Mỗi km đường cao tốc Việt Nam tốn 17,2 triệu USD
Suất đầu tư mỗi km đường cao tốc 4 làn xe ở đồng bằng miền Bắc và miền Trung là 10 triệu USD; đồng bằng Nam Bộ 17,2 triệu USD. Cá biệt, tuyến Bến Lức – Long Thành lên tới 28 triệu USD.
Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng về suất vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam. Từ năm 2005, Việt Nam bắt đầu triển khai một số dự án cao tốc, hiện đã đưa vào khai thác khoảng 150 km, như tuyến TP HCM – Trung Lương, Láng – Hòa Lạc, Cầu Giẽ – Ninh Bình; Vành đai III – Hà Nội với quy mô 4-6 làn xe chạy và 2 làn dừng khẩn cấp.
Từ nay đến năm 2015, dự kiến cả nước có thêm 600 km đường cao tốc. Một số dự án đang triển khai như Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Các dự án chuẩn bị triển khai gồm: Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Dầu Giây – Phan Thiết, Bến Lức – Long Thành, Trung Lương – Mỹ Thuận và Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Theo Bộ Xây dựng, tại thời điểm quý II/2012, suất đầu tư xây dựng mỗi km đường cao tốc 4 làn xe ở khu vực miền núi, trung du phía Bắc là 7,4 triệu USD; đồng bằng Bắc Bộ 10,6 triệu USD/km; miền Trung và Nam Trung Bộ là 10,5 triệu USD/km; đồng bằng Nam Bộ 17,2 triệu USD/km. Cá biệt, những tuyến đi qua vùng có địa hình, địa chất đặc biệt như Bến Lức – Long Thành thì suất đầu tư là 28,2 triệu USD.
Đường cao tốc giúp nâng cao chất lượng vận tải, rút ngắn thời gian lưu thông của phương tiện. Ảnh: Đoàn Loan
Video đang HOT
Bộ Xây dựng đã khảo sát tại một số tuyến cho thấy, mỗi km đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi có suất đầu tư là 7,9 triệu USD/km; cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên có giá 4,2 triệu USD; cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình là 8,2 triệu USD; cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây là 10 triệu USD; cao tốc Bến Lức – Long Thành là 28,2 triệu USD.
So sánh với các nước trong khu vực như cao tốc Thanh Hải – Lan Châu – Thiểm Tây (Trung Quốc) đi qua nhiều vùng đồi núi có vốn đầu tư khoảng 7,6 triệu USD/km. Tại Hàn Quốc, tuyến nối số 2 tại Busan – Hàn Quốc là 19 triệu USD.
Theo Bộ Xây dựng, mặc dù các tuyến đường đều là vùng đồi, núi và trung du, nhưng có suất chi phí xây dựng rất khác nhau, chưa tính đến chi phí khác như quản lý dự án, tư vấn, giải phóng mặt bằng… và phụ thuộc rất nhiều vào tỷ trọng chiều dài cầu, hầm trên tuyến.
Đối với tuyến có nhiều sông ngòi thì dự án phải xử lý nền đất yếu với khối lượng lớn, suất chi phí xây dựng sẽ cao hơn nhiều so với tuyến có tỷ trọng cầu, hầm và xử lý nền đất yếu với khối lượng nhỏ.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân làm chi phí đầu tư đường cao tốc ở Việt Nam cao là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư cao, việc tổ chức thực hiện thường chậm trễ làm chậm tiến độ và tăng chi phí. Thời gian xây dựng dự án kéo dài do giải phóng mặt bằng, thiếu vốn… làm tăng chi phí đầu tư bởi trượt giá, biến động giá.
Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương tăng cường quản lý quy hoạch đường cao tôc; quản lý chặt quỹ đât xây dựng đường, tránh tăng khôi lượng giải phóng mặt bằng khi triên khai và gắn trách nhiêm của UBND các tỉnh thành với tiên đô triên khai công tác giải phóng mặt bằng.
Theo VNE
Ngổn ngang giao thông "huyết mạch"
Bình Phước có 3 tuyến đường "huyết mạch" tạo hành lang nối Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam bộ cũng như nước bạn- Campuchia. Hiện nay, ngoài con đường ĐT 741 được thông thoáng, thì hai QL13, 14 nâng cấp từ 2-3 năm nay vẫn còn bộn bề, ngỗn ngang...
Thà để đường cũ...còn dễ đi!
