Mỗi lần cãi nhau vợ lại trù tôi gặp tai nạn
Tôi là người chồng trong bài: “Không nhớ nổi số lần bị chồng đánh”, vợ đã gửi link cho tôi. Xin chia sẻ thêm để mọi người góp ý khi có cái nhìn từ hai phía.
Về quá khứ, từ khi còn học đại học, tôi không phủ nhận mình ăn chơi, có điều tôi tiêu những đồng tiền do mình làm ra.
Lần đầu thi đại học không được, tôi đi làm luôn. Đến năm đầu đại học, tôi còn một số tiền để chi tiêu, gia đình vẫn trợ cấp. Trong khi các tân sinh viên còn suy nghĩ đầu tư vào kênh đa cấp nào thì tôi đã đi làm phụ. Ham chơi nhưng tôi vẫn nằm trong số hơn 20 sinh viên (8% trong số hơn 250 sinh viên của khoa) được báo cáo ra trường sớm một học kỳ với tấm bằng khá. Có thể đôi lúc tôi may mắn nhưng không may mắn nào theo suốt ba năm rưỡi cả, đó là cả một quá trình phấn đấu của tôi. Trong khi các bạn còn lại đang báo cáo ra trường thì tôi đã đi làm được nửa năm. Tuy nhiên, học đại học chỉ là bước nhỏ trên đường đời; có lúc bạn bước nhanh hơn, có lúc bạn bị bỏ lại.
Tôi không rượu chè và thuốc lá, tuổi trẻ yêu đương đến cỡ nào cũng giữ sự trong trắng cho vợ đến khi đăng ký kết hôn. Trước ở cùng bà nội, bà trông con và lo toan cơm nước hộ, mọi việc nhà tôi không quan tâm. Hơn một năm trở lại, vợ chồng tôi sống riêng, từ chà toilet đến nấu nướng, rửa chén bát… có việc gì là tôi không sẵn sàng làm đâu. Khi mọi thứ bình thường, tôi là người chiều chuộng vợ.
Chúng tôi yêu nhau sau khi tôi ra trường, còn em đang đi thực tập. Đúng như vợ nói, tôi có cờ bạc nhưng chủ yếu chơi bằng số tiền làm ra, không phủ nhận có những lúc người nhà phải gánh vác giúp.
Phần vì có thể kiếm ra tiền sớm và chi tiêu không dè xẻn nên quan điểm về chi tiêu của hai vợ chồng khác nhau; tôi phóng khoáng, vợ chặt chẽ. Về kinh tế, tôi đóng góp lúc nhanh lúc chậm vì hơn một năm nay làm việc tự do, khoản này thì vợ tôi là người rạch ròi. Cụ thể là tôi lấy hai cây vàng tôi để trả nợ cờ bạc và rút một khoản tiền trong thẻ. Chúng tôi thống nhất sau này khi bán đất, số tiền đó sẽ trừ vào tiền của tôi khi chia tiền.
Tôi không dưới 3 lần đề nghị sau khi bán đất, trả nợ bên nội ngoại, trả cả số tiền của vợ có đóng góp lúc mua đất là hơn trăm triệu (toàn bộ số tiền này có tính lãi để trả lại các bên), số tiền dư không chia mà để hết cho con. Vợ không đồng ý và tôi tôn trọng quyết định của vợ.
Nói thêm, mua cái gì cho tôi như điện thoại, laptop…, rồi khi cãi vã tính đến chuyện chia tiền thì số đó tôi phải trả 100%. Còn mua thứ gì cho vợ như kim cương, điện thoại… thì số tiền đó sẽ tính vào tiền chung, khoản phải đóng góp hàng tháng.
Đợt Tết vừa rồi tôi làm không ra tiền, trong số hơn 200 triệu chung còn lại (vay ngân hàng để làm khoản dự phòng) chia đôi ra; nửa của tôi trừ vào khoản tôi phải đóng góp hàng tháng, nửa của vợ thì vợ gửi tiết kiệm, đó là số tiền riêng của em, tôi không quan tâm. Vì vấn đề kinh tế chia rõ vậy nên tôi sử dụng tiền như nào là quyền tôi (chơi game nạp thẻ, mua PC…), vợ không được xâm phạm; đằng này lại đi tra lịch sử giao dịch, tiêu tiền… Tôi cờ bạc lấy vàng tiêu trước và rút tiền thì đã trừ lại khi bán đất chia tài sản. Đồ mua cho cá nhân tự tôi trả, vậy cớ gì phải quan tâm tôi hay thiên hạ tiêu tiền như nào.
