bà hồn hậu rằng ông bà bà già rồi, tiền đó để ăn uống, an hưởng tuổi già hơn chứ xây làm gì cái nhà vệ sinh. Nhưng thật sự, đến chỗ đi vệ sinh còn không được thoải mái thì tôi làm sao vui vẻ mỗi lần về quê chồng được. Tối hôm đó, nhà chồng tôi tổ chức ăn uống một bữa linh đình chỉ để mừng cái nhà sinh có thêm cánh cửa.
Tôi cũng không phải người quá khó tính, nhưng chỗ ăn ở không đầy đủ tiện nghi thì cũng cần phải sạch sẽ. Đằng này nhà chồng tôi nhìn cái gì cũng liên tưởng đến rác. Nhà tắm cũng phải xách nước bên ngoài vào mà dùng. Mà mỗi lần đi tắm thì phải có chồng đứng canh cửa bên ngoài vì sợ có người xông vào bất ngờ vì cánh cửa nhà tắm cảm giác chỉ cần một cơn gió nó cũng sẽ bị lung lay.
Quê chồng tôi không cách xa thành phố là mấy nhưng khẩu vị của mọi người trong nhà chồng không hề hợp với tôi chút nào. Nhất là khi nhìn cái cách anh rể vừa đi từ nhà vệ sinh ra, tay chân chưa rửa đã cho luôn vào nếm đồ ăn thì dù món đó có ngon đến mấy, có dũng cảm đến mấy tôi cũng không thể động đũa vào món đó dù chỉ một lần. Tối đến nằm trong màn đã được buông kín rồi mà tôi vẫn có cảm giác đàn muỗi đang đếm nếm thịt mình.
Tôi thực lòng không có ý chê trách hay coi thường gì cuộc sống của gia đình nhà chồng. Nhưng thực sự nếu cảnh này cứ tiếp diễn mãi thì chắc tôi chẳng còn dám về quê chồng nữa mất. Mà gửi tiền về để bố mẹ chồng sửa sang nhà cửa thì ông bà lại dùng nó vào việc mời họ hàng ăn uống. Trong số các bạn đã lập gia đình có ai lâm vào tình cảnh trái ngang như tôi thì cho tôi xin ý kiến với.
Theo Một Thế Giới
Nỗi ám ảnh về quê chồng ăn Tết của cô dâu thành phố
Mang tiếng là con gái thành phố nhưng mấy ngày Tết, bộ dạng lôi thôi, nhếch nhác của Linh còn chẳng bằng mấy chị em quanh năm chân lấm tay bùn ở quê.
Linh sinh ra và lớn lên ở thành phố. Ông bà nội ngoại cũng đều ở gần nhà nên Linh chưa một lần được về quê đúng nghĩa. Giữa bao nhiêu chàng trai thành phố, Linh chẳng ưng ai, cuối cùng lại chọn lên xe hoa với một anh chàng ở quê. Nghĩ tới lấy chồng quê, Linh vui lắm vì cuối cùng mình cũng đã có quê thực sự. Nhưng mọi chuyện không suôn sẻ như Linh nghĩ, nhất là khi Linh đã trải qua cái Tết lần đầu tiên ở quê chồng. Bây giờ nhớ lại, nó vẫn còn ám ảnh Linh.
Vợ chồng Linh thu xếp công việc để về quê từ ngày 25 Tết. Từ nhỏ quen được bố mẹ nuông chiều nên tính Linh rất đoảng. Biết vậy nên chồng Linh đã chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho cô vợ hậu đậu của mình.
Quê chồng Linh cách nơi hai vợ chồng sống tới cả trăm cây số nên về tới nơi, Linh đã chẳng còn sức mà nhấc nổi chân lên. Vậy mà vừa bước chân tới cổng, mấy đứa cháu đã chạy ra xô xô, đẩy đẩy đòi quà khiến Linh chỉ muốn đánh đòn bọn chúng. Nhà chồng Linh so với vùng quê nghèo khó này cũng thuộc hàng khá giả. Căn nhà cấp 4 khá rộng rãi như lại có tới 3 thế hệ cùng sinh sống nên thành ra chật hẹp. Ba đứa cháu con anh trai chồng phải vào ngủ cùng ông bà và bố mẹ để nhường phòng cho vợ chồng Linh.
