Mỗi lần bực mình hay buồn là bạn không thể làm được gì? Cách thoát khỏi nhà tù ‘cảm xúc’
“Nô lệ tâm lý” còn được hiểu là “ nô lệ tinh thần” là cụm từ dùng để hình dung một số người tự trói buộc mình trong sự hiểu biết hạn chế và khuôn khổ của chính họ.
Họ phải gánh chịu rất nhiều áp lực và gặp nhiều khó khăn cuộc sống từ những quy tắc chết của mình. Theo các chuyên gia tâm lý thì tình trạng này hoàn toàn có thể điều chỉnh thông qua các phương pháp khoa học, chỉ cần họ chịu mở lòng để tháo bỏ những xiềng xích do chính họ tự đeo vào người.
Trong cuộc sống không ít người vô tình tự vướng vào trạng thái “nô lệ tâm lý” mà không biết cách điều chỉnh và thoát khỏi. Lâu dần trạng thái này sẽ chi phối và ảnh hưởng toàn bộ cuộc sống làm chúng ta thiếu tự tin trong nhiều phương diện đời sống. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một số “nô lệ tâm lý” phổ biến và đối sách để khắc phục nhé.
Nô lệ của “người khác nghĩ như thế nào về mình”
Loại “nô lệ tâm lý” này có tính phá hoại lớn nhất đối với khả năng sáng tạo và nhân cách của con người, vấn đề là bạn không chỉ sợ “người khác nghĩ như thế nào” mà còn cứ phải đi lắng nghe lời khuyên của người không đủ có tư cách. Điều đó không có tác dụng giúp bạn.
Đối sách: Nếu như sau khi bạn bắt chước người khác mà bạn cảm thấy vui, thì đừng ngại cứ cố gắng bắt chước đi. Còn không, bạn nên sống theo phương thức của chính mình. Chỉ cần không vi phạm quy tắc xã hội, không làm hại người khác và xã hội, thì bạn có thể là chính bạn.
Video đang HOT
Nô lệ của “định sẵn là thất bại”
Loại “nô lệ tâm lý” này, là sự thiếu hụt về việc tự nhận thức, cho rằng bản thân rất nhỏ bé, những người ở trong trạng thái này sẽ không cách nào nhìn rõ chính mình một cách chân thực, họ luôn có cái hiểu lệch lạc đối với bản thân, luôn cho rằng nếu làm cái này, cái kia thì sẽ thất bại.
Đối sách: Một phần nội dung nào đó trong tư tưởng mãi mãi sẽ không nói ra bằng lời, mà nên thường xuyên sử dụng những từ ngữ tốt đẹp, tích cực, có tính xây dựng để ám chỉ bản thân, như vậy bạn mới có thể tăng cường sự tự tin. Trong đầu thường xuyên nghĩ đến những chuyện tích cực, và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực trước đây, năng lượng tích cực này sẽ làm tăng niềm tin “tôi chắc chắn thành công” của bạn, đồng thời hãy cố gắng tìm kiếm các loại phương pháp “hỗ trợ cho thành công”.
Nô lệ của “thời gian quá trễ!”
Loại “nô lệ tâm lý” này thường xuyên cho rằng, trong một giai đoạn của độ tuổi nào đó nên làm những chuyện này, khi đến giai đoạn của một độ tuổi khác, thì nên làm một chuyện khác. Giống như có người cho rằng mình “đã bỏ lỡ một cơ hội rất tốt, bây giờ tiến thoái đều khó, leo lên lưng cọp rồi thì rất khó xuống, đành phải nghe theo ý trời, sống ngày nào hay ngày đó vậy”.
Đối sách: Đừng quan tâm đến “sự hạn chế của tuổi tác”, và tìm kiếm tấm gương mới trong cuộc sống. Phải có kế hoạch, có các bước cụ thể để cố gắng theo đuổi lý tưởng của chính mình. Phải biết rằng mọi sự khởi đầu đều không phải quá muộn nếu bạn có quyết tâm và kiên trì với mục tiêu đề ra. Đồng thời đừng lúc nào cũng nghe theo ý Trời, hãy dùng hành động thiết thực của mình để làm thay đổi cuộc sống của bạn.
