Mỗi hòn đảo đều là máu xương thế hệ cha anh!
200 bức ảnh là 200 bằng chứng sinh động khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. Mỗi hòn đảo, mỗi bãi đá ngầm đã được đổi bằng xương máu của bao thế hệ người Việt Nam đi giữ bờ cõi.
Nhân viên Bảo tàng Quân khu 4 thuyết minh về những bức ảnh được trưng bày tại triển lãm.
Kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bảo tàng Quân khu 4 và Đoàn phường Trường Thi (Tp Vinh, Nghệ An) phối hợp tổ chức triển lãm “Biển đảo – chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”. Triển lãm trưng bày hơn 200 bức ảnh, tư liệu được sưu tầm từ các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế, các cơ quan, đơn vị về hoạt động bảo vệ và xây dựng biển đảo.
Trong số các hiện vật trưng bày tại triển lãm, đáng chú ý là là 5 bản đồ cổ, có từ thế kỷ 17, thể hiện chủ quyền Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Công cuộc xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển đảo qua các thời kỳ lịch sử cũng được thể hiện sinh động qua những bức hình tư liệu.
Triển lãm thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ. Triển lãm cũng chương trình học ngoại khóa, bồi đắp tình yêu nước cho các em học sinh.
Cuộc triển lãm được tổ chức đến hết tháng 3/2014.
Bản đồ vẽ xứ Quảng Nam trong toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ do Đỗ Bá, tự Công Đạo soạn đời Chính Hòa (1690 – 1705) triều Lê. Chú thích trên bản đồ này có ghi địa danh Bãi Cát Vàng bằng chữ Nôm, ở ngoài khơi phủ Quảng Nam.
Bản đồ Indiae Orientalis Nova Descrlptlo do Willem Jansson thực hiện, xuất bản tại Hà Lan năm 1636.
Bản đồ Indiae Orientalis Nova Descrlptlo do Willem Jansson thực hiện, năm 1645.
An Nam đại quốc họa đồ do Giám mục Jean Lovis Teberd thực hiện năm 1838. Trong đó có trích dẫn: Vào năm 1816, nhà vua Gia Long đã tới Cồn Vàng long trọng cắm là cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này
Video đang HOT
Bản đồ 55, Đại Nam Nhất thống toàn đồ (đời Minh Mạng 1820 -1841)
Binh lính người Việt và gia đình đào giếng lấy nước sinh hoạt tại quần đảo Trường Sa năm 1938
Chiến sỹ đặc công Hải quân kéo cờ trên đảo Song Tử Tây, hòn đảo đầu tiên trên quần đảo Trường Sa được giải phóng, ngày 14/4/1975.
Tiến quân giải phóng đảo Sơn Ca, ngày 25/4/1975.
Giải phóng đảo Nam Yết, ngày 27/4/1975.
Đảo Trường Sa lớn, hòn đảo cuối cùng trên quần đảo Trường Sa được giải phóng vào ngày 29/4/1975.
Những viên gạch dùng để xây dựng các công trình trên đảo đều được in hình Quốc huy khẳng định chủ quyền Việt Nam.
Một cựu chiến binh chăm chú xem các bức ảnh trưng bày tại triển lãm.
Triển lãm thu hút sự chú ý của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các em học sinh.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Thứ trưởng Quốc phòng nêu quyết tâm tìm ra máy bay mất tích
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu lực lượng quyết tâm cao nhất tìm máy bay mất tích. Nếu phát hiện vật thể lạ cần thông báo ngay cho các cơ quan chức năng và không được kết luận bất cứ thông tin gì chưa chính xác.
Sáng 10/3, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cho hay, tính đến 23h00 ngày 9/3,Việt Nam đã sử dụng 7 máy bay với 16 lượt bay, điều 8 tàu các loại tham gia tìm kiếm tại hiện trường.
Hành trình tìm kiếm với nhiều dấu hiệu khả nghi
Theo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, tính đến 8h50 ngày 9/3 máy bay AN26 số hiệu 286 đã phát hiện vết dầu loang kích thước 10 x 80 km theo hướng Bắc Nam tại tọa độ 07độ27'41" N - 102độ58'58"E cách vị trí ban đầu khoảng 80km về hướng Tây Nam. Nhận định phù hợp với hướng gió trôi dạt.
Cán bộ Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đang xem xét những dấu hiệu dù là nhỏ nhất nghi là của chiếc máy bay mất tích
Đến 14h43 ngày 9/3/2014, tại tọa độ 08độ21'36"N - 103độ13'30"E (cách Nam Tây Nam Thổ Chu khoảng 58 hải lý), máy bay C130 của Singapore phát hiện vật thể lạ. Tàu CSB 2003 ở vị trí gần đó đã cơ động đến xác minh nhưng chưa có kết quả.
Đến 18h15 ngày 9/3/ thủy phi cơ DHC6 đã phát hiện vật thể màu trắng hình chữ nhật, có lỗ tròn ở giữa tại 08độ47'32"N - 103độ22'26"E (cách Nam đảo thổ Chu, tỉnh Kiên Giang khoảng 30 hải lý).
Ngoài ra tàu hải quân ký hiệu HQ888 (tàu nghiên cứu biển có trang bị máy quét đa tia và đo đa tia không gian 3 chiều) vừa về Cam Ranh bổ sung nhiên liệu và đón 1 đội thợ lặn đi thực hiện nhiệm vụ.
Theo đề nghị của phía Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam đã cấp phép cho3 tàu Trung Quốc và 1 tàu Hoa Kỳ vào tìm kiếm cứu nạn. 17h00 ngày 9/3, tại cuộc họp của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và Ủy ban An ninh Hàng không Dân dụng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo: "Tổ chức tìm kiếm cứu nạn 24/24 giờ. Mở rộng phạm vi tìm kiếm. Cho phép lực lượng, phương tiện nước ngoài vào tham gia tìm kiếm".
Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu hộ cứu nạn cho biết, công tác tìm kiếm cứu nạn ngày 10/3 như sau: Các lực lượng tiếp tục tìm kiếm mở rộng về phía Tây Bắc so với khu vực tìm kiếm ban đầu. Malaysia đã thống nhất với Việt Nam tìm kiếm phía Nam đường FIR (vùng thông báo bay) HCM; Singapore thống nhất sẽ tìm kiếm khu vực giữa Việt Nam và Malaysia.
Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn cử Đại tá Võ Hà Trung - Trưởng phòng tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành sáng ngày 10/3/2014 vào huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) tham gia Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Hàng không Việt nam (Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam) cùng Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu.
Theo đề nghị của Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Việt Nam với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn do tàu SAR 413 không đủ nhiên liệu cho hoạt động tiếp theo, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đồng ý cho tàu quay về bờ bổ sung nhiên liệu và bàn giao chỉ huy hiện trường cho tàu Cảnh sát biển CSB 2001 đến khi tàu SAR 413 quay trở lại tìm kiếm.
Hai tàu mang số hiệu HQ 954 và HQ 637 của Hải quân Vùng 5 vân đang phôi hơp với các lưc lương khac tiêp tuc tim kiêm chiêc máy của Malaysia bị mất tích, nhưng vẫn chưa phát hiện dấu vết liên quan. Hiên tât ca cac tau cua vung 5 Hai quân đang trong tư thê săn sang chờ lênh cua câp trên nhăm tăng cương va mơ rông pham vi tim kiêm.
Làm chủ trong công tác tìm kiếm
8h30 ngày 10/3, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn nghe báo và trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm máy may của Malaysia nghi mất tích trên vùng biển Việt Nam.
Lực lượng cứu hộ của Việt Nam được yêu cầu làm chủ công tác kiếm (Ảnh: NLD)
Tại buổi làm việc, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ yêu cầu các lực lượng khi phát hiện vật thể lạ phải báo cáo về ngay sở chỉ huy và không được khẳng định vật phát hiện là gì khi chưa chắc chắn, tránh hoang mang cho dư luận.Trong ngày hôm nay, các lực lượng tìm kiếm, gồm không quân, hải quân, cảnh sát biển, phải cố gắng tiếp cận và lấy bằng được vật thể lạ nghi là ô cửa thoát hiểm của máy bay.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng đã chỉ định tàu SAR 413 là tàu chỉ huy, chốt tại khu vực phát hiện vật thể lạ và giao cho quân chủng Hải quân có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ nhiên liệu cho tàu SAR 413 hoạt động. Bộ Quốc phòng thống nhất với đề nghị của Trung tướng Phương Minh Hòa - Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân về việc đề xuất cho phép máy bay Việt Nam hoạt động tìm kiếm ở độ cao dưới 1500m và các máy bay nước ngoài tiến hành bay, tìm kiếm ở độ cao trên 1500m.
Tại buổi làm việc này, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cũng yêu cầu các lực lượng quân đội phải tham gia tìm kiếm liên tục 24/24 giờ theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Tướng Tỵ cũng đồng ý về việc cho phép thành lập sở chỉ huy của lực lượng không quân, đóng tại sân bay Cà Mau, lập trạm thông tin SAR 413 của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Hàng hải và trạm thông tin tại đảo Phú Quốc.
Ông Tỵ yêu cầu các lực lượng tìm kiếm phải thực hiện công việc với quyết tâm cao nhất; hiệp đồng chặt chẽ; đảm bảo an toàn. Ông Đỗ Bá Tỵ cũng chỉ đạo Quân Khu 9 cũng sẵn sàng lực lượng, phương tiện, để có tham gia cứu hộ, tìm kiếm.
Ông Võ Văn Tuấn - Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam báo cáo về việc cho phép 2 tàu Trung Quốc vào vùng biển Việt Nam tìm kiếm cứu nạn. Hai tàu này là tàu quân sự, trên tàu có rất nhiều tàu nhỏ và giàn đỗ trực thăng. Như vậy, 2 tàu này vào hoạt động sẽ có thêm rất nhiều tàu nhỏ và 2 chiếc trực thăng đi kèm.
Về vấn đề này, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ yêu cầu lực lượng tìm kiếm Việt Nam phải làm chủ trong công tác tìm kiếm. Hoạt động tìm kiếm của các nước bạn phải có lực lượng của Việt Nam đi cùng, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra...
Quang Phong
Theo dantri
Đà Nẵng chọn phương án thiết kế nhà trưng bày Hoàng Sa Ngày 8/1, Ban tổ chức cuộc thi thiết kế nhà trưng bày Hoàng Sa đã họp và chọn các đồ án đạt yêu cầu để đến ngày 19/1 sẽ tiến hành trao giải. Sau một tháng phát động và nhận hồ sơ đăng ký, Ban tổ chức đã nhận được 43 đồ án thiết kế từ các tác giả trong cả nước gởi...