Mối hiểm nguy từ việc nuôi chim yến trong khu dân cư
Trước thông tin dịch cúm H5N1 trên đàn chim yến bùng phát tại tỉnh Ninh Thuận, nhiều hộ nuôi chim yến trong nhà tại Bình Định không khỏi lo lắng.
M ô hình nuôi chim yến trong nhà đang mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều hộ dân tại Bình Định đã xây nhà cả tỷ bạc, có gia đình thì cải tạo cơi nới chính căn nhà mình đang ở trong khu dân cư để nuôi chim yén. Từ chỗ chỉ vài hộ nuôi, nay đã lên đến vài chục hộ, thậm chí cả trăm hộ.
Một hộ nuôi yến ngay trong TP Quy Nhơn
Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành chức năng, hiện nay tại Bình Định có khoảng 50 hộ đang nuôi yến trong nhà. Các hộ nuôi chim yên tự phát tập trung ở TP Quy Nhơn và các huyện Tuy Phước, An Nhơn, Hoài Nhơn… Tuy nhiên, trong số đó chỉ một số ít là xây dựng theo quy mô chuẩn để nuôi chim yến, còn phần lớn là cải tạo nhà ở để nuôi yến trong khu dân cư.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quân, ở phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn), là một trong những hộ tiên phong trong nghề nuôi yến trong nhà ở Bình Định, cho biết: “Nghề nuôi yến trong nhà ở Bình Định mới phát triển gần đây nếu để nuôi yến chuyên nghiệp phải có vốn đầu tư lớn nên mình chỉ xây thêm phần tầng thượng để lấy nơi cho yến ở còn mình ở dưới. Nuôi kiểu này mình đỡ được nhiều chi phí người trông coi cũng như mình từ chăm sóc cho đàn yến. Tôi nuôi yến cả chục năm nay chưa bao giờ nghe con chim yến bị dịch bệnh. Nhưng vừa rồi nghe đài báo nói chim yến bị dịch cúm H5N1, tôi cũng thấy lo lắng”.
Còn ông Phan Hiếu, một người nuôi yến có kinh nghiêm ở huyện Tuy Phước (Bình Định), chia sẻ: “Chim én là loài rất đặc biệt, nó có thể bay lượn cả ngày trời trên không trung để kiếm ăn. Khi mỏi cánh chúng thường đáp ở những sợi dây điện. Hơn nữa thức ăn của chúng là loại côn trùng có cánh bay trên trời nên khó có dịch. Nhưng vừa rồi nghe thông tin đàn chim yến bị dính virut H5N1 tại tỉnh Ninh Thuận tôi cũng chẳng hiểu đó là nguyên nhân từ đâu nên cũng rất lo lắng”.
Những hộ nuôi yến cạnh khu dân cư khiến nguy cơ dịch bệnh xảy ra cao hơn
Việc nuôi chim yến đang mang lại hiệu quả nhưng chính vì điều đó làm khó khăn cho ngành chức năng quản lý, nhất là khi bệnh dịch bùng phát sẽ ảnh hưởng tới người dân ở sống ở khu dân cư vì nguy cơ lây bệnh cao. Đó là chưa nói đến gây phiền toái về tiếng ồn, cũng như ô nhiễm môi trường cho những hộ dân xung quanh.
Đặc biệt, trước thông tin tại tỉnh Ninh Thuận công bố dịch cúm H5N1 trên đàn chim én. Trong khi đó, bệnh dịch cúm trên đàn gia cầm đang tiếp tục lan rộng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước và nguy cơ bùng phát rất lớn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Ông Nguyễn Văn Quốc, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Bình Định cho biết: “Hiện nay tại Bình Định, con số mà các hộ nuôi yến có đăng ký chăn nuôi với cơ quan chức năng chỉ 2 hộ. Số còn lại là tự phát không có đăng ký nên chúng tôi thật sự lo lắng vì khó có thể kiểm soát nổi”.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Hào, Phó GĐ Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết thêm: “Trước tình hình này, người nuôi yến cần phải cẩn trọng đối với những đàn gia cầm đang được nuôi chung trong khuôn viên nhà hay nuôi trong khu dân cư gần nơi cư trú của chim yến, đặc biệt là các ngôi nhà yến đang ở gần những trang trại nuôi gà, vịt có quy mô lớn. Bởi trong bối cảnh ngành chăn nuôi hiện nay, đàn yến có thể vớ phải thức ăn bị “dính” virut H5N1 của đàn gia cầm đã nhiễm bệnh. Hiện Sở đang chỉ đạo cho ngành thú y cùng với chính quyền địa phương cần cơ sở để hướng dẫn cho hộ nuôi các biện pháp phòng trừ. Nếu phát hiện đàn chim yến có biểu hiện bất thường hay chết thì phải báo ngay để cơ quan chức năng để kịp thời khoanh vùng xử lý, ngăn chặn. Đặc biệt, những hộ nuôi yến chung với nhà ở không nên nuôi kết hợp các loại gia cầm như gà vịt quy mô lớn”.