Phật giáo có giảng “tâm tưởng” tức là suy nghĩ trong tâm bạn thế nào thì nó chế ngự bạn suy nghĩ và hành động như vậy. Cho nên, hãy cố gắng giữ tâm mình cho chính, luôn suy nghĩ tích cực, hành động của bạn khi ấy sẽ có thể biến thành những điều tốt đẹp.
Nếu bạn muốn trở nên tự tin và luôn giành được nhiều thành công trong cuộc sống, thì trước hết bạn phải làm chủ suy nghĩ và hành động của chính mình, tuyệt đối không làm nô lệ cho cảm xúc hay tinh thần. Chỉ khi không chịu sự chi phối hay nô dịch cho bất cứ điều gì bạn mới có thể là chính bạn!
Nô lệ của cảm xúc tiêu cực
Mỗi lần gặp chuyện buồn hay 1 chút trắc trở trong cuộc sống, bạn thường có tâm lý nhân gấp N lần cảm xúc tiêu cực của mình dẫn tới lo lắng và buồn phiền không đáng có. Ví dụ bạn làm sai một điều nhỏ, khiến sếp không hài lòng, thế là bạn lo lắng sếp sẽ cắt lương, giảm tiền thưởng, có khi lo lắng sẽ bị nghỉ việc, than buồn mãi không thôi.
Đối sách: Hãy hít 1 hơi thật sâu và tự trấn an mình rằng, dù mọi chuyện có xảy ra như thế nào thì quá khứ cũng đã qua và bạn không thể sửa chữa được. Vậy nên thay vì đau buồn, bạn hãy cố gắng gạt nó qua và tập trung vào hiện tại cho tốt. Nhờ vậy mà diễn tiến sau sai lầm có thể được cải thiện nhiều hơn. Nếu bạn là người tu Thiền hay Phật giáo chắc cũng hiểu về 2 chữ duyên và phận. mọi việc xảy ra đều tùy duyên và có lý do của nó, vậy nên đừng oán trách hay than vãn mà hãy mạnh mẽ hoàn thành tốt hết sức trách nhiệm với vị trí mà mình đang có.
Hi vọng chỉ với 1 vài bí quyết trên, có thể giúp bạn có 1 nội tâm an hòa và thần thái sáng suốt trước những phong ba bão táp của cuộc đời
ĐKN (st)
Con dâu mất mặt, bất an vì bố chồng thô lỗ
Càng ngày tôi càng không thể chịu nổi ông bố chồng thô lỗ của mình.
Tôi về làm dâu đã được 3 năm. Trong 3 năm ấy không biết bao nhiêu lần tôi phải mất mặt vì bố chồng thô lỗ. Có lần nhà làm giỗ, rất đông họ hàng đến để mỗi người một việc và để gặp gỡ nhau. Lúc đang chuẩn bị làm thức ăn, tôi được giao trọng trách làm món nộm. Tôi mua đầy đủ gia vị về làm. Riêng có giá đỗ là thứ không thiếu trong món nộm tôi làm. Tôi ra chợ mua giá đỗ về và mang đi ngâm nước muối cho đảm bảo an toàn. Vừa nhìn thấy thế bố chồng tôi hét toáng lên "vứt ngay cái giá đỗ ấy đi! Cả họ quay ra nhìn bố tôi đang giơ rổ giá đỗ trên tay: "Đây con xem, giá đỗ gầy thế này, mua ở chợ là giá đỗ ngâm tẩm hóa chất. Lần sau phải biết mà tránh. Thiếu kiến thức đến thế là cùng!". Ngay lúc ấy khỏi phải nói tôi xấu hổ đến nhường nào. Tôi biết ông bố chồng tôi nói đúng nhưng tôi rất ghét kiểu nói ấy. Tại sao không phải vì góp ý nhẹ nhàng mà phải la toáng lên làm mất mặt tôi như vậy. Tôi vừa bực mình, vừa xấu hổ. Cả buổi tôi không còn tâm trạng nào vào bếp nữa.
