“Môi giới hối lộ” và “chân gỗ chạy án”: Chỉ bị lộ khi tự tố nhau
Vụ án môi giới hối lộ chạy án ở Thanh Hóa được khởi tố khiến dư luận đặt câu hỏi, nếu không có việc tự tố nhau, thì câu chuyện này sẽ vĩnh viễn nằm trong vòng bí mật.
Bao nhiêu bí mật chưa bị phanh phui?
Trong thời buổi cơ chế thị trường như hiện nay, các loại “cò” xuất hiện ngày một nhiều, từ bệnh viện, trường học, “cò giấy tờ”, “cò nhập học”… thậm chí có ý kiến cho rằng, cò chạy án đã và đang âm thầm hủy hoại sự công minh của pháp luật.
Mới đây, ngày 6/7/2015, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã khởi tố vụ án “môi giới hối lộ” đối với Phùng Thị Lan Anh, trú tại toà nhà Trung Yên Plaza, quận Cầu Giấy, Hà Nội nhận tiền “chạy án” cho Ngô Văn An.
Theo tin tức ban đầu, ông Ngô Văn Tích (trú tại xã Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh) là bố Ngô Văn An đã thỏa thuận với Lan Anh để đối tượng này chạy án cho con trai ông. Theo đó, ông Tích đã đưa tiền cho Lan Anh để Lan Anh “chạy án” cho con trai ông được xử lý hành chính hoặc án treo với số tiền 650 triệu đồng.
Đỗ Thị Phương hầu tòa vì “chạy án” nhầm đối tượng.
Được biết, ngày 2/6/2014, Công an thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa bắt giữ Ngô Văn An về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, ông Tích đã nhờ người quen đến gặp Lan Anh.
Video đang HOT
Sau khi trao đổi thông tin, Lan Anh nói với ông Tích sẽ “chạy” cho con trai ông được xử lý hành chính hoặc nặng nhất là án treo, đổi lại ông Tích phải chi 650 triệu đồng để Lan Anh đi lo lót những người có thẩm quyền giải quyết. Nhưng khi Lan Anh nhận tiền, An vẫn bị TAND tỉnh Thanh Hoá xử phúc thẩm tuyên phạt 36 tháng tù giam. Biết mình bị lừa, ông Tích đã tố cáo hành vi “chạy án” của Lan Anh với Cơ quan điều tra.
Đây có lẽ không phải lần đầu tiên người ta biết đến những kẻ huênh hoang có biệt tài “chạy án”, với tuyên bố bẻ cong công lý bằng mối quan hệ chằng chịt của mình.
Nếu nói đúng theo nghĩa của mắt thấy, tai nghe, nhiều người đã biết đến “nghề” này là vụ án liên quan đến đối tượng Hoàng Hữu Hạnh (tức Hạnh My, SN 1961, trú tại đường Nguyễn Trọng Tuyển, phường 1, quận Tân Bình, TP.HCM).
Hạnh bị truy tố về tội Làm môi giới hối lộ. Khi đứng trong vành móng ngựa Hạnh My hồn nhiên trả lời HĐXX rằng: “Dạ, nghề của bị cáo là… chạy án!”.
Theo đó, đầu những năm 2000, nhờ có mối quan hệ thân tình với A.T., bồ nhí của ông trùm Năm Cam, Hạnh My vô tư ra vào cơ quan tòa án như đi chợ và thoải mái đặt quan hệ với các nhân vật có liên quan để hành nghề… “chạy án” và kết cục là cái giá phải trả.
Có lẽ kết cục bi thảm nhất của việc “chạy án” phải kể đến Đỗ Thị Phương (tức Phường, SN 1971, trú ở số 11, đường Hữu Nghị, TP.Móng Cái, Quảng Ninh), vợ của Chung “ Ninh Hột” bị Mạc Văn Nam (SN 1965, trú tại tổ 42, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) lừa đảo gần 500.000 USD để chạy án cho chồng và anh trai chồng thoát án tử hình.