Theo Dantri
Ninh Thuận: Công bố dịch bệnh cúm H5N1 trên đàn chim yến nuôi
Ngày 19-4, Chủ tịch UBND Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 862/QĐ-UBND, công bố dịch bệnh cúm H5N1 trên đàn chim yến nuôi tại số nhà 592 đường Thống Nhất, phường Đạo Long, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận kể từ ngày 19-4-2013.
Cơ quan Thú y vùng 6 đang lấy mẫu chim yến ở Ninh Thuận để xét nghiệm (ảnh: LĐO)
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận chỉ đạo Chi cục Thú y tỉnh chủ trì, phối hợp với Cơ quan Thú y vùng VI, UBND thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và các đơn vị liên quan khẩn trương huy động nhân lực, vật lực cần thiết để phục vụ cho công tác chống dịch bệnh chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp để xử lý dịch theo qui định của pháp luật về thú y, nhằm khống chế nhanh và dập tắt dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng. Đồng thời, xác định giới hạn vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tránh vùng có dịch.
Cùng với việc nghiêm cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có chim yến mắc bệnh hoặc chết, hạn chế người ra vào vùng có dịch và cấm giết mổ, đưa vào, mang ra hoặc lưu thông trong vùng có dịch chim yến chết, sản phẩm động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố, tỉnh chỉ đạo khẩn trương tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch và vùng bị dịch uy hiếp chữa bệnh hoặc tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền. Tỉnh cũng tăng cường theo dõi, giám sát động vật trong vùng đệm hướng dẫn việc khử trùng tiêu độc nhà nuôi, nơi chăn thả động vật mắc bệnh, phương tiện, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, chất thải môi trường bị ô nhiễm.
Đàn chim yến nuôi tại số nhà 592 (rạp hát Thanh Bình) đường Thống Nhất, phường Đạo Long, có số lượng hơn 100.000 con. Từ cuối tháng 3 đến nay, cơ sở này có hơn 5.000 con chim yến bị chết. Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, Cơ quan Thú y vùng VI phát hiện virus cúm A/H5N1 trong các mẫu chim yến sống và phân chim yến lấy tại nhà nuôi ở rạp hát Thanh Bình. Kết quả này cho thấy mầm bệnh H5N1 trên chim yến nuôi tại đây đã bắt đầu phát triển, lây lan thành dịch. Trước đó, Viện Pasteur Nha Trang lấy mẫu chim yến sống nuôi ở rạp hát Thanh Bình đưa đến Viện Dịch tễ Trung ương xét nghiệm cũng cho kết quả dương tính với virus H5N1.
Tiếp tục có bệnh nhân tử vong do cúm H1N1
Ngày 19-4, BV Bạch Mai thông tin cho biết vừa có thêm một bệnh nhân nam 23 tuổi ở Yên Bái tử vong do mắc cúm A/H1N1. Trước đó, ngày 3-4, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người nên đã tự mua thuốc hạ sốt, cảm cúm uống. Ngày 5-4, bệnh nhân đến một BV ở tỉnh khám thì được chẩn đoán viêm phổi. Ngày 8-4, vì có biểu hiện khó thở nặng hơn nên anh được chuyển đến Trung tâm hô hấp - BV Bạch Mai điều trị, sau đó được chuyển tiếp đến khoa Điều trị tích cực do suy hô hấp nặng. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị nhiễm cúm A/H1N1 với biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu, suy đa tạng nặng và đến ngày 18-4, sau hơn một tuần điều trị, bệnh nhân đã tử vong.
Theo điều tra dịch tễ, có 3 người nhà của bệnh nhân này cũng bị lây nhiễm cúm nhưng bệnh cảnh nhẹ hơn, đã khỏi. Trước đó hơn 1 tuần, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng ghi nhận một trường hợp nam giới 46 tuổi ở Yên Bái tử vong vì cúm A/H1N1. Tuy nhiên giữa 2 trường hợp tử vong này không có quan hệ tiếp xúc với nhau.
Theo ANTD
Ao hồ cạn trơ đáy, nhiều đất ruộng bỏ hoang Nhiều ao hồ, đầm ở mực nước chết, không ít diện tích đất nhiễm mặn, phèn không có nước ngọt tưới phải bỏ hoang hoặc phải chuyển sang loại cây trồng khác. Nghiêm trọng hơn là hàng nghìn hộ dân phải đối diện với tình trạng thiếu nước khi mùa hè sắp tới. Chưa bao giờ Bình Định lại thiếu nước trầm trọng...