‘Mỗi giây đều là tra tấn’ – Hàn Quốc lập đội xóa clip quay lén phụ nữ
Chính phủ Hàn Quốc vừa thành lập một nhóm theo dõi tội phạm tình dục trên mạng trong một nỗ lực ngăn chặn làn sóng phát tán phim khiêu dâm quay lén, được biết đến với tên “molka”.
Đây là nỗ lực mới nhất của nước này trong thời điểm mối quan tâm với nạn quay lén gia tăng. Hồi tháng 3, ca sĩ Hàn Quốc Jung Joon Young bị bắt giữ với cáo buộc cưỡng hiếp, quay lén và phát tán video quay lén cảnh quan hệ tình dục mà không có sự cho phép của nạn nhân.
Đội theo dõi tội phạm tình dục mạng gồm 16 thành viên được thành lập bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc (KCSC), hoạt động 24/7 với nhiệm vụ tiếp nhận tố cáo, tìm kiếm và gỡ bỏ các video quay lén có nội dung khiêu dâm trên mạng, theo South China Morning Post.
Nạn nhân của các clip khiêu dâm thường là phụ nữ. Không giới hạn trong phòng ngủ, họ trở thành nạn nhân của camera bí mật gắn ở trường học hay nhà vệ sinh công cộng.
Chiến dịch này cũng nhằm vào các phim khiêu dâm với “mục đích trả thù”, thường do bạn trai cũ, chồng cũ hoặc thậm chí người quen biết của nạn nhân thực hiện mà không có sự cho phép của họ.
Mục tiêu tìm kiếm của đội theo dõi này là các hashtag khả nghi bằng tiếng Hàn trên các nền tảng mạng xã hội như Twitter hay YouTube, với những từ khóa ám chỉ tình dục hay quay lén.
Tuy nhiên, việc theo dõi và gỡ bỏ các clip khiêu dâm liên tục xuất hiện trên mạng xem ra không phải việc dễ dàng.
“Thật khó để luôn giữ điềm tĩnh trong công việc”, An Hyeon Cheol, một nhân viên trong nhóm trên chia sẻ với AFP sau khi nhận nhiệm vụ. “Tôi phải xem những thứ mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy trước đây”.
Lee Yong Dae, người đứng đầu nhóm theo dõi, cũng cho hay người này “không thể nhìn vào phụ nữ mỗi khi ra ngoài vì những hình ảnh trong các video tràn ngập trong đầu”.
Một nhóm “săn camera quay lén” đang tìm kiếm máy quay ẩn siêu nhỏ trong một nhà vệ sinh tại Seoul. Ảnh: AFP
“Mỗi giây trôi qua là một sự tra tấn”
Đăng tải, sản xuất và chia sẻ phim khiêu dâm là vi phạm pháp luật tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, việc trừng phạt những đối tượng phạm luật xem ra không dễ dàng tại đất nước này trong thời đại Internet phát triển như vũ bão.
Nhóm theo dõi tội phạm tình dục nói trên đã thực hiện gỡ bỏ video quay lén 82 lần hồi tháng 10, gấp gần 8 lần so với cách đây bốn năm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, giới hạn nằm ở chỗ, việc gỡ bỏ video và ngăn chặn truy cập chỉ hiệu quả với các trang web có địa chỉ IP tại Hàn Quốc. Hầu hết video quay lén được đăng tải lên các trang web nước ngoài để thoát sự quản lý của nhà mạng.
“Một nạn nhân từng gửi cho chúng tôi 100 địa chỉ website chứa video mà bạn trai người này đăng tải”, Lee Yong Dae cho biết.
Một video quay lén từng xuất hiện trên 2.700 trang web trong vòng sáu tháng, South China Morning Post trích dẫn một tài liệu của KCSC.
Ca sĩ Jung Joon Young lãnh án tù với cáo buộc quay lén. Ảnh: ABC News
Theo Min Kyeong Joong, tổng thư ký KCSC, ngày đầu tiên sau khi video được đăng tải là “thời gian vàng” để can thiệp, còn sau đó, việc chia sẻ đoạn clip sẽ “vượt tầm kiểm soát”.
“Nhiệm vụ của chúng tôi là ngăn những video bị lan truyền trong 24 giờ đầu tiên”, anh nói. “Với các nạn nhân, mỗi giây trôi qua là một sự tra tấn”.
Hồi đầu năm, người thành lập một trang web chuyên đăng tải clip tình dục quay lén tại Hàn Quốc bị kết án 18 tháng tù.
Gần 5.500 người bị bắt giữ hồi năm ngoái do những cáo buộc chia sẻ video khiêu dâm trái phép, cao hơn 22% so với năm 2016. Số liệu từ cảnh sát Hàn Quốc cũng cho thấy 97% tội phạm bị phát giác là đàn ông.
Phụ nữ Hàn Quốc kêu cứu
Molka trở thành nỗi ám ảnh tại Hàn Quốc, đặc biệt đối với phụ nữ. Kênh Channel A mới đây phát hiện 48 lỗ nhỏ đục trên tường một toilet công cộng, được cho là dùng để đặt máy quay siêu nhỏ nhằm quay lén phụ nữ khi sử dụng nhà vệ sinh.
“Tôi và nhiều phụ nữ sợ hãi mình có thể thành nạn nhân của camera quay lén bất cứ lúc nào và bất cứ đâu”, Park Yu Na, 31 tuổi, cho biết với AFP. Người phụ nữ này cũng tránh sử dụng toilet công cộng “nhiều nhất có thể”.
Hơn 55.000 phụ nữ biểu tình tại Seoul phản đối nạn quay lén năm 2018. Trong hình, họ giơ cao khẩu hiệu “Cuộc đời của tôi không phải phim khiêu dâm cho bạn”. Ảnh: AFP
Hồi đầu năm, 4 người đàn ông cũng bị bắt giữ tại Hàn Quốc do cáo buộc quay lén hơn 1.600 nạn nhân phòng khách sạn bằng cách đặt camera nhỏ tới 1 mm trong tivi, móc treo máy sấy tóc và ổ điện, sau đó bán các video quay được cho một trang web khiêu dâm, cảnh sát Hàn Quốc tiết lộ với BBC.
Việc quay cảnh quan hệ tình dục và những hành vi gây liên tưởng tới khiêu dâm mà không được sự đồng ý của người trong cuộc đã làm dấy lên nhiều lo ngại về quyền lợi phụ nữ tại đất nước truyền thống này.
Hồi tháng 7/2018, một cuộc biểu tình nổ ra với sự tham gia của hơn 55.000 phụ nữ nhằm phản đối nạn quay lén, theo BBC. Tuy nhiên, những người tham gia biểu tình đều đeo kính râm, mũ và khẩu trang do lo sợ bị người thân là nam giới nhận ra hoặc bị chế giễu trên mạng.
“Việc xem phim khiêu dâm được coi như một cách giải trí của đàn ông và ít khi đối diện với sự trừng phạt”, tờ South China Morning Post trích lời Lee Na Young, giáo sư xã hội học thuộc Đại học Chung Ang tại Seoul.
Văn hóa gia trưởng tại đất nước này đã “cản trở việc giáo dục giới tính” và khiến nam giới lớn lên với suy nghĩ rằng “xem phim khiêu dâm trái phép không có gì sai”, theo Bae Bok Ju, thành viên Ủy ban Quốc gia về Quyền Con người.
Nhiều phụ nữ tại Hàn Quốc thậm chí đối diện với nỗi xấu hổ nếu trở thành nhân vật chính trong các video quay lén. Họ thậm chí bị xã hội xa lánh nếu bị phát hiện, thay vì nhận được sự thông cảm và bảo vệ. Điều này khiến nhiều nạn nhân không dám lên tiếng hoặc sống ẩn dật khi phát hiện ra hình ảnh của mình bị phát tán.
Làn sóng phản đối tấn công tình dục và ủng hộ các nạn nhân lên tiếng #MeToo lan đến Hàn Quốc vào năm ngoái. Nạn quay lénmolka là một trong những mối quan tâm hàng đầu của phong trào này tại đây.
Theo news.zing.vn
Biểu tình Hong Kong: Cảnh sát nổ súng, dùng 'vũ khí' âm thanh
Biểu tình nổ ra tại khuôn viên trường ĐH Bách khoa Hong Kong ở khu Hùng Hám (bán đảo Cửu Long) sau khi một nhóm hàng trăm người biểu tình tụ tập và chống trả cảnh sát bằng bom xăng, gạch đá và cung tên ngày 17-11.
Theo tờ South China Morning Post vào khoảng 9h tối ngày 17-11 (giờ Việt Nam), cảnh sát đã nổ súng vào người biểu tình sau khi một đối tượng quá khích lái xe đâm thẳng vào đội hình cảnh sát gần doanh trại binh sĩ Trung Quốc đồn trú ở Hong Kong.
Phát đạn bắn trúng vào xe của đối tượng nhưng rất may không có thương vong.
Cảnh sát đã ra tuyên bố sẽ bắt giữ bất kỳ ai không phải là phóng viên chính thức hoặc cảnh sát tại hiện trường. Hiện hơn hàng chục người đã bị khống chế nhưng vẫn còn hàng trăm người biểu tình cố thủ trong ĐH Bách khoa Hong Kong.
Nhóm người biểu tình cố thủ trước vòi rồng và hơi cay từ phía cảnh sát trên đường Austin. Ảnh: SCMP
Truyền thông Hong Kong ghi nhận người biểu tình và cảnh sát đang đối đầu nhau trên đường Austin và Nam Chatham bên ngoài trường. Lực lượng trị an đã tiến hành bắt hàng loạt đạn hơi cay và dùng vòi rồng để giải tán đám đông. Khoảng 100 cảnh sát chống bạo động đã xuất hiện tại Đại lộ Nam Gillies gần đó để hỗ trợ.
Một người biểu tình ném bom xăng về phía cảnh sát bên ngoài trường. Ảnh: SCMP
Một số Nghị sĩ Hong Kong, bao gồm Chủ tịch đảng Dân chủ Wu Chi-wai và Chủ tịch đảng Công dân Civic Jeremy Tam Man-ho, đã xuất hiện tại ĐH Bách khoa Hong Kong. Hiện chưa rõ những Nghị sĩ này có trực tiếp kêu gọi hoà giải hai bên hay không.
Một nguồn tin trong trường cho biết các sinh viên đã tận dụng số chất gây nổ và hoá chất trong phòng thí nghiệm trường để chống trả với cảnh sát.
Đụng độ người biểu tình và cảnh sát trên Đại lộ Nam Gillies. Ảnh: SCMP
Ngoài ra, cảnh sát Hong Kong cũng đã cho triển khai lần đầu tiên phương tiện giải tán biểu tình bằng âm thanh. Các phóng viên tác nghiệp tại hiện trường miêu tả phương tiện giống một chiếc xe bọc thép tải người như bình thường nhưng phát ra âm thanh gây khó chịu.
Một phát ngôn viên của cảnh sát xác nhận việc điều động thiết bị âm thanh tầm xa (LRAD) lắp đặt trên xe bọc thép là để phát cảnh báo đối với những kẻ bạo loạn đồng thời khẳng định thiết bị này không gây hại.
Chiếc xe bọc thép gắn thiết bị giải tán biểu tình bằng âm thanh xuất hiện tại ĐH Bách Khoa Hong Kong sáng ngày 17-11. Ảnh: AP
"Không giống như những gì các bản tin đưa, LRAD không tạo âm thanh tần số cực thấp có thể gây chóng mặt, nôn hay mất phương hướng", phát ngôn viên này nói và cho rằng những lời đồn là không đúng, trong khi cảnh sát có quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng LRAD.
Trước đó cùng ngày, South China Morning Post cho biết một cảnh sát phụ trách liên lạc với truyền thông bị trúng tên bắn vào chân và một sĩ quan khác bị ném một quả bi sắt trúng vào kính che mặt nhưng không gây thương tích.
Được biết, nhiều người biểu tình quá khích đã bắt đầu sử dụng cung tên có khả năng gây sát thương cao để chống lại cảnh sát trong bối cảnh nhiều vụ người biểu tình trúng đạn cảnh sát xảy ra gần đây.
Một người biểu tình đang chuẩn bị cung tên hướng về phía cảnh sát ở ĐH Bách Khoa Hong Kong. Ảnh: SCMP
Sở giáo dục Hong Kong ngày 17-11 thông báo học sinh tất cả các trường trên toàn đặc khu sẽ tiếp tục nghỉ học vào ngày 18-11. Thông báo nêu rõ mặc dù hệ thống đường bộ và giao thông công cộng ở thành phố dần được khôi phục, nhưng hiện vẫn còn nhiều bất ổn.
Vì lí do an toàn, tất cả các trường học ở Hong Kong bao gồm trường mẫu giáo, trường tiểu học và trung học, sẽ tiếp tục cho học sinh nghỉ học ngày 18/11 và chuẩn bị sẵn sàng trở lại học vào ngày hôm sau.
Sở giáo dục Hong Kong cũng kêu gọi những đối tượng biểu tình quá khích ngừng lập tức mọi hoạt động phá hoại bạo lực để học sinh có thể tiếp tục được trở lại trường học tập bình thường, đồng thời nhắc nhở học sinh không ra đường phố và không tham gia các hoạt động trái phép.
VĨ CƯỜNG
Theo plo.vn
Selfie trên vách núi, nữ sinh ngã tử vong Một nữ sinh ở Trung Quốc bị ngã khi đang selfie gần vách núi. Gia đình cô đưa sự việc lên báo chí vì không đòi được tiền bồi thường. Theo South China Morning Post, ngày 30/10, nữ sinh họ Đặng leo núi Hóa Sơn ở Thiểm Tây, Trung Quốc. Ngọn núi nổi tiếng với khung cảnh tuyệt đẹp nhìn từ trên cao...