Mỗi giờ có 5 người chết vì thuốc lá tại Việt Nam
PGS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng cục Quản lý Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá – đưa ra những con số đáng lưu tâm về thực trạng hút thuốc tại Việt Nam.
Cách loại bỏ nicotine ra khỏi phổi nhanh chóng Hút thuốc lá có thể gây tích tụ nicotine trong phổi. Ngay cả khi bạn bỏ thuốc, nicotine không biến mất mà vẫn gây hại tới cơ thể.
Dân số Việt Nam có khoảng 93 triệu người. Khoảng 15 triệu người đang hút thuốc lá, và 30 triệu người hút thuốc lá thụ động. Ở nam giới, có khoảng 49% người trưởng thành hút thuốc.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết khói thuốc chứa khoảng 4.000 chất hóa học. Trong đó, có 40 chất có thể gây ung thư, chủ yếu là ung thư phổi. Ở Việt Nam, mỗi giờ có 5 người chết vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá.
Một số thống kê khác cho thấy chi phí chữa trị các bệnh này gấp 2 lần các bệnh thông thường, gấp 3,6 lần phí tốn học hành và gấp 2,5 lần mức chi tiêu cho quần áo.
Nhiều cuộc thi, phong trào không hút thuốc đã được tổ chức. Ảnh: Giáp Hồ.
Những con số nói trên rất đáng lưu tâm bởi những tác hại của khói thuốc ảnh hưởng tới người hút trực tiếp và những người xung quanh (hút thuốc lá thụ động).
Chia sẻ tại lễ phát động cuộc thi vẽ tranh cổ động về phòng chống tác hại thuốc lá, PGS Lương Ngọc Khuê tâm sự: “Có lẽ, chúng ta đều biết ai đó trong gia đình hút thuốc và đang chịu những ảnh hưởng từ việc này. Thuốc lá là kẻ giết người thầm lặng”.
“Có trải qua, chúng ta mới hiểu thấu nỗi khổ của người bệnh, gia đình và bệnh viện. Bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi như một án tử hình. Nó rõ ràng là gánh nặng lớn cho gia đình, xã hội. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gọi đây là đại dịch”, ông nói tiếp.
Khói thuốc ảnh hưởng trực tiếp tới phổi.
Theo tính toán, nếu không có can thiệp khẩn cấp, số tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá sẽ tăng lên thành 70.000 người vào năm 2030. Cuộc thi vẽ tranh cổ động về phòng chống tác hại thuốc lá là một trong những hoạt động nhằm nâng cao và thay đổi nhận thức của người dân, giảm thiểu tác hại của việc hút thuốc, đặc biệt là hút thuốc lá thụ động.
Từ V.League 2015 tới nay, ban tổ chức đã phát động và triển khai phong trào “khán đài không khói thuốc lá”. Tại mỗi trận đấu luôn có thời gian phát loa kêu gọi khán giả không hút thuốc trong khu vực khán đài.
Cuộc thi vẽ tranh cổ động phòng, chống tác hại của thuốc lá diễn ra từ ngày 10/3 đến ngày 4/5. Các cá nhân, tập thể có thể gửi một hoặc nhiều tác phẩm dự thi và không hạn chế về chất liệu, màu sắc cũng như hình thức thể hiện.
Cơ cấu giải thưởng bao gồm một giải nhất trị giá 15 triệu đồng, 2 giải nhì mỗi giải 13 triệu đồng, 3 giải ba mỗi giải 12 triệu đồng, 7 giải khuyến khích mỗi giải 8 triệu đồng. Ngoài ra, còn có 1 giải phong trào trị giá 15 triệu đồng cho đơn vị vận động được nhiều tác giả, tác phẩm có chất lượng tốt tham gia.
Theo Zing
Hút thuốc lá thụ động nguy hiểm như thế nào?
Hút thuốc lá thụ động là sự hít phải hỗn hợp khói bao gồm khói thuốc từ việc đốt thuốc lá và khói thuốc nhả ra từ người hút thuốc. Người không hút thuốc có thể hít phải những loại khói thuốc này, do đó bị phơi nhiễm với những chất hóa học tương tự như trực tiếp hút thuốc như nicotine, carbon monoxide.
Hút thuốc lá thụ động và trẻ em
Tiếp xúc với khói thuốc lá cũng làm trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn nặng, các vấn đề về đường thở và nhiễm trùng tai. Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ hít phải khói thuốc cũng thường sẽ nhẹ cân hơn và có nguy cơ chết đột ngột sau sinh (hội chứng SIDS) cao hơn. Các hóa chất trong khói thuốc cũng có thể đi vào người trẻ em thông qua sữa mẹ.
Nguồn tạo ra khói thuốc chủ yếu là khói thuốc lá. Khói thuốc từ xì gà hoặc thuốc lá tẩu cũng là một nguồn tạo ra khói thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, ở nhà, ở nơi làm việc và ở nơi công cộng.
Nguy cơ sức khỏe của hút thuốc lá thụ động
Có hơn 7.000 chất hóa học khác nhau có trong khói thuốc. Trong số đó, có khoảng 250 chất có hại và 69 chất được biết đến là nguyên nhân gây ung thư. Một số chất hóa học độc hại có trong khói thuốc lá như thạch tín, benzen, kim loại độc hại như berili, catmi, etylen oxit, fomaldehyd, toluen và vinyl clorit.
Khói thuốc cũng là một nguyên nhân gây ung thư. Ngoài ung thư, khói thuốc còn gây ra các bệnh nguy hiểm của hệ tim mạch và hô hấp cũng như các bệnh khác.
Ung thư phổi
Sống với người hút thuốc và thường xuyên hít phải khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch lên 20-30%. Có khoảng 3.000 người không hút thuốc chết vì ung thư phổi do tiếp xúc với khói thuốc.
Bệnh tim mạch
Hít phải khói thuốc có thể làm hại đến hệ tim mạch và có thể làm tăng nguy cơ lên cơn đau tim, đặc biệt là ở những người có sẵn bệnh lý về tim mạch. Những người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn khoảng 25-30%. Tiếp xúc với khói thuốc gây ra khoảng 46.000 ca tử vong vì bệnh tim mạch mỗi năm. Nguy cơ đột quỵ cũng tăng lên khi thường xuyên hít phải khói thuốc.
Các bệnh về phổi và hệ hô hấp khác
Khói thuốc có thể kích thích phổi và gây ra các bệnh về hô hấp và khó thở. Ho, tức ngực do đờm, khò khè, thở gấp và suy giảm chức năng phổi là tất cả những hậu quả của việc hít phải khói thuốc lá. Tại Mỹ, trong số trẻ em dưới 18 tháng, có khoảng 150.000-300.000 trường hợp bị viêm phế quản và viêm phổi mỗi năm do hít phải khói thuốc, và có khoảng 7.500-15.000 trường hợp nhập viện mỗi năm do khói thuốc.
Ảnh hưởng lên phụ nữ có thai
Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ thường xuyên hít phải khói thuốc lá thường có cân nặng khi sinh thấp hơn và có nguy cơ chết đột ngột sau sinh (hội chứng SIDS) cao hơn.
Theo baonghean
"Xây dựng môi trường du lịch không khói thuốc lá" Đây là chủ đề của Hội nghị các nước khu vực ASEAN về "Xây dựng thành phố không thuốc lá" (SCAN) lần thứ 6 được tổ chức trong hai ngày 20-21/11 tại TP Hội An. 150 đại biểu từ các nước Tây Thái Bình Dương tham dự hội nghị. Hội nghị do Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế)...