Mặc dù không có khả năng chạy nhưng Mạc Văn Nam vẫn tự tin tuyến bố mình có thể “cải tử hoàn sinh” cho ông trùm Phương “Ninh Hột”. Mọi việc chạy án chỉ vỡ lở khi Phương “Ninh Hột” vẫn dính án tử hình còn Mạc Văn Nam bị chính Phương và đàn em của Chung “Ninh Hột” “xử”. Kết cục là cả nhóm kéo nhau ra vành móng ngựa chịu sự nghiêm trị của pháp luật.
Phải chăng do còn chưa xử nghiêm?
Một điều dễ nhận thấy, các vụ “môi giới hối lộ” thường chỉ bị phát hiện khi các đương sự trong “nội vụ” đứng ra tố cáo nhau hoặc khi sự việc bất thành mới quay ra giải quyết ân oán bằng bài ngửa. So với các loại án khác, án hình sự liên quan đến việc tù đày, giam giữ nên gia đình các bị can thường lo sợ, dễ phát sinh tâm lý muốn “chạy” để người thân thoát tội, hoặc giảm tội.
Trước những vụ việc “chạy án” bất thành tự tố cáo nhau, nhiều chuyên gia pháp lý đã phân tích nguyên nhân phát sinh loại “cò” này và cho rằng đây là sự yếu kém về công tác phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật, công tác truy tố, xét xử và thi hành án.
Bên cạnh đó là bệnh quan liêu, thành tích vẫn còn nặng nề nên không ít người đứng đầu vẫn còn bao che, dung túng cho hành vi nhũng nhiễu của cán bộ do mình quản lý.
Đâu đó, vẫn còn có biểu hiện xử lý không nghiêm minh, nương nhẹ và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm như lợi dụng kẽ hở của pháp luật để xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo kiểu giơ cao đánh khẽ, gây bức xúc. Kèm với đó người ta cho rằng có thể dùng tiền bẻ cong công lý đã tạo ra loại “cò” này?
Thạc sỹ, Trung tá Đào Trung Hiếu Bộ công an: Phát sinh loại tội phạm ẩn, điều tra phá án cực khó khăn “Loại tội phạm làm môi giới hối lộ, hay đưa hối lộ đang là vấn đề bức xúc đối với toàn xã hội. Đối với ngành tư pháp, việc nhận hối lộ để làm sai lệch vụ án là một biểu hiện của tham nhũng. Việc thỏa thuận ngầm giữa người đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ và người nhận hối lộ phát sinh loại tội phạm ẩn. Việc điều tra làm rõ gặp rất nhiều khó khăn bởi một thỏa thuận khép kín đó hầu như không thể phát hiện nếu được thực hiện trót lọt và có đồng thuận giữa các đương sự. Để hạn chế loại tội phạm này trong ngành tư pháp cần sự vào cuộc quyết liệt từ các cơ quan ban ngành và chính người dân. Bên cạnh đó trách nhiệm của các ngành cụ thể cần sự đồng thuận của toàn xã hội. Làm thế nào để trong các ngành nghề không dám tham nhũng và không thể tham nhũng bằng cơ chế đặc thù phù hợp với tình hình thực tế mới có thể hạn chế được loại tội phạm ẩn này”.
Luật sư Phạm Thanh Sơn – Đoàn luật sư Hà Nội Còn tội phạm về chức vụ thì còn loại tội phạm hối lộ Có thể thấy việc ngăn chặn các loại tội phạm “môi giới hối lộ” và “hối lộ” hay “đưa hối lộ” đang gặp khá nhiều khó khăn bởi nếu đó là một thỏa thuận kín và được sự đồng thuận giữa các đương sự thì việc điều tra sẽ hầu như không thể thực hiện được. Lý giải cho việc này, tôi cho rằng nếu còn tội phạm về chức vụ thì còn tội phạm hối lộ. Điều dễ nhận thấy trong vụ việc, những người có chức vụ, có quyền hạn sẽ vì lợi ích của cá nhân hay vì cái lợi cho bản thân làm sai lệch bản chất của sự việc theo hướng có lợi của đương sự được yêu cầu. Bên cạnh đó, việc một bộ phận người dân tin rằng có thể dùng tiền làm sai lệch công lý thì cần phải xem lại uy tín của ngành tư pháp đối với người dân. Nếu người dân tuyệt đối tin tưởng vào công tác điều tra, xét xử và thấy rằng không thể làm sai lệch bản chất sự việc thì không thể phát sinh các loại tội phạm hay “cò” chạy án được.
Ông Phạm Công Út, cựu thẩm phán TAND TP.Hồ Chí Minh Xử lý không khoan nhượng, để loại bỏ từ suy nghĩ việc “chạy án” Để ngăn chặn các loại tội phạm liên quan đến “hối lộ”, hay “môi giới hối lộ” cần phải xem xét thực tế các bản án đã xét xử. Để có sức răn đe, trấn áp mạnh, cần phải xử lý nghiêm, quyết liệt phù hợp với hành lang pháp lý hiện tại và phổ biến ra toàn xã hội để người ta thấy việc “môi giới hối lộ” sẽ bị trừng phạt như thế nào. Nếu cần thiết, phải có hình thức xử lý cao hơn thì có thể sửa đổi Bộ luật Hình sự, tăng nặng mức án đối với các loại tội phạm này. Điều đó sẽ góp phần loại bỏ tư tưởng “môi giới hối lộ” hay nhận hối lộ. Việc xét xử cần kiên quyết và không khoan nhượng để lấy đó làm gương.
Trần Phương
Theo_Người Đưa Tin
Nhân viên quét dọn môi giới mại dâm
Ngày 28-6, CAQ Hà Đông (Hà Nội) cho biết, đang tạm giữ hình sự Trịnh Thị Đào (SN 1963, ở Kiên Quyết, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) để điều tra về hành vi môi giới mại dâm. Đối tượng này bị cơ quan công an bắt giữ sau khi môi giới 2 gái bán dâm cho khách tại một nhà nghỉ trên địa bàn.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 26-6, trong quá trình kiểm tra hành chính, tổ công tác CAQ Hà Đông bắt quả tang 2 đôi nam nữ đang có hành vi mua bán dâm tại nhà nghỉ D.H ở tổ dân phố Quyết Tiến, phường Dương Nội. Quá trình điều tra cơ quan công an xác định, khách mua dâm được Trịnh Thị Đào - nhân viên quét dọn tại nhà nghỉ D.H chấp mối để mua dâm. Sau khi nhận 800.000 đồng của 2 người đàn ông, Đào đã gọi 2 cô gái trẻ quê ở Hòa Bình và Phú Thọ đến nhà nghỉ "tiếp khách". Theo thỏa thuận, Đào được hưởng 330.000 trong tổng số tiền thu về. Số còn lại, nữ nhân viên quét dọn sẽ trả tiền phòng nghỉ và đưa cho 2 gái bán dâm.
Trước đó vào ngày 25-6, thực hiện đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, CAQ Hà Đông đã triệt xóa đường dây bán dâm tại khu vực phường Biên Giang. Sau khi nắm thông tin về một số đối tượng tỉnh ngoài có liên quan đến hoạt động mua bán dâm, cơ quan công an đã bí mật theo dõi. Chiều 25-6, lực lượng làm nhiệm vụ bắt quả tang 2 đôi nam nữ có hành vi mua bán dâm tại một nhà nghỉ ở phố Phúc Tiến, phường Biên Giang.
Qua điều tra, CAQ Hà Đông làm rõ đối tượng môi giới là Bùi Thị Hiệp (SN 1985, ở Địch Giáo, Tân Lạc, Hòa Bình). Hiệp đã nhận 1 triệu đồng để đứng ra kết nối cho 2 người đàn ông mua dâm tại nhà nghỉ. Nếu vụ môi giới này trót lọt, Hiệp sẽ bỏ túi 50% số tiền khách thanh toán. Cơ quan CSĐT - CAQ Hà Đông đang tiếp tục điều tra, lập hồ sơ xử lý các đối tượng liên quan theo quy định pháp luật.
Theo_An ninh thủ đô
Chủ khách sạn mua dâm trẻ em: Mỗi lần mua dâm giá 500 nghìn đồng Châu được cho là người trực tiếp đứng ra môi giới, ra giá bán dâm và giữ cả tiền có được từ bán dâm của "em út". Khách sạn Best của ông Luận được cho là lớn nhất Cà Mau. Liên quan đến nghi án chủ khách sạn lớn nhất Cà Mau Tiêu Văn Luận (56 tuổi, chủ Khách sạn Bes Cà Mau,...