Mỗi khi chồng tắt điện, tôi lại cắn răng làm một việc khiến bản thân ghê tởm để giữ gìn hạnh phúc gia đình
Càng ngày tôi càng ghê tởm bản thân.
Chào anh Xương Rồng.
Hơn 1 năm nay, tôi sống trong khổ sở vì gặp phải chuyện quá khó xử. Tôi có một gia đình chuẩn hạnh phúc. Chồng tôi là một doanh nhân thành đạt. Chúng tôi vừa chào đón cậu con trai đầu lòng cách đây 1 năm.
Từ khi kết hôn, chồng tôi luôn yêu vợ, thương con. Anh cũng rất quan tâm và lo lắng cho mẹ con tôi. Nói ra có thể nhiều người không tin, nhưng khi tôi sinh nở, anh còn tận tâm chăm sóc tôi hơn cả mẹ ruột. Chúng tôi vốn xa quê, thành ra mọi việc tôi đều phải nhờ chồng và cô giúp việc.
Chồng tôi khá kỹ tính. Anh sợ cô giúp việc không thể chu đáo bằng mình nên sáng nào cũng dậy sớm nấu cơm cữ cho vợ. Thậm chí tối đến, anh còn cẩn thận vệ sinh cho tôi mà không chút ca thán.
Thế nhưng, giữa chúng tôi lại có một vấn đề mà chính anh cũng không hề hay biết nó tồn tại. Sau khi sinh con, tôi gần như mất cảm giác gần gũi chồng. Trong khi đó, chồng tôi lại là một người có nhu cầu cao trong chuyện ấy.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Có lẽ anh cũng biết, những người làm kinh doanh thường tiếp xúc với rất nhiều người. Vì thế, nếu tôi không thể đáp ứng cho chồng, việc chồng tôi ra ngoài giải tỏa sẽ là chuyện sớm muộn. Bởi vậy mà sinh con được hơn 1 tháng, tôi đã phải chiều chồng. Ám ảnh lần ấy làm tôi không còn muốn ở bên anh.
Tôi có cảm giác mình bị lãnh cảm với chồng. Vì thế, tôi đã phải tìm đến những thứ thuốc kích dục hoặc tăng cường khả năng sinh lý. Anh Xương Rồng ạ, hơn 1 năm rồi, tôi cảm thấy rất mệt mỏi và càng ngày càng thấy ghê tởm bản thân mình. Nhất là khi chồng tôi luôn khen vợ mỗi lần làm chuyện đó.
Thật sự khi viết những dòng thư này cho anh, tôi cảm thấy quá mệt mỏi. Tôi hy vọng anh cho tôi một lời khuyên để có thể tự giải thoát cho mình và cứu vãn cuộc hôn nhân của chúng tôi.
Xương Rồng tư vấn.
Chào bạn.
Theo bạn kể, Xương Rồng nghĩ có thể bạn đang bị lãnh cảm sau sinh. Như bạn biết, sau sinh, người phụ nữ có thể thay đổi về tâm lý lẫn sinh lý. Vì thế, bạn không cần quá tự ti về những biểu hiện mà mình đang có.
Bạn biết đấy, chăm sóc và nuôi dưỡng một đứa bé đôi khi làm người mẹ thấy mệt mỏi. Vậy nên, thay vì cứ khép kín trong vỏ bọc của bản thân, bạn hãy tặng cho mình và chồng một khoảng thời gian ngắn. Cả 2 có thể đi du lịch để thay đổi không khí. Bạn cũng nên thử 1 lần không phụ thuộc vào thuốc, hãy nghĩ đến những điều tích cực và quên đi thứ thuốc đáng sợ kia.
Nếu như tình hình vẫn không khả quan, Xương Rồng khuyên bạn tìm cho mình một bác sĩ tâm lý để giải tỏa những vướng mắc trong lòng. Bác sĩ sẽ tùy vào mức độ nghiêm trọng để giúp đỡ bạn.
Cuối cùng, Xương Rồng chúc bạn sớm vượt qua chính mình, tìm lại được con người mà bạn mong muốn.
Xương Rồng.
Theo afamily.vn
Chồng làm từ thiện nhưng bắt tôi lo mọi việc trong nhà
Chỉ cần tôi nói hơn 2 câu là anh đã quát nạt và rất nhiều lần đập đồ trước mặt tôi và con.
Tôi và chồng là bạn học chung trường từ nhỏ. Sau khi xong đại học, chúng tôi về gặp nhau và yêu nhau. Yêu được 5 năm thì cưới và giờ đã được gần 5 năm. Trong thời gian yêu, cả hai luôn cãi nhau, vì bằng tuổi nên chồng tôi thường ít nhường nhịn cũng như chiều chuộng. Chúng tôi chia tay nhiều lần nhưng cuối cùng vẫn đến với nhau. Tôi cảm nhận đám cưới giống như kết quả phải có của mối tình 5 năm chứ không hẳn vì tình yêu quá lớn.
Cưới xong tôi có em bé ngay, vì bị thiếu máu nên chồng cũng giúp đỡ và chăm sóc tôi nhiều. Sau khi sinh con ở quê, bà nội vào chăm cháu đến khi bé được 2 tuổi. Chồng tôi là con trai cả, rất có tiếng nói trong gia đình. Ba chồng mất khi anh vừa học xong đại học, một mình anh vất vả lo cho gia đình và 2 đứa em ăn học. Má chồng tôi rất thương anh, vì thế bà chẳng để anh làm việc gì trong nhà. Khi bà về quê, chồng tôi vẫn theo thói quen đó. Anh đi làm về, chỉ ngồi lướt mạng, xem tivi, không động đến việc gì trong nhà ngay cả chơi với con, hầu như con không thích gần ba. Mâu thuẫn giữa hai vợ chồng như tích tiểu thành đại, vì tôi nói đủ kiểu nhưng anh vẫn không thay đổi. Quan điểm của anh là đi làm về mệt thì phải nghỉ ngơi, việc nhà của phụ nữ. Tôi đi làm về phải lo mọi việc từ tắm cho con, cơm nước, đến lúc dọn lên bàn thì chồng vào ăn nhưng mắt vẫn hướng về tivi, xong xuôi tôi dọn dẹp.
Hầu như chúng tôi ít giao tiếp vì chồng rất gia trưởng. Anh nói tôi không ra gì, lại hay nạt nộ và đập đồ nên lúc nào tôi cũng cảm giác như mình bị uy hiếp về tinh thần. Chỉ cần tôi nói hơn 2 câu là anh đã quát nạt và rất nhiều lần đập đồ trước mặt tôi và con. Khi anh nổi nóng, tôi chỉ im lặng. Tôi đã thử nhiều cách như khi hết chuyện, tôi nói chuyện với chồng nhưng ít khi anh để ý, chỉ vừa lướt điện thoại vừa nghe. Năm ngoái, khi không nói chuyện được, tôi viết mail gửi cho chồng đòi quyền lợi cho con gái ngày 8/3, vì con nói không có ba để chơi. Nhưng chồng lại cho rằng tôi bày cho con gái, trong khi tôi luôn đọc những cuốn sách về bé yêu bố cho con nghe. Chồng tôi sống ở thế hệ này nhưng lại mang tư tưởng của thế hệ trước, bảo rằng thời xưa sinh con ra, có ai chăm bẵm gì đâu mà vẫn lớn ầm ầm.
Còn về chia sẻ việc gia đình, anh nói là vợ mà những việc trong nhà không làm được thì phải xem lại mình, xem thử ba tôi có làm việc gì cho má tôi không. Thực sự nghe xong tôi chỉ thấy đau lòng, vì tôi không làm thì ai làm cho gia đình. Tôi từng nói mềm nhẹ rất nhiều, nhưng hình như đối với anh, tôi lo cho gia đình là hiển nhiên, nếu có nhờ anh làm thì sẽ bị mỉa mai.
Về tài chính, chồng tôi kiếm tiền giỏi nhưng thu nhập không đều. Hầu như mọi việc trong nhà mình tôi phải lo liệu, từ tiền ăn, chi phí sinh hoạt, tiền học cho con, lúc trước còn có cả lãi ngân hàng. Trước đây mỗi lần chồng đưa tiền, nếu tôi lấy tiêu gì đó, anh rất khó chịu. Sau khi tôi nói nhiều lần thì giờ chồng không khó chịu nữa, nhưng mặc định rằng tiền để dành là của anh, tôi chẳng kiếm được bao nhiêu. Nếu xét về lương, tôi và chồng ngang nhau nhưng thu nhập của anh nhiều hơn. Có lúc mâu thuẫn, anh nói tôi biến đi. Tôi bảo thỏa thuận chia tài sản rồi ly hôn vì tôi không đứng tên tài sản nào thì anh nói tôi làm được mấy đồng mà đòi chia tài sản. Đố mà lấy được gì của chồng tôi, muốn lấy thì liệt kê lương ra, trừ đi tiền ăn rồi anh trả.
Tôi kể ra vậy không phải cho rằng chồng là người xấu, anh cũng tốt tính, thương trẻ con, hay làm từ thiện, giúp đỡ người khác, nhưng không hiểu sao đối với tôi, anh như một gáo nước lạnh. Anh rất hay xúc phạm, chê bai tôi. So với chồng, tôi cũng không thua kém. Lúc học cùng trường, tôi và chồng luôn là 2 người nhất nhì trong trường. Nhưng tính tôi nhút nhát, nói chuyện không được khéo léo, nhưng tôi vẫn tự tìm kiếm thông tin về cách làm vợ để áp dụng cho mình. Chồng tôi không muốn thay đổi suy nghĩ về việc đối xử trong gia đình, anh luôn muốn được phục vụ. Tôi nên làm sao? Thay đổi suy nghĩ của mình để bằng lòng hay có cách nào để thay đổi suy nghĩ của chồng tôi không? Mong mọi người cho tôi ý kiến.
Liễu
Theo vnexpress.net
Chạnh lòng khi 'bố là tất cả' Trong gia đình, việc yêu thương người này nhiều hơn người kia ở trẻ là chuyện bình thường. Điều gì xảy ra nếu trẻ có sự chênh lệch yêu thương thái quá? Khi bố là tất cả Dẫu biết dù trẻ thương ba nhiều hơn, hay thương mẹ nhiều hơn thì tình cảm của bậc sinh thành dành cho con đều không thay...