Môi giới gái mại dâm nước ngoài, ‘tú bà’ người Nga lĩnh án 3 năm tù
Sau mỗi lần môi giới thành công các cô gái ngoại quốc cho khách Việt, Elena hưởng lợi 15 triệu đồng. Tính đến khi bị bắt, “tú bà” người Nga thu lợi bất chính 150 triệu đồng.
Sáng 15/7, TAND TP.HCM xét xử bị cáo Prokofeva Elena (28 tuổi, quốc tịch Nga) về tội Môi giới mại dâm. Bị cáo này đã tổ chức môi giới cho phụ nữ nước ngoài vào bán dâm tại Việt Nam cho đàn ông Việt.
Theo cáo trạng, Prokofeva Elena nhập cảnh vào Việt Nam để đi du lịch. Bị cáo phát hiện nhiều người Việt lẫn người nước ngoài có nhu cầu mua dâm. Vì vậy, Elena nảy sinh ý định tổ chức đường dây mại dâm cao cấp.
Sau đó, bị cáo đã liên hệ, dụ dỗ nhiều cô gái ở Nga hay Ukraina xuất ngoại kiếm tiền bằng việc “đi khách”. Elena trả tiền mua vé máy bay, đi lại và lưu trú khi những cô gái này sang Việt Nam.
Bị cáo Prokofeva Elena. Ảnh: Hoài Thanh.
Ngoài việc “đi khách” theo giờ, các cô gái trong đường dây mại dâm do Elena cầm đầu còn đi “sextour” tại các điểm du lịch ở Việt Nam. Tiền mua dâm sẽ được chuyển vào tài khoản cá nhân của Elena.
Sau mỗi lần môi giới thành công, bị cáo hưởng lợi 15 triệu đồng. Tính đến khi bị bắt, “tú bà” người Nga thu lợi bất chính 150 triệu đồng.
Trưa 22/1, Công an TP.HCM bắt quả tang 3 cô gái (2 người quốc tịch Ukraine, 1 người quốc tịch Nga) đang có hành vi bán dâm cho 3 người đàn ông Việt Nam ở khách sạn tại quận 1, TP.HCM. Ban đầu, Elena không hợp tác với công an, không chịu cung cấp mật mã mở khóa điện thoại.
Video đang HOT
Tại tòa, Elena thừa nhận toàn bộ hành vi. Bị cáo hối hận với việc làm của mình và nói không biết hành vi đó vi phạm pháp luật hình sự.
Xét thấy bị cáo phạm tội lần đầu, HĐXX tuyên phạt Prokofeva Elena 3 năm tù.
Theo Danviet
Ai sẽ kế nhiệm Putin?
Phần lớn người dân Nga thường không bận tâm quá nhiều về chuyện tương lai, họ chỉ có kiến thức cơ bản về chính trị, theo nhà xã hội học người Nga Denis Volkov.
Trong một bài viết được đăng tải trên trang The Moscow Times, ông Volkov cho biết dù hiện tại vẫn còn khá sớm để bàn về người kế nhiệm Tổng thống Vladimir Putin, nhưng các diễn biến gần đây tại một số quốc gia xung quanh Nga đã tạo ra cơ hội tốt để mọi người cùng thảo luận về những vấn đề này.
Tổng thống Putin. Ảnh: Sputnik
Cụ thể, tại hai nước Kazakhstan và Ukraina đã diễn ra các cuộc chuyển giao quyền lực. Đối với Kazakhstan là quyết định từ chức của thổng thống Nazarbayev, còn đối với Ukraina là cuộc bầu cử tổng thống gây nhiều bất ngờ khi người chiến thắng lại là một danh hài. Điều này khiến người Nga phải suy nghĩ dần về cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2024.
Hai kịch bản
Vào cuối tháng 4/2019, các nhà xã hội học tại trung tâm nghiên cứu Levada đã tiến hành khảo sát nhiều người dân Moscow theo từng độ tuổi về quan điểm của họ đối với ông Putin.
Những người có quan điểm ủng hộ và không ủng hộ ông Putin chủ yếu tập trung vào hai kịch bản sau cuộc bầu cử: Thứ nhất là ông Putin vẫn tiếp tục làm tổng thống, và thứ hai là ông Putin sẽ thôi chức và đề cử người kế nhiệm.
Nhiều người thuộc cả hai phe tin rằng ông Putin sẽ không từ chức Tổng thống, tuy nhiên lí do mà bọn họ đưa ra không giống nhau. Những người ủng hộ ông Putin cho rằng, Tổng thống vẫn còn nhiều việc phải làm, rằng ông vẫn khỏe mạnh và vẫn "chưa có kế hoạch rời đi đâu hết". Phe ủng hộ còn khẳng định rằng hiện nay vẫn chưa có ai có đủ khả năng thay thế ông Putin.
Còn những người không ủng hộ Tổng thống Putin lại đưa ra lời giải thích khác. Họ cho rằng ông Putin sẽ không từ bỏ quyền lực vì ông ấy yêu quyền lực.
