Môi khô nứt nẻ đến đâu bôi thứ này sau một đêm mềm mượt ngay
Chăm sóc môi tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên vừa rẻ vừa hiệu quả không kém gì việc sử dụng mỹ phẩm. Vì vậy đừng quên tham khảo những cách dưỡng môi sau đây.
Một đôi môi khô, bong tróc là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu không phải môi bị khô do yếu tố bệnh lý thì chị em hoàn toàn có thể tự khắc phục bằng cách chăm sóc môi tại nhà bằng mật ong.
Tác dụng của mật ong trong dưỡng môi
Cách trị khô môi bằng mật ong giúp môi mềm, căng mịn nhanh chóng. Ảnh: Internet
Mật ong có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ tế bào da bị chết hoặc tổn thương, làm se khít các lỗ chân lông và làm sạch chúng. Vitamin C trong mật ong giúp giảm thiểu tình trạng bong tróc da, chảy máu và làm dịu cơn đau của môi.
Mật ong cũng là chất khử trùng và kháng khuẩn tuyệt vời để giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trên da và môi.
Mật ong khi đi kèm với kẽm và vitamin B2 có thể chống lại gốc tự do và nuôi dưỡng môi chống tình trạng khô. Vitamin B làm giảm sưng môi do nhiễm trùng hoặc khô.
Các vitamin khác trong mật ong kích thích các tế bào da mới phát triển và làm ẩm đôi môi bị nứt. Mật ong giúp ngăn ngừa khô miệng. Mật ong cũng làm cho đôi môi tràn đầy, to hơn và dẻo dai hơn.
Mật ong là chất dưỡng ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên cho môi.
Nhờ đặc tính dưỡng ẩm, kháng khuẩn, chống viêm và chữa lành vết thương mà mật ong thể ngăn chặn và điều trị tình trạng môi nứt nẻ, khô tróc khá hiệu quả.
Ngoài ra mật ong chứa đầy chất chống oxy hóa nên các cách dưỡng môi bằng mật ong cũng có thể cung cấp cho bạn tác dụng bảo vệ, sửa chữa tác hại gây ra bởi tia UV – tác nhân gây khô, thâm môi phổ biến.
Video đang HOT
Mẹo hay dùng mật ong nguyên chất trị khô môi
Cách đơn giản nhất trong việc trị khô môi bằng mật ong là sử dụng mật ong nguyên chất cho môi khô. Trước khi đi ngủ, thoa lên đôi môi của bạn với mật ong và để nó trên môi cho cả đêm. Khi bạn ngủ, mật ong sẽ ngấm vào da và làm cho đôi môi mềm, mịn màng, giữ ẩm và dẻo dai hơn.
Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể sử dụng để chữa khô môi. Hãy thoa mật ong lên môi, để môi khô sau 30 giây rồi cuối cùng thoa trực tiếp lớp mỡ lên.
Cách dưỡng môi bằng mật ong và dầu dừa
Cách dưỡng môi bằng mật ong này sẽ đặc biệt phù hợp với hội chị em thường xuyên bị tình trạng khô tróc, khô.
Cách làm: Trộn một thìa dầu dừa và thìa mật ong cùng vài giọt dầu ô liu và khuấy đều. Thoa hỗn hợp lên môi và để lại qua đêm. Rửa sạch, hỗn hợp trên môi bằng nước sạch. Cách này bạn có thể thực hiện hàng ngày giúp cải thiện đôi môi.
Cách dưỡng môi bằng mật ong và đường
Đường có khả năng tẩy các tế bào chết kết hợp cùng khả năng kháng khuẩn và dưỡng ẩm của mật ong, giúp đôi môi được trẻ hóa và mềm mịn, căng mọng hơn. Đường và mật ong giúp đôi môi được trẻ hóa và mềm mịn, căng mọng hơn.
Trộn 1 muỗng cà phê mật ong cùng với 2 muỗng đường tạo thành một hỗn hợp sệt.Thoa hỗn hợp đều lên môi, massage nhẹ nhàng và để yên trong 5 phút. Sau đó rửa sạch với nước ấm.
Lưu ý: Bạn cần kiên trì thực hiện ít nhất 3 lần/tuần để có hiệu quả.
Môi khô bong tróc đến mấy cũng mềm và ẩm mượt căng bóng ngay nhờ 'bí kíp' cực độc
Chị em đang bị môi khô, bong tróc khó chịu đừng bỏ qua những lời khuyên dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến môi khô
- Môi không có tuyến bã nhờn, rất dễ bị khô do thiếu độ ẩm hoặc do khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh.
- Cơ thể mất nước do uống ít nước cũng có thể khiến môi khô bong tróc.
- Liếm môi thường xuyên sẽ gây môi khô. Enzym trong nước bọt sẽ khiến miệng khô hơn.
- Thoa son dưỡng môi quá nhiều cũng khiến môi khô. Vì các chất có trong son dưỡng sẽ khiến môi bị mất độ ẩm, dễ bị khô hơn.
- Một số hóa chất trong kem đánh răng, nước súc miệng hoặc trong son môi có thể khiến môi bị kích ứng, khô và bong tróc.
- Hút thuốc khiến môi tiết ít nước bọt, từ đó gây khô môi
Cách cải thiện tình trạng môi khô
1. Tẩy tế bào chết thường xuyên
Đầu tiên, trước khi bổ sung độ ẩm cho môi, chị em phải tế bào chết cho môi. Lấy 2 thìa mật ong trộn với 2 thìa đường, sau đó massage theo chuyển động tròn quanh môi và lau sạch bằng khăn sạch. Hãy tẩy tế bào chết cho môi 1-2 lần 1 tuần.
2. Mặt nạ môi
Môi cũng có thể được đắp mặt nạ. Bạn có thể dùng dầu dừa, nha đam, mật ong, dưa chuột để làm mặt nạ môi. Thoa một trong các nguyên liệu đó lên môi, để nguyên trong 5-10 phút rồi rửa sạch với nước. Lau khô môi rồi thoa son dưỡng môi. Nên thực hiện ít nhất 1-2 lần/ tuần để cải thiện tình trạng môi khô.
3. Lựa chọn son dưỡng môi
Tại sao chọn son dưỡng môi lại quan trọng đến vậy? Có thể bạn không biết rằng một số loại son dưỡng có chứa các thành phần gây khô miệng như tinh dầu bạc hà, long não, hay phenolic,... nên khi thoa lên môi bạn sẽ có cảm giác mát lạnh và sảng khoái nhưng môi lại khô hơn. Vì vậy tốt nhất bạn nên mua son dưỡng môi hữu cơ không chứa thành phần tổng hợp.
4. Thường xuyên uống đủ nước
Uống ít nước là một trong những nguyên nhân gây khô môi. Chúng ta nên uống ít nhất 6-8 ly mỗi ngày hoặc uống nước thường xuyên để ngăn ngừa khô miệng.
5. Tránh hút thuốc
Hút thuốc khiến môi khô, không có nhiều nước bọt trong miệng. Do đó không muốn môi khô bong tróc bạn không nên hút thuốc.
Thực phẩm cứu tinh cho môi khô, nứt nẻ Bông cải xanh, sữa chua, dưa chuột... là thực phẩm giúp bạn có môi mềm mịn hiệu quả. Bông cải xanh (súp lơ) Ảnh minh họa. Trong thành phần của bông cải xanh có chứa 90% là nước, được coi là thực phẩm hàng đầu giúp bổ sung độ ẩm cho da vùng môitrong mùa hanh khô. Thêm vào đó, bông cải xanh...