Mọi hoạt động của người Việt ở Qatar vẫn diễn ra tương đối bình thường
Cộng đồng người Việt Nam tại Qatar, nhất là số lao động ít nhiều cũng bị ảnh hưởng về cuộc sống, tâm lý trong bối cảnh vùng Vịnh căng thẳng.
Sau 15 ngày, các nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, tình hình khu vực vùng Vịnh vẫn tiếp tục căng thăng mặc dù cộng đồng quốc tế đang tích cực với các hoạt động ngoại giao, hòa giải. Trong bối đó, cộng đồng người Việt Nam tại Qatar, nhất là số lao động ít nhiều cũng bị ảnh hưởng về cuộc sống, tâm lý. Để có nhưng thông tin chính thống, khách quan, xác thực nhất về tình hình cộng đồng, phóng viên VOV đã có cuộc trao đổi với Đại sứ Nguyễn Hoằng – Đại sứ Việt Nam tại Qatar.
PV: Đã 15 ngày căng thẳng ở giữa Qatar và các nước trong khối GCC, Ả-rập, khiến cho thị trường nhập khẩu hàng hóa, lương thực, thực phẩm của Qatar thay đổi. báo chí Qatar và khu vực có nhiều thông tin trái ngược nhau về khả năng đáp ứng nhu yếu phẩm. Xin ông cho biết đời sống của cộng đồng ta tại đây với hơn 18.000 người bị ảnh hưởng như thế nào?
Đại sứ Nguyễn Hoằng: Trước hết, một lần nữa xin chân thành cảm ơn dư luận trong nước về sự quan tâm tới cộng đồng Việt Nam tại Qatar.
Đại sứ Việt Nam tại Qatar – ông Nguyễn Hoằng.
Như tôi đã thông báo trong cuộc trả lời phỏng vấn tuần trước: Trong những ngày đầu sau khi cuộc cuộc khủng diễn ra, cũng có một số bà con có phần nào lo lắng về những diễn biến tình hình diễn ra tại Qatar. Tuy nhiên, sau 2 tuần diễn ra sự kiện và theo gợi ý của Đại sứ quán, bà con thường xuyên nắm thông tin, đồng thời theo dõi tình hình thấy được có những cơ hội giải quyết khủng hoảng thông qua đàm phán. Do đó, về cơ bản hiện tại đời sống và tình hình công việc của bà con chưa bị xáo trộn nhiều, tâm lý tương đối ổn định. Mọi hoạt động của bà con như công việc sinh hoạt, ăn ở, đi lại… có thể nói dần dần khá bình thường.
Về hàng hoá, lương thực, thực phẩm theo chúng tôi quan sát, vì nó thực sự gắn với đời thường của mọi người ở đây. Hiện nay, Qatar đang cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để cung cấp đầy đủ cho thị trường, nhưng chủng loại và giá cả thì có phần thay đổi. Nguồn hàng từ nhiều nước giờ hạn chế một số nguồn và tìm nguồn mới nhất là số mặt hàng như bơ sữa hay rau, củ, quả được thay thế bằng nguồn hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, Oman. Nên sự cung cấp khác đi, chủng loại khác đi. Nên giá cả có những biến động. Một số mặt hàng giá cả đã tăng đáng kể so với trước, như một số loại rau và trái cây hiện đã tăng 1,5-2 lần so với thời điểm trước cuộc khủng hoảng.
PV: Như vậy, tình hình an ninh, an toàn cho cộng đồng người Việt tại Qatar và việc bảo hộ công dân được Đại sứ quán tập trung quan tâm như thế nào?
Video đang HOT
Đại sứ Nguyễn Hoằng: Trong những ngày đầu, xảy ra khủng hoảng, cũng có một số bà con có phần lo lắng. Tuy nhiên, hiện tại đời sống và tình hình công việc của bà con chưa có xáo trộn nhiều, tâm lý ổn định hơn.
Để bảo đàm an ninh, an toàn về con người và tài sản hợp pháp cho bà con, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán đã và đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong nước (như: Cục quản lý lao động ngoài nước/Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), các công ty xuất khẩu lao động, các công ty có lao động của ta đang làm việc và chính quyền Nhà nước Qatar để chủ động mọi phương án bảo hộ công dân trong các tình huống.
Cho đến nay, sau 2 tuần xảy ra khủng hoảng, mối liên hệ giữa Đại sứ quán với các cơ quan trong nước được duy trì thường xuyên hơn, Đại sứ quán cũng đã nhận được một số yêu cầu hỗ trợ và tư vấn của doanh nghiệp trong nước, sự phối hợp cập nhật danh sách lao động từ Cơ quan chức năng của Bộ Lao động và các công ty xuất khẩu lao động, Đại sứ quán cũng đã tiếp xúc với một số công nhân, người lao động Việt Nam tại Qatar để nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của bà con… Nhìn chung các vấn đề đã được Đại sứ quán tư vấn và phối hợp giải quyết một cách nhịp nhàng.
Tóm lại, Đại sứ quán đang tiếp tục theo sát tình hình và thường xuyên nhận được sự chỉ đạo sát sao của Nhà mà cụ thể là Bộ Ngoại giao đồng thời Đại sứ quán cũng đang duy trì tổ công tác và đường dây nóng, sẵn sằng phối phợp và xử lý các vấn đề mới phát sinh liên quan đến công dân của ta.
PV: Xin cảm ơn Đại sứ.