Sáng sớm hôm sau, còn đang say giấc thì Linh đã bị tiếng lợn kêu khiến cho giật mình. Thì ra nhà chồng Linh mổ lợn để ăn Tết. Nhưng vì bố chồng Linh là trưởng họ nên mọi người tập trung lại làm tất cả ở nhà chồng Linh. Tiếng lợn kêu ụt ịt suốt cả đêm đã khiến Linh mất ngủ, nay lại bị đánh thức cũng chính bởi tiếng kêu ấy khiến đầu Linh đau như búa bổ. Mặc dù không giúp được gì nhưng Linh vẫn phải thức dậy để không bị mắng là biếng nhác. Ngồi co ro vì gió lạnh, cơn buồn ngủ cứ kéo đến khiến Linh gục luôn vào cột nhà. Tỉnh dậy bởi tiếng lay gọi của chồng, Linh không biết giấu mặt vào đâu vì ai cũng nhìn Linh cười tủm tỉm.
Cái Tết năm nay, Linh không biết mình có đủ can đảm để vượt qua nó hay không? (Ảnh minh họa)
Công việc chính của Linh là đi chợ, nấu cơm, rửa bát. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nhà chồng Linh rất đông người, mỗi bữa đơn giản cũng phải 3, 4 mâm bát. Mà rửa bát trong cái thời tiết giá lạnh này thì đúng là cực hình với cô nàng quen ở phố như Linh. Chưa dừng lại ở đó, 3 ngày Tết, khi cả nhà còn đang say giấc thì Linh đã phải thức dậy từ 4 giờ sáng để làm cơm lễ cùng chị dâu. Bố chồng Linh khá khó tính, chỉ cần sơ xảy một chút thôi là bị ông mắng ngay.
Rồi chuyện phải nhớ tên anh em, cô gì, chú bác cũng khiến Linh căng thẳng. Không may chào nhầm chức vị là bị lườm nguýt ngay. Họ hàng nhà chồng còn đông hơn quân Nguyên, mấy xấp phong bao lì xì Linh chuẩn bị sẵn hết veo trong chốc lát. Tiền mừng tuổi có khi hai tháng lương của Linh cũng không đủ.
Ai cũng mong mấy ngày Tết được nghỉ ngơi, diện đồ đẹp du xuân, gặp gỡ bạn bè. Còn Linh thì chỉ vùi đầu vào bếp núc, rửa bát, dọn dẹp. Lỡ có chút phấn son cùng chồng đi thăm họ hàng thì bị cả làng chỉ trỏ, soi mói. Mang tiếng là con gái thành phố nhưng mấy ngày Tết, bộ dạng lôi thôi, nhếch nhác của Linh còn chẳng bằng mấy chị em quanh năm chân lấm tay bùn ở quê.
Đang bị những kí ức ấy ùa về ám ảnh thì Linh chợt giật mình vì cuộc điện thoại của chồng:
- Vợ à, chuẩn bị xong chưa, anh về là lên xe về quê luôn nhé!
Nhận điện thoại của chồng, Linh không biết nên vui hay nên buồn nữa đây. Bởi cứ nghĩ tới những kỉ niệm về cái Tết ở quê chồng năm ngoái, Linh lại thấy rùng mình. Còn cái Tết năm nay, Linh không biết mình có đủ can đảm để vượt qua nó hay không?
Theo Một Thế Giới
Phi vụ "yêu" gãy chân giường khiến bố mẹ chồng giật mình thon thót Bây giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy xấu hổ vì phi vụ gãy chân giường bất đắc dĩ đó. Nhưng nhờ có vụ gãy giường ấy mà tôi quý mẹ chồng hơn và cũng không còn sợ hãi khi về quê chồng mỗi dịp Tết nữa. "Yêu"... gãy chân giường Cưới nhau xong chúng tôi đi hưởng tuần trăng mật rồi về nhà...