Môi khô, bong tróc nên làm gì?
Tình trạng bong tróc da môi không chỉ làm mất vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn gây khó chịu, nhiều khi gây chả.y má.u, đau rát, ăn uống không ngon.
Chính vì thế, khi nhận thấy đôi môi có biểu hiện khô nứt nên chủ động tìm giải pháp khắc phục sớm.
Môi khô nứt nẻ có thể xuất hiện trên bề mặt của môi trên lẫn môi dưới và môi có thể bị đau cũng như có thể chả.y má.u.
Trong hầu hết các trường hợp, nứt môi không phải là tình trạng nghiêm trọng và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Theo đó, môi nứt nẻ hiếm khi liên quan đến các cấp cứu y tế. Tuy nhiên, môi nứt nẻ có thể là dấu hiệu của việc mất nước. Mất nước nghiêm trọng và mất cân bằng điện giải có thể dẫn đến sốc hoặc hôn mê và có thể đ.e dọ.a tính mạng.
Ngoài ra, còn có những triệu chứng khác có thể xảy ra với môi nứt nẻ, tùy thuộc vào bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng cơ bản.
Làm gì khi da môi bong tróc?
Nếu môi bị bong tróc do mất nước, sốt thì cần phải điều trị. Nếu khô môi nứt nẻ do hanh khô, do thói quen liếm môi thì có thể sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong gia đình với những bước rất đơn giản. cụ thể như:
Cần tẩy tế bào chế.t cho môi
Việc tẩy tế bào chế.t sẽ giúp đôi môi loại bỏ những phần da chế.t, đồng thời thúc đẩy sản sinh những tế bào mới để lấy lại sự mềm mại cho làn da môi. Ngoài ra, sau khi tẩy tế bào chế.t thì việc dưỡng ẩm môi sẽ dễ dàng hơn, thời gian để khắc phục tình trạng bong tróc cũng diễn ra nhanh hơn. Nguyên liệu được dùng để tẩy tế bào chế.t da môi phổ biến nhất là đường, mật ong, muối biển.
Tình trạng bong tróc da môi làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ.
Dùng mật ong
Thực tế, mật ong không chỉ được dùng để tẩy tế bào chế.t cho da môi khi kết hợp với đường hoặc muối biển mà còn sử dụng với mục đích dưỡng ẩm và bảo vệ môi tránh tình trạng nhiễ.m trùn.g. Tuy nhiên, với những đối tượng có tiề.n sử dị ứng nọc ong và phấn hoa thì nên chú ý theo dõi sát tình trạng dị ứng khi lựa chọn phương pháp này.
Video đang HOT
Dùng nha đam
Trong nha đam có chứa nhiều chất giúp chống viêm, dưỡng ẩm nên chúng rất phù hợp khi sử dụng để điều trị tình trạng da môi bị bong tróc. Ngoài ra, có thể sử dụng nha đam tươi hoặc nha đam đã qua được tinh chế ở dạng gel. Đối với nha đam tươi, nên sử dụng phần lá và cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài, sử dụng thịt nha đam để thoa lên da môi. Mặc dù nha đam có nguồn gốc từ thiên nhiên và khá lành tính nhưng bạn không nên lạm dụng quá nhiều, tốt nhất chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần/ngày.
Dùng dưa chuột
Mọi người thường sử dụng dưa chuột để đắp mặt nạ cho da mặt nhưng ít ai biết rằng đó cũng là một nguyên liệu giúp cải thiện tình trạng bong tróc da môi. Thực tế, dưa chuột có chứa hàm lượng lớn khoáng chất và vitamin nên chúng còn có tác dụng dưỡng ẩm và cải thiện sự mềm mại cho đôi môi. Quá trình dưỡng ẩm môi bằng dưa chuột cũng khá đơn giản bằng cách chỉ cần cắt thành lát mỏng và đắp lên bề mặt môi khoảng 15 – 20 phút/ngày.
Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa là một trong những chất được vận dụng phổ biến đối với quá trình chăm sóc và tạo 1 lớp màng dầu bao bọc môi, tránh mất nước cho môi và còn hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm đối với những vết lở nặng. Ngoài ra, cách điều trị bong tróc da môi bằng dầu dừa cũng khá đơn giản. Có thể sử dụng dầu dừa bôi trực tiếp lên vùng môi bị khô nứt, bong da nhiều lần trong ngày.
Ăn quả bơ
Bơ không chỉ là một loại hoa quả giàu dinh dưỡng mà còn được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều sản phẩm chăm sóc da, điển hình như da môi, da mặt. Một số nghiên cứu cho thấy, bơ giúp làm mềm da hiệu quả. Các sản phẩm dưỡng ẩm từ bơ thường không gây cảm giác nhờn và da dễ dàng hấp thụ. Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng một ít bơ chín bôi lên da môi khoảng 4 – 5 lần đã có thể giúp đôi môi của mình trở nên mềm mại hơn.
Phòng môi khô, bong tróc trong mùa đông
Dầu dừa được vận dụng phổ biến để tạo 1 lớp màng dầu bao bọc môi, tránh mất nước cho môi.
Để phòng môi khô bong tróc trong mùa đông cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Vào mùa đông cơ thể thường thiếu nước và là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bong tróc da môi. Do đó, để khắc phục hoặc phòng tránh tình trạng này, cần phải xây dựng và duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày. Việc cơ thể được cung cấp đủ nước không chỉ tốt cho da mà còn hỗ trợ các cơ quan hoạt động tốt hơn.
Tránh hút thuố.c l.á vì không chỉ gây hại cho phổi mà còn là tác nhân gây kích ứng đối với những vùng da nhạy cảm, điển hình như vùng da xung quanh môi.
Những người hút thuố.c l.á thì da môi thường có xu hướng bị thâm sạm và khô hơn. Hút thuố.c l.á cũng là nguyên nhân khiến da môi bị khô nứt, bong tróc hoặc nặng hơn là đau nướu, loét miệng.
Tóm lại: Để có được một đôi môi căng mọng, mềm mại, không chỉ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua thực phẩm mà còn phải sử dụng một số sản phẩm giúp dưỡng môi có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính.
Cách chăm sóc môi vào mùa đông
Trong thời tiết khô hanh của mùa đông, đôi môi thường vốn mỏng yếu, nhạy cảm rất dễ gặp tình trạng bong tróc, nứt nẻ.
Do đó, da môi cũng cần sự chăm sóc kỹ lưỡng hơn những vùng khác. Dưới đây là một số bí quyết chăm sóc môi hiệu quả trong mùa đông...
Tình trạng môi khô nẻ thường trở nên phổ biến hơn khi bước vào mùa đông, đặc biệt là khi thói quen chăm sóc môi không được chú ý. Vào thời điểm này, độ ẩm trong không khí giảm đi đáng kể khiến khả năng giữ nước trên da bị suy yếu, đặc biệt vùng môi tương đối mỏng và không có tuyến bã nhờn dễ trở nên khô ráp, nứt nẻ.
Không những thế, không ít người lầm tưởng rằng chỉ cần sử dụng son dưỡng có thể cung cấp đủ độ ẩm cho môi. Thế nhưng, môi cần được chăm sóc nhiều hơn để duy trì và nuôi dưỡng sự mềm mịn, ẩm mượt từ bên trong.
1. Tẩy tế bào chế.t cho môi
Tương tự như da mặt, việc loại bỏ tế bào chế.t cho môi cũng rất quan trọng, để duy trì đôi môi mềm mịn, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào diễn ra nhanh chóng hơn. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm tẩy da chế.t môi hoặc tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại nhà để loại bỏ tế bào chế.t trên bề mặt da. Ví dụ như mật ong, đường nâu hay dầu dừa...