Video đang HOT
Trong cách dạy con, khi bình thường ai cũng yêu chiều con cái, đến khi bực dọc hoặc bảo ban mà con không nghe lời là vợ có xu hướng dùng bạo lực để răn đe. Tôi không đồng ý quan điểm đó. Vợ tôi có bệnh khó ngủ, đã ngủ là không được phát ra tiếng động, nhiều đêm vợ chồng cãi nhau cũng vì con cái không ngủ hay uống sữa bị chớ, ói…
Quan điểm của tôi là không dùng đòn roi để dạy con cái, có điều vợ không kiểm soát được cơn giận giữ, đánh mắng con trong tình trạng mất kiểm soát. Trong suy nghĩ của vợ, em vẫn tự hào là hồi xưa có cậu em nghịch ngợm mà bố mẹ không dám đánh, vợ tôi đã đánh cho “lên bờ xuống ruộng” để bây giờ thành người. Đối với vợ tôi, đó là thành tích và giờ cũng dùng cách như vậy (từ suy nghĩ lẫn hành động) để áp dụng lên con.
Sắp 4 năm cưới nhau, đánh nhau 5 lần bởi vợ sẵn sàng xông vào đánh lại tôi, cầm dao và kéo định đâm chém chứ không phải là ngồi im chịu trận với suy nghĩ khi học đại học từng học võ, chồng đánh 10 thì mình cũng phải đánh được 7-8.
Chính xác là vợ chồng tôi đánh nhau, không phải tôi đánh vợ.
Lần vợ chồng đánh nhau gần nhất cũng từ chuyện con cái mà ra. Khi xảy ra mâu thuẫn, tôi cũng để con chơi bên ngoài, vợ chồng đóng cửa bảo nhau (nhưng bảo không được). Quan điểm của tôi là không dùng roi vọt lên con cái mà đặc biệt là vợ tôi lại đánh con trong trường hợp mất kiểm soát. Chừng nào vợ còn suy nghĩ dùng roi vọt dạy con thì tôi vẫn còn suy nghĩ được quyền dùng bạo lực để giải quyết chuyện vợ chồng. Ai nói gì cũng được nhưng tôi vẫn sẽ bảo lưu quan điểm này. Vợ chồng còn có sức mà đánh nhau, trẻ con không có sức kháng cự.
Cuộc sống vợ chồng gần nửa thời gian là sống trong cãi vã từ chuyện tiền bạc đến cách sống, nuôi dạy con… Người ta bảo “vợ chồng đầu ấp tay gối”, thế mà mỗi lần cãi nhau vợ lại thắp nhang khấn trời đất trù cho tôi tai nạn, sống cuộc sống khổ cực, sau này không có cả sức khỏe mà đi bán vé số… Vợ còn có cả suy nghĩ dành tiền thuê xã hội đen đánh tôi khi cảm thấy bị áp bức. Cứ mỗi lần bất đồng, cơm nước vợ không nấu, quần áo có bỏ vào máy giặt cũng nhặt đồ của tôi ra, coi như “nước sông không phạm nước giếng”.
Mỗi lần vợ chồng đánh nhau xong, khi bình tĩnh tôi đều nói là phụ nữ phải biết mềm mỏng, cứng rắn bạo lực với đàn ông đời nào mà thắng được, thiệt vào thân. “Lạt mềm buộc chặt”.
Luôn trách con trai "đội vợ lên đầu", mẹ chồng hậm hực tìm cách làm khó nàng dâu nhưng tím mặt vì lời đáp trả đanh thép trong bữa ăn
Thay vì chỉ can ngăn đôi câu như mọi lần, Nghĩa đã cứng rắn đáp trả khiến mẹ chồng giận tím mặt.
Vẫn biết rằng khi chung sống với mẹ chồng thì lắm vấn đề, nhưng khi xưa tôi rất tin tưởng vào Nghĩa. Anh thương vợ, ra sức bênh vực và bảo vệ tôi trước mặt gia đình. Dù là bố, mẹ hay em trai, anh chẳng ngần ngại ra mặt. Cũng nhờ thế, cuộc sống hôn nhân của tôi cũng không tới nỗi nào.
Tuy nhiên, nói thì nói thế, nhiều khi tôi cũng rất buồn bực vì mẹ chồng. Bà chỉ trực chờ khi Nghĩa giúp vợ vào bếp nấu nướng là y như rằng lườm nguýt, đá xéo:
- Chuyện đàn bà mày sấn sổ vào làm gì hả con?
- Chả có việc gì là việc đàn bà, việc đàn ông hết - ngoại trừ chuyện sinh đẻ mẹ ạ. Con và Thi đều đi làm về mệt như nhau, sao con được nghỉ ngơi còn cô ấy lại phải làm?
- Rồi, anh thì giỏi rồi, yêu vợ, chiều vợ, đội vợ lên đầu ấy. Cứ thế rồi có ngày còn bị cắm sừng, bị vượt mặt khi nào chẳng hay.
- Mẹ!
Dù vui vì chồng thương, nhưng thử hỏi xem có ai trong trường hợp của tôi lại không mang chút ấm ức trong lòng. Bà nói như thể tôi sẽ ngoại tình, sẽ cắm sừng chồng vậy, chỉ vì chuyện anh nấu cơm cùng?
Hiện giờ, tôi đang bầu bí được 4 tháng. Cứ tưởng mẹ chồng sẽ dễ tính và thương con dâu hơn nhưng không, tuyệt nhiên không một lời hỏi han nào. Thậm chí, mọi công việc của tôi trước sao giờ vẫn y thế. Trừ những hôm tôi quá mệt thì mới xin phép bà cho vào phòng nằm (đương nhiên, khi trở ra sẽ nhận vài lời cay đắng hoặc nhìn bà mặt nặng mày nhẹ).
Đặc biệt, sau mỗi lần Nghĩa ra mặt bênh vực vợ, mẹ tôi lại cố tình tìm cách gây khó dễ cho con dâu. Ví dụ như hôm gần đây, chỉ vì tôi không nấu đồ ăn tối và rửa bát sáng cho em chồng mà bà nói đi nói lại suốt mấy hôm.
Chuyện là thế này, buổi sáng nhà tôi thường cậu em chồng sẽ rửa bát vì nó rảnh rỗi, giờ làm muộn. Buổi tối, tôi sẽ phụ trách chuyện cơm nước. Tuy nhiên, chả rõ hôm ấy bận gì mà em chồng tôi không rửa bát. Tối, tôi thấy nhưng mệt nên cũng không dọn. Hơn nữa, cả nhà đi tiệc, có 2 chị em tôi cũng bảo nó ra ngoài ăn một hôm. Em chồng ok, chả hiểu sao tới tai mẹ tôi thì bà cho rằng tôi lười biếng, so đo, tính toán với em chồng.
(Ảnh minh họa)
Và sáng nào, tối nào bà cũng ra rả nhắc lại câu chuyện ấy. Nghĩa phát bực, cũng phải cứng rắn đáp trả bà mới im lặng. Nhưng được một hôm, hôm sau lại vẫn vậy. Và có vẻ ghét con trai bênh vợ, bà yêu cầu tôi từ hôm sau phải dậy 5h sáng nấu một bữa sáng cho cả nhà thật thịnh soạn:
- Con dâu ạ, mẹ đọc nhiều tài liệu họ bảo bữa sáng là quan trọng nhất. Các con có ăn, có học chắc cũng rõ điều này. Chính vì lẽ đó, mẹ muốn bữa sáng là bữa chính, phải đầy đủ các món, mâm cơm thịnh soạn nhất.
Bà ngừng 1 chút, nhìn cả nhà rồi tiếp lời:
- Từ mai con cố dậy 5h - 5 rưỡi để chuẩn bị cho chu đáo, mâm cơm cần canh, cần rau, món mặn, món phụ và cơm cho mẹ. Hôm nào muốn đổi món sang bún, phở thì cũng phải làm nước dùng đặc sắc chút chứ không được qua loa, đại khái.
Nghĩa đương nhiên phản đối, bà lại lườm, bảo anh:
- Anh đúng là đội vợ lên đầu. Mẹ nói cho mà biết, mới có việc nấu cơm đã kêu ca oán thán, ngày xưa mẹ làm dâu còn khổ hơn nhiều.
Mẹ chồng tưởng sẽ làm khó được tôi, nhưng lúc này Nghĩa đầy kiên quyết, đáp trả:
- Mẹ ơi, thế ngày xưa mẹ bầu bí bà nội có bắt mẹ làm việc nặng không? Nếu có thì mẹ có thấy mệt mỏi, thấy ấm ức không? Nếu mẹ vẫn vui vẻ làm thì cớ sao giờ mẹ không tiếp tục làm đi lại đùn đẩy mọi việc nhà cho vợ con?
Con có chuyện này muốn nói lâu rồi, mà vì thương bố mẹ nên chần chừ. Giờ con xin phép bố mẹ chúng con ra sống riêng, vợ con đang mang thai không đủ sức khỏe để phục vụ cả gia đình. Mà kể cả cô ấy chưa gì thì con thấy mẹ, em cũng đều rảnh và khỏe để không cần người phục vụ.
Mẹ chồng tôi giận tím người. Những lần trước Nghĩa có cãi nhưng không gay gắt tới thế. Hơn nữa, giờ anh thẳng thắn xin ra ngoài sống riêng, mẹ chồng không nhượng bộ mới lạ. Tôi thì cứ im im cho chồng ra mặt thôi, dù không muốn sống chung thật nhưng cũng không dại gì để bà có cớ bắt bẻ thêm nữa.
Chỉ cần nhớ kỹ mấy điều sau, làm vợ bớt khổ cực và sống tốt đẹp hơn Trong tâm thức nhiều người coi việc làm vợ là tự nhiên không cần học. Nhưng thực tế làm vợ cũng cần phải học như một nghề, phải đào tạo cẩn thận, phải đầu tư tình cảm, tâm sức thì cuộc đời làm vợ mới tươi sáng, tốt đẹp, hạnh phúc. Theo Chuyên gia tư vấn Hạnh phúc Gia đình Tuệ An (CEO...