Lần khác, khi nhà có khách của bố mẹ chồng tôi, tôi nấu cơm thiết khách. Hôm ấy tôi nấu khá nhiều canh do lỡ tay. Tôi cũng tự biết vậy. Lúc gần đến giờ ăn, bố chồng đi qua đi lại, mở nồi canh thấy đầy quá lại làm ngay bài ca "nấu cho cả làng ăn hay sao mà lắm thế". Tôi hiểu ý nên nín nhịn. Đến bữa ăn, có món tôi nấu hơi nhạt vì không muốn cả nhà phải ăn mặn theo ông. Vừa nêm vào miệng ông đã nói "mát" ngay: "món này thiếu muối quá, nhạt như người!". Tôi quá xấu hổ trước mặt khách. Khách thì cười vui vẻ, thấy vẻ mặt tôi không nói gì nên đỡ lời: "Có con dâu thế này quá tốt rồi. Ông ăn mặn không tốt đâu!". Nghe vậy, lòng tôi đỡ bực và tủi thân chứ thật sự lúc đó chỉ muốn khóc.
Không chỉ thô lỗ trong lời ăn tiếng nói, bố chồng tôi còn thô lỗ cả trong sinh hoạt hàng ngày. Hang ngay, ông co thoi quen cơi trân va măc quân đui. Môi khi ra khoi nha ông cung không chiu măc chiêc quân soóc vao. Tôi thây bât tiêện qua nên mua quân soóc cho ông nhưng ông vân không măc. Tê nhât, ông rât khai tinh nên môi khi tôi gop y la ông bao tôi cây tre chê ngươi gia. Nhiêu lân, tôi đo măt vi cô hang xom cư goi bao ông ra hanh lang "trông chuôi" hay tâp ta bi "lô hang". Thâm chi, bon tre con hang xom cư nhin thây bô chông tôi la chung lai chi tro cươi. Điêu khiên tôi luôn thây bât tiên la co ông ba thông gia, ban be cua con cai đên ông cung vân không ăn măc cho lich sư.
Đi vệ sinh thì ông không bao giờ có thói quen đóng cửa. Ông ngồi thì lâu mà không bao giờ chịu đóng cửa nên tôi buộc phải tự tạo thói quen cho mình là rất thận trọng mỗi lần vào nhà vệ sinh. Có lần ông chỉ khép hờ, tôi không biết nên mở toang cửa ra. Gặp ông ngồi trong đó tôi vừa hoảng hồn, vừa xấu hổ. Xong việc ông đi ra, gặp tôi, ông không những không xấu hổ mà còn mắng "lần sau làm gì đừng có mà hấp tấp". Tôi như chết đứng chẳng thể nói được gì.
Không thể sống cạnh bố chồng thô lỗ, rất nhiều lần tôi đề cập chuyện ra ở riêng nhưng chồng tôi không nghe vì anh là con duy nhất trong nhà. Bây giờ tôi không biết phải làm sao để thay đổi khi mà mỗi ngày về nhà nhìn thấy bố chồng là tôi mất hết cả niềm vui mà trở nên căng thẳng. Mong các bạn cho lời khuyên. Xin chân thành cảm ơn!
Theo Giadinh
Ở cạnh người hàng xóm như thế, 'thánh nhân' rồi cũng phải bực mình Tôi nói thật, ai nói tôi xấu tính, hay để bụng tôi chịu. Chứ ở cạnh người hàng xóm như thế, thánh nhân rồi cũng phải bực mình. Tôi cáu lên muốn ra nói cho bác ấy một trận nhưng mẹ tôi cứ ngăn lại. (Ảnh minh họa) Bố mẹ tôi vốn hiền lành, lại luôn tâm niệm "bán anh em xa mua...