Cả hai phe ủng hộ và phản đối đều tin rằng ông Putin sẽ không sớm rời bỏ vai trò Tổng thống. Cụ thể, phe ủng hộ coi việc ông Putin rời khỏi vai trò Tổng thống là "biểu hiện của sự yếu đuối và phản bội (sự ủng hộ của người dân)".
"Ông ấy phải hoàn thành những điều ông ấy đã bắt đầu. Phải xong xuôi tất cả mọi việc thì ông ấy mới được nghĩ tới chuyện rời chức tổng thống", phe ủng hộ cho biết.
Còn phe phản đối thì cho rằng rất ít Tổng thống Nga thôi chức một cách tự nguyện, do đó ông Putin sẽ có thể tiếp tục nắm quyền.
Tuy nhiên, có một điều khá quan trọng là việc Hiến pháp Nga không cho phép Tổng thống tại nhiệm trong ba nhiệm kỳ liên tiếp thì lại không được nhiều người dân biết đến. Họ chỉ nghĩ đơn giản là ông Putin sẽ tái tranh cử.
Trong số những người cho rằng ông Putin có thể rời chức vụ vào năm 2024, thì phần lớn họ nghĩ rằng ông Putin sẽ nghỉ vì lí do sức khỏe, còn một số khác lại cho rằng Tổng thống Nga cảm thấy mình buộc phải nghỉ sau khi mắc những sai lầm nghiêm trọng về lĩnh vực xã hội trong những năm tại vị còn lại.
Dĩ nhiên, lý do trên hoàn toàn có cơ sở. Trên thực tế, chính sách cải cách lương hưu của ông Putin đã gây ra khá nhiều tranh cãi trong xã hội Nga. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy rất ít người tin rằng ông Putin sẽ từ chức.
Ai sẽ là người kế nhiệm ông Putin?
Hầu hết những người được hỏi cho rằng ông Putin có thể học theo hình mẫu của cựu Thủ tướng Kazakhstan Nursultan Nazarbayev: Chỉ định một người kế nhiệm trong khi vẫn duy trì quyền lực.
Những người này còn khẳng định rằng "kịch bản của Ukraina" sẽ khó mà xảy ra ở Nga. Hầu hết những người tham gia khảo sát tin rằng một ứng cử viên đối lập sẽ khó có thể đánh bại được vị Tổng thống đương nhiệm hoặc người kế nhiệm do ông chỉ định trong một cuộc bầu cử.
Điều này có thể thấy rõ từ Ukraina. Nhiều người Nga cho rằng người dân Ukraina không thực sự bầu cho danh hài Zelensky vì chính con người ông này, mà bởi họ đã quá bất mãn với Tổng thống Petro Poroshenko và muốn thay đổi người lãnh đạo vì người dân nước này đã quá mệt mỏi với các vấn đề như "chiến tranh, nghèo đói và tham nhũng".
Tuy nhiên, rất nhiều người Nga tin rằng sự thay đổi như vậy sẽ chỉ xảy ra khi có thảm họa khủng hoảng xã hội, khi chính quyền hiện tại đánh mất uy tín với người dân. Nhưng đối với nhiều người thì viễn cảnh đó sẽ rất khó có thể xảy ra ở Nga trong thời điểm hiện tại.
Cả phe ủng hộ lẫn phản đối ông Putin cũng cho rằng, nếu có việc chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm sẽ do chính quyền ông Putin quyết định, chứ không phải là các cử tri. Những người ủng hộ ông Putin cho biết họ "tin tưởng vào sự lựa chọn của Tổng thống", và tin rằng ông Putin sẽ "lựa chọn một người tốt để chúng tôi chỉ việc bỏ phiếu".
Theo họ, người kế nhiệm được ông Putin lựa chọn sẽ là điều đảm bảo rằng "mọi thứ sẽ không diễn ra theo chiều hướng tồi tệ hơn", và người lãnh đạo mới sẽ "không làm mọi thứ rối tung, sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách của ông Putin và duy trì những điều vốn có". Những quan điểm này khá giống với lí do đã giúp ông Dmitry Medvedev được bầu làm Tổng thống Nga hồi năm 2008.
Cả hai phe ủng hộ và không ủng hộ trật tự chính trị hiện tại đều tin rằng nước Nga sẽ không thay đổi, ngay cả khi tên người kế nhiệm ông Putin được tiết lộ.
Tuấn Trần
Theo VNN
Tuyên bố của tân Tổng thống Ukraine về việc lấy lại Crưm là khoa trương và mị dân Thành viên Hội đồng Liên bang Alexei Pushkov bình luận trên Twitter về tuyên bố của Tổng thống Ukraina mới đắc cử Vladimir Zelensky rằng, Ukraina sẽ giành lại Crưm. "Tôi ngạc nhiên nếu toàn bộ sự nhiệt tình của tổng thống mới của Ukraine chỉ là chính sách mị dân: tất cả chỉ là lời nói rỗng tuếch về danh dự, về...