Mời khán giả đến xem bóng đá bằng vũ nữ thoát y
Đội bóng FC Luzern ở Thụy Sĩ có một chiêu thu hút khán giả tới xem bóng hết sức đặc biệt, đó là cho các vũ nữ thoát y biểu diễn trước khi trận đấu được bắt đầu.
Ý tưởng trên được đưa ra bởi ông Bernard Alpstaeg, chủ sở hữu CLB bóng đá Luzern ở Thụy Sĩ. Theo đó, trước khi trận đấu bắt đầu, khán giả sẽ được chiêm ngưỡng màn biểu diễn hết sức khiêu gợi từ các vũ nữ thoát y bên dưới sân, từ màn cởi đồ cho tới lăn lê uốn éo.
Được biết, ông Alpstaeg đích thân chọn ra những người đẹp để tham gia biểu diễn trước trận đấu, hiện ông đang làm đơn trình báo lên Hiệp hội bóng đá Thụy Sĩ để ý tưởng của ông được hoạt động thường xuyên trong mỗi trận bóng.
Các cô gái ăn mặc mát mẻ biểu diễn trước trận đấu
“Chúng tôi đang làm tốt ở mùa giải này và đã có một đội ngũ tuyệt vời. Nhưng chúng tôi muốn nó trở lên hấp dẫn hơn. Tôi muốn có một chương trình trước khi trận đấu bắt đầu. Và tôi muốn các vũ nữ thoát y diện đồ hở hang giúp NHM có thể giải trí” ông Alpstaeg cho biết.
Sau khi ý tưởng trên được tiết lộ, nhiều ý kiến cho rằng. Ban đầu sẽ thu hút được lượng NHM lớn, nhưng họ phải đối mặt với nguy cơ nhiều gia đình ngăn cấm con cái họ đến xem bóng khi biết được có chương trình do vũ nữ thoát y biểu diễn trong trận đấu.
Theo VNE
Những đám tang có '1-0-2' trên thế giới
Để người đã khuất ra đi thanh thản, người thân không tiếc tiền mời vũ nữ thoát y và đông đảo khách du lịch tới dự.
1. Tang lễ là một... ngày hội
Video đang HOT
Có lẽ đó là những từ ngữ chính xác nhất để miêu tả tục ma chay của tộc người Toraja, phía nam Indonesia. Nói như vậy bởi tang lễ của tộc người này là sự pha trộn giữa nỗi đau đớn mất người thân và niềm vui như một ngày hội đích thực.
Tục ma chay tiễn đưa người chết an nghỉ của người Toraja diễn ra hàng tuần lễ, thường khoảng 11 ngày. Trong thời gian ấy, gia đình gia chủ phải tổ chức những bữa tiệc linh đình, mời đông đảo người dân, khách du lịch tới tham gia. Họ quan niệm, đám tang càng hoành tráng thì càng tốt cho người quá cố.
Đám tang ở đây hoành tráng và vui như lễ hội.
Với người Toraja, người đã khuất chưa thực sự chết cho tới khi con trâu đầu tiên được giết trong đám tang. Đó là thời điểm mà người quá cố bắt đầu hành trình tới vùng đất của các linh hồn.
Thậm chí người ta còn tổ chức hội chọi trâu như là một phần của nghi lễ an táng người đã khuất.
Xuyên suốt đám tang, người ta mở tiệc, mở hội chọi trâu, reo hò, cổ vũ, sau đó giết thịt và chia cho tất cả những ai tham gia. Chỉ tới khi ngày cuối cùng của buổi lễ kết thúc, thi hài người chết mới được đem đi chôn cất thật sự.
2. Chôn người chết với quan tài "độc - lạ"
Trong một đám tang ở Teshie (Ghana), quan tài được thiết kế rất kỳ lạ, với đủ mọi hình thù, dáng vẻ và màu sắc, không ai giống ai.
Một chiếc quan tài có hình con cá.
Người dân Ghana gọi đó là những chiếc "fantasy coffins" (tạm dịch: quan tài tưởng tượng). Với họ, người chết đi nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn. Ở thế giới bên kia, người đã khuất vẫn tiếp tục làm việc như khi họ còn sống và có ảnh hưởng rất nhiều tới những người thân trên trần thế.
Xưởng sản xuất những "quan tài tưởng tượng".
Do đó, để giúp người đã khuất tiếp tục một cuộc đời tốt đẹp, thoải mái hơn, người dân Ghana thường chế ra những chiếc "quan tài tưởng tượng", mô phỏng những vật dụng thân thuộc trong công việc của người đã khuất trước kia. Chẳng hạn, nếu người khuất là phi công thì anh ta sẽ có một chiếc quan tài hình máy bay, hay một ngôi sao nhạc rock thì chắc chắn quan tài sẽ có hình cây đàn ghi-ta...
Quan tài dành riêng cho thợ nhiếp ảnh...
... và thứ dành riêng cho các vận động viên thể thao
3. Tang lễ với vũ nữ thoát y
Tang lễ xưa nay luôn được coi là nơi trang trọng, không khí linh thiêng, ít ai nghĩ rằng sẽ có sự xuất hiện của những vũ công. Nhưng một số khu vực ở Đài Loan thì khác. Tang lễ ở đây thậm chí còn có mặt của những vũ nữ thoát y.
Ở đây, người ta quan niệm rằng, uy tín và danh dự của người đã khuất được thể hiện qua số lượng người tham gia tang lễ. Người chết sẽ được vui nếu như đám tang càng náo nhiệt, càng đông người. Vì thế, nhiều người đã mời những vũ công thoát y tới các tang lễ, nhảy múa nhằm thu hút sự chú ý cho tang lễ của người thân.
4. "Pose" hình với người quá cố
Đó là một trong những tục ma chay kỳ quái nhất từng xuất hiện trong lịch sử và rất phát triển vào thời đại Victoria (1837-1901).
Một bức chân dung người quá cố được chụp sau khi người trong ảnh qua đời.
Đối với tầng lớp trung lưu, chụp ảnh người quá cố là một cách tưởng nhớ và lưu lại kỷ niệm. Họ thường dựng người đã chết ngồi im trên ghế, hoặc tạo dáng như đang ngủ rồi chụp ảnh chân dung, hoặc cùng người chết chụp những bức ảnh kỷ niệm.
Một em bé mất sớm được tạo dáng ngủ trên giường với hoa ở xung quanh.
Hình ảnh một đại gia đình mất đi 2 em bé sơ sinh.
Theo Datviet
Câu lạc bộ thoát y dưới đáy biển Câu lạc bộ của những vũ nữ thoát y đã bị bỏ hoang dưới đáy biển và trở thành điểm khám phá hấp dẫn với các thợ lặn. Mặc dù đã bị bỏ hoang từ lâu nhưng bên trong câu lạc bộ Nymphas Show Bar vẫn khô ráo. Nymphas Show Bar từng là một câu lạc bộ trình diễn thoát y kỳ lạ...