QL13 từ P.An Lộc (TX.Bình Long) đến thị trấn Lộc Ninh (H.Lộc Ninh) dài hơn 20km trong những ngày giáp Tết, vẫn đang thi công. Con đường lổn ngổn đá, khi có chiếc xe ô tô nào đó chạy ngang qua, bụi đá bay lên mù mịt. Chị Nguyễn Thị Hiền (ngụ ấp 2, xã Lộc Hưng, H.Lộc Ninh) bức xúc: "Con đường này làm đã 3 năm mà đến nay chỉ mới xong phần đổ đá, thì chẳng biết đến bao giờ mới hoàn thành. Nếu chưa có vốn làm, thì thà là để đường cũ còn dễ đi, chứ cày đường cũ lên rồi đổ đá lổm chổm như vậy vừa bụi vừa trơn dễ xảy ra tai nạn ".
Quốc lộ 13 sau hơn 2 năm thi công cũng chỉ mới đổ đá để làm nền - Ảnh: T.N
"Con đường này làm đã 3 năm mà đến nay chỉ mới xong phần đổ đá, thì chẳng biết đến bao giờ mới hoàn thành. Nếu chưa có vốn làm, thì thà là để đường cũ còn dễ đi, chứ cày đường cũ lên rồi đổ đá lổm chổm như vậy vừa bụi vừa trơn dễ xảy ra tai nạn ", chị Nguyễn Thị Hiền (ngụ ấp 2, xã Lộc Hưng, H.Lộc Ninh) bức xúc.
Quả thật như lời chị Hiền, từ An Lộc đến thị trấn Lộc Ninh chỉ có hơn 20km nhưng chúng tôi phải mất hết gần 90 phút di chuyển bằng xe máy. Chưa kể là nhiều lần suýt ngã ra đường.
Được biết, dự án nâng cấp, mở rộng QL13 từ An Lộc đến ngã ba Chiu Riu (H.Lộc Ninh) dài 32,7km, do Công ty CP BOT Quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư làm chủ đầu tư. Công trình này được xây dựng theo hình thức BOT. Khởi công từ năm 2010 (dự kiến năm 2013 hoàn thành) nhưng đến nay công trình chỉ mới đến công đoạn rải đá sỏi nền đường (đoạn từ P.An Lộc đến thị trấn Lộc Ninh), riêng đoạn từ thị trấn Lộc Ninh đến ngã ba Chiu Riu vẫn án binh bất động.
Tương tự, dự án nâng cấp QL14 từ Chơn Thành đi Cây Chanh (giáp với Đắk Nông) có 3 gói thầu và được giao cho 3 nhà đầu tư khác nhau. Các gói thầu này dự kiến tháng 5 năm 2013 phải hoàn thành nhưng đến nay đã gần hết tháng 1 năm 2013 mà con đường vẫn còn bộn bề, dỡ dang
Nhà đầu tư thiếu vốn
Trong các buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Phước và các sở ngành của tỉnh về tiến độ thi công các công trình kể trên, nhà đầu tư các gói thầu đều kêu thiếu vốn. Bà Lê Thị Thảo, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Thành - Gia Lai (chủ đầu gói thầu nâng cấp QL 14, đoạn từ cầu 38 đến TX.Đồng Xoài) cho hay: "Giá cả vật tư, nhân công đều tăng từ 40-45% so với dự toán (năm 2008) nên đã gây khó khăn cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, khi lập dự toán thì lãi suất ngân hàng chỉ có 10,5%/năm nhưng có khi lên đến hơn 22%/năm, do đó các công ty không dám vay nhiều để đầu tư". Còn ông Đỗ Quốc Quýt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP BOT Quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư cho biết: "Để đầu tư dự án, công ty phải vay ngân hàng khoảng 550 tỉ đồng, với lãi suất 1,85%/tháng, thì chỉ tính riêng khoản lãi phải trả đã là hơn 10 tỉ đồng/tháng, trong khi thu phí từ trạm Tân Khai chỉ đạt 600 triệu đồng/tháng, như vậy mỗi tháng công ty lỗ khoảng 9,5 tỉ đồng".
Các tuyến đường QL 13,14 có lưu lượng xe cộ và hàng hóa rất lớn, không chỉ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Phước mà còn là của cả khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Việc thi công những tuyến đường này một cách ì ạch như hiện nay đã gây khó khăn cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa và không đảm bảo ATGT. Do đó, người dân rất mong Chính phủ, các bộ, ngành liên quan có chính sách ưu tiên đầu tư để "tiếp sức" cho những con đường này hoàn thành.
Theo TNO
Bộ GTVT có nguy cơ phải đền nhà thầu nước ngoài 200 tỉ Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đưa ra tại buổi làm việc với TP.Hà Nội chiều 23.1. Tại cuộc họp, Bộ GTVT và TP.Hà Nội thống nhất sớm dừng thu phí tại trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài. Theo Thứ trưởng Trường, do chậm tiến độ trong giải phóng mặt bằng nên nhà thầu Nhật Bản...