Theo Ngọc Thạch
VOV
Khủng hoảng vùng Vịnh: Chìa khóa nằm trong tay Qatar
Có nhiều nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao tại vùng Vịnh hiện nay. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về vùng Vịnh cho rằng, để giải quyết cuộc khủng hoảng này, vấn đề mang tính quyết định là Qatar phải thay đổi cách tiếp cận của mình bằng cách tuân thủ những cam kết đã ký với các nước vùng Vịnh.
Ảnh: AP
Lịch sử tranh chấp giữa Qatar với các nước láng giềng ở vùng Vịnh đã phơi bày một thực tế rằng, vấn đề của Qatar bắt đầu vào những năm 1990 sau khi nước này khơi lại tranh chấp với Bahrain liên quan đến chủ quyền đối với một nhóm đảo ở Vịnh Bahrain.
Năm 1995, một cuộc đảo chính không đổ máu đã xảy ra tại Qatar và tân Quốc vương của nước này Sheikh Hamad khi đó đã bác bỏ nỗ lực trung gian hòa giải của Saudi Arabia, đồng thời khăng khăng đòi đưa tranh chấp ra Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Tuy nhiên, phán quyết cuối cùng của ICC lại nghiêng về Bahrain, qua đó Bahrain được quyền kiểm soát hầu hết các đảo tranh chấp.
Nếu Qatar chấp nhận sự dàn xếp của cố Quốc vương Saudi Arabia Fahd, chính quyền Doha đã được nhiều hơn hoặc ít nhất là công bằng với Bahrain.
Sau sự kiện này, chính quyền Doha đã quay sang chống lại Saudi Arabia khi khởi động lại tranh chấp liên quan đến chủ quyền các khu vực biên giới giữa hai nước. Doha và Riyadh đã từng giải quyết bất đồng tương tự nhờ nỗ lực hòa giải của cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak.
Tuy nhiên, Qatar đã bội ước và không tuân thủ các cam kết của mình, đồng thời tiến hành các cuộc chiến kích động trên truyền thông nhằm chống lại Saudi Arabia.
Doha đã chứa chấp và dung dưỡng những phần tử chống đối Saudi Arabia, ủng hộ mạng lưới khủng bố al-Qaeda và cựu thủ lĩnh của tổ chức khủng bố này là Osama Bin Laden - kẻ trước kia từng kêu gọi thay đổi chế độ ở Saudi Arabia bằng vũ lực.
Bất chấp một loạt cuộc hòa giải, Qatar vẫn tiếp tục cung cấp tài chính và ủng hộ những nhóm chống đối luôn tìm cách lật đổ các chính phủ ở Saudi Arabia và Bahrain.
Đặc biệt, sau các cuộc nổi dậy Mùa xuân Arập năm 2011, Qatar đã tìm cách mở rộng chiến dịch kích động và bắt đầu hướng mục tiêu vào Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) bởi UAE ủng hộ những nhân vật chống đối Doha.
Hiện có một số giải pháp có thể giúp tháo gỡ căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh, song có vẻ những giải pháp đó không phù hợp vì chúng lặp lại các cách tiếp cận hồi năm 2013 và năm 2014. Ở thời điểm đó, Qatar đã ký với Riyadh một cam kết gồm 20 điểm, trong đó chỉ một điểm được Doha thực hiện.
Trong Thỏa thuận hòa giải cuối cùng được ký với Riyadh năm 2014, Qatar đã cam kết chấm dứt "cỗ máy kích động". Tuy nhiên, chính quyền Doha lại bí mật thiết lập các trang web và các kênh truyền hình để thực thi sứ mệnh kích động. Qatar có thể đã trục xuất một số nhân vật chống đối các chính phủ ở vùng Vịnh, song Doha lại cung cấp cho họ nhà ở tại Thổ Nhĩ Kỳ và London (Anh).
Quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé này vẫn tiếp tục cung cấp tài chính và ủng hộ các nhân vật chống đối thông qua những mạng lưới bí mật được thiết lập ở các quốc gia này.
Theo các chuyên gia về vùng Vịnh, tất cả những động thái trên của Qatar là nguyên nhân chính khiến một loạt các nước vùng Vịnh dẫn đầu là Saudi Arabia đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, với cáo buộc Doha hỗ trợ về chính trị, truyền thông và tài chính cho các tổ chức khủng bố với mục tiêu "gây bất ổn và mở rộng ảnh hưởng" trong khu vực.
Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh, Qatar đã và đang áp dụng cách tiếp cận cũ. Nếu chính quyền Doha không thay đổi cách tiếp cận này, mà vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu lật đổ các chính phủ Saudi Arabia, UAE và Bahrain, hoặc kích động chống lại những quốc gia này, chính quyền Doha sẽ phải tiếp tục sống trong sự cô lập.
Bởi sự thật là các nước vùng Vịnh chấm dứt quan hệ ngoại giao với Qatar có thể sống trong hòa bình mà không có Doha. Nhưng dường như Qatar không thể chịu đựng được tình huống này, chính quyền Doha không thể sống được nếu thoát khỏi thế giới vùng Vịnh.
Như vậy, chỉ khi nào Qatar thực sự thay đổi cách tiếp cận của mình, khi đó cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh mới được giải quyết êm thấm.
Theo Đức Thức (Tiền Phong)
Khủng hoảng vùng Vịnh: Saudi Arabia bất ngờ hạ giọng với Qatar Bộ ngoại giao Mỹ khẳng định rằng "điều tồi tệ nhất đã ở đằng sau chúng ta" sau khi các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Saudi thảo luận về khủng hoảng ngoại giao Qatar ở Washington hôm 13.6. Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir (trái) và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong cuộc gặp ở Washington. Theo Bộ Ngoại giao...