Khi tẩy da chế.t cho môi, chỉ nên dùng tay massage nhẹ nhàng. Không nên lạm dụng các phương pháp loại bỏ tế bào chế.t bằng cách chà xát mạnh như dùng bàn chải đán.h răng, bởi điều này có thể làm tổn thương và làm da môi mỏng yếu hơn.
2. Dưỡng ẩm để chăm sóc môi hàng ngày
Dưỡng ẩm hàng ngày là bước chăm sóc môi không thể thiếu, đặc biệt là trong thời tiết hanh khô của mùa đông. Một số nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, dầu ô liu, lô hội, mật ong... có thể giúp cung cấp độ ẩm và dưỡng chất rất tốt cho môi. Ngoài ra, các loại son dưỡng môi thường được chị em ưa chuộng do tính hiệu quả, tiện lợi, có thể mang theo trong túi xách.
Dưỡng môi hàng ngày là bước chăm sóc môi không thể thiểu, đặc biệt là trong thời tiết hanh khô của mùa đông.
3. Chống nắng cho đôi môi
Chống nắng cho môi cũng là việc quan trọng nhưng lại thường bị xem nhẹ. Da môi có đặc điểm mỏng yếu, nhạy cảm hơn da mặt. Do đó da môi vẫn có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực từ ánh nắng mặt trời ngay cả khi đeo khẩu trang. Điều này không chỉ làm mất đi vẻ tươi hồng tự nhiên mà khiến môi trở nên khô, thô ráp và có thể tăng nguy cơ ung thư da.
Để bảo vệ đôi môi, bạn nên lựa chọn sản phẩm dưỡng môi kết hợp chống nắng với chỉ số chống nắng SPF 30 . Hãy thoa một lớp son dưỡng chống nắng trước khi dùng son màu. Thói quen này vừa giúp bạn bảo vệ đôi môi, vừa dưỡng ẩm, duy trì làn môi mềm mại, không bị khô.
4. Uống đủ nước
Vào mùa đông, hầu hết mọi người đều có xu hướng uống ít nước hơn mùa hè. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi khô, nứt nẻ, thiếu sức sống. Muốn có đôi môi căng mọng, ngoài các bước chăm sóc nói trên, bạn cần duy trì thói quen uống nhiều và uống đủ nước mỗi ngày. Không nên chờ đến khi khát mới uống.
Muốn có đôi môi căng mọng, ngoài các bước chăm sóc nói trên, bạn cần duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày.
5. Từ bỏ những thói quen xấu
Để giữ cho đôi môi luôn mềm mịn, hãy tránh những thói quen gây hại cho đôi môi dưới đây:
- Liếm môi: Liếm môi không giúp môi ẩm hơn mà càng khiến môi khô và bong tróc hơn rất nhiều.
- Bóc da môi: Bóc da môi góp phần khiến môi phồng rộp, chả.y má.u, thậm chí nhiễ.m trùn.g. Vì vậy, bạn cần từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.
- Sử dụng các loại son lì, lâu trôi: Những loại son màu lì và lâu trôi đều có xu hướng khiến cho môi trở nên khô hơn. Hãy thay thế bằng hãy sử dụng son có kèm thành phần dưỡng chất hoặc sử dụng son dưỡng trước khi thoa son màu để giảm khả thiểu tình trạng khô, bong tróc, xỉn màu.
Ngoài ra, tránh thoa son khi đôi môi đang bị khô nẻ, vì việc này có thể gây kích ứng và khiến tình trạng khô môi thêm trầm trọng.
Cách làm son dưỡng môi tại nhà Môi cũng như da mặt cần được chăm sóc thường xuyên mới căng mọng và đẹp. Nếu ngại sử dụng son dưỡng môi có bán sẵn trên thị trường, bạn có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên để làm cho mình một hũ son dưỡng môi an toàn và hiệu quả. 1. Son dưỡng môi từ nha đam kết hợp với các...