“Mời” facebooker đăng hình cổng chào lên làm việc có “lạm quyền”?
Những câu chuyện đòi xử phạt người viết facebook vì những dòng chữ vu vơ phản ánh rất rõ sự thiếu hiểu biết luật pháp, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, nên dẫn tới lạm quyền, gây phiền nhiễu cho người dân.
Vụ một người dân viết trên facebook chê Chủ tịch UBND tỉnh An Giang có “cái mặt kênh kiệu” nên bị xử phạt hành chính 5 triệu đồng và kỷ luật, sau đó, chính quyền phải rút lại quyết định xử phạt vẫn còn là một điển hình về cách hành xử tùy tiện, cảm tính của một số người trong bộ máy công quyền.
Tưởng rằng, sự “nổi tiếng” của vụ việc đủ sức răn đe những người tùy tiện trong hành xử với dân, thế nhưng mới đây, vẫn liên tiếp xảy ra những chuyện tương tự.
Ngày 26.12, một tài khoản Facebook đã phản ứng gay gắt sau khi nhận được văn bản “mời làm việc” của Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông thành phố Cần Thơ. Công văn này do ông Nguyễn Việt Thanh – Chánh Thanh tra Sở này ký, mời chủ tài khoản facebook này lên làm việc vào ngày hôm nay (28.12) vì lý do “liên quan đến việc đăng thông tin sai lệch trên mạng xã hội Facebook về cổng đường đèn nghệ thuật – xuân Mậu Tuất 2018 của thành phố Cần Thơ đoạn đường Hòa Bình và đường 30-4″.
Cổng chào mừng Xuân của thành phố Cần Thơ.
Tôi vào tài khoản facebooker này tìm hiểu thì thấy, trước đó, tài khoản có đăng bức hình về chiếc cổng đèn đường nhiều màu sắc của thành phố Cần Thơ, bên cạnh có một hình ma-nơ-canh mặc “quần chip” với dòng chữ “Ai đi Cần Thơ, đến chỗ này thì nhớ là vừa chui qua rồi ghé vào bên phải là tiệm bán sim số May Mắn của em để mua sim cho may mắn đó nghe hôn. P/s: Ngay ngã 3 Quang Trung với 30-4 nhé!”
Không hiểu Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông Cần Thơ nghĩ gì khi nhìn bức hình đó mà cho rằng là “thông tin sai lệch”. Vì status đó không bình luận một lời nào về “cổng đường đèn nghệ thuật” này, chỉ là “hướng dẫn” khách hàng một cách hóm hỉnh, vu vơ thế thôi.
Công văn “mời lên làm việc” của Sở Thông tin Truyền thông thành phố Cần Thơ
Có thể Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông Cần Thơ quá nhạy cảm, nhìn 2 bức hình thì thấy có sự tương đồng về hình dáng giữa cái cổng đường đèn nghệ thuật với chiếc “quần chíp”, nhưng cũng không thể vì thế mà mời làm việc hay xử lý chủ tài khoản facebook được, vì dù sao đó cũng chỉ là sự “suy diễn không hề nhẹ” của nhà quản lý.
Sự việc chỉ có thế mà Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông Cần Thơ cho rằng “đăng thông tin sai lệch về cổng đường đèn nghệ thuật” thì quả nực cười.
Vì thế, tôi tin sẽ không dễ trả lời trước câu hỏi hoàn toàn chính xác của chủ tài khoản này: “Xin hỏi ông tôi đăng cái nội dung này nó có gì là “đăng thông tin sai lệch”? Nếu ông vào đây nói rõ nó sai chỗ nào hợp lý tôi sẽ điều chỉnh…Mà tôi yêu ghét, khen chê là do nhân sinh quan của tui chứ mắc cái gì ông có cái quyền can thiệp hay sao?”Nếu đúng tài khoản facebook này có ý ngầm so sánh cái cổng đường giống chiếc “quần chíp” thì đó là quyền suy nghĩ, thẩm định của anh ta, thuộc về thẩm mỹ cá nhân. Giống như nghe một đoạn nhạc, tôi hình dung ra khu rừng già đầy gió, người khác lại tưởng tượng là thác nước, âu cũng là chuyện bình thường.
Cách đây vài hôm, Sở Thông tin -Truyền thông Lâm Đồng cũng cho biết sẽ cử lực lượng Thanh tra Sở kiểm tra và xử lý cá nhân, tập thể đăng tin Đà Lạt có tuyết rơi mà Sở này gọi là “tung tin sai sự thật”. Trong khi thực tế chỉ là một Facebook đăng một status rằng “Đà Lạt lần đầu có tuyết rơi trắng trời, đi làm không kịp chuẩn bị đồ ấm giờ lạnh cóng người”.
Video đang HOT
Sở Thông tin Truyền thông Thừa – Thiên Huế đã phải ra quyết định hủy bỏ xử phạt bác sỹ Hoàng Công Truyện vì “nói xấu Bộ trưởng Bộ Y tế” trên facebook.
Rồi tháng 10.2017, bác sĩ Hoàng Công Truyện ở Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cũng bị xử phạt 5 triệu đồng vì có lời chê Bộ trưởng Bộ Y tế trên Facebook.
Những câu chuyện đòi xử phạt người viết Facebook vì những dòng chữ không phạm luật như thế đã phản ánh rất rõ sự thiếu hiểu biết luật pháp, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, nên đã không hiểu được quyền hạn, nhiệm vụ của mình đến đâu và quyền của người dân ra sao, dẫn đến có dấu hiệu lạm quyền, gây phiền nhiễu cho người dân.
Trong trường hợp nêu trên, Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông Cần Thơ đã không định nghĩa nổi thế nào là “đăng thông tin sai lệch” nên mới “đánh” một cái giấy mời gây phản ứng như thế. Còn trường hợp ở Đà Lạt, cũng không hiểu Sở Thông tin Truyền thông Lâm Đồng căn cứ vào đâu để định xử lý tài khoản nói Đà Lạt có tuyết, khi việc này không “xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân….” nào?
Trường hợp bác sĩ Truyện, khi cho rằng “tài khoản Facebook Hoàng Công Truyện đã lan truyền thông tin bôi nhọ, gây mất uy tín, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người đứng đầu ngành y tế” là ông Chánh Văn phòng Bộ Y tế cũng không hiểu thế nào là xúc phạm, gây mất uy tín người khác. Hệ quả là Sở Y tế và cả Sở Thông tin Truyền thông Thừa – Thiên Huế xử phạt và kỷ luật vị bác sĩ này và đó mới chính là gây mất uy tín và xúc phạm bác sĩ Truyện.
Rồi sau đó, Bộ Thông tin Truyền thông đã yêu cầu Sở này rút lại việc xử phạt và công khai xin lỗi bác sĩ Truyện.
Đã qua rồi cái thời cứ làm cán bộ quản lý nhà nước là có “quyền sinh quyền sát” với người dân, bất kể đúng sai.
Giờ đây, người dân biết được quyền của mình ra sao, lại có mạng xã hội với hàng triệu người am hiểu luật pháp, cùng giám sát việc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan công quyền.
Vì thế, các cán bộ nhà nước nhất là những người thường xuyên làm việc tiếp xúc với dân – chớ có hành xử tùy tiện, mà phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, đào tạo và rèn luyện mình, để thực sự phục vụ nhân dân chứ không phải săm soi, hơi tí là “đe nẹt” người dân.
Theo Danviet
Công vụ không thể bưng bê bợ đỡ
Trong câu chuyện bác sĩ Hoàng Công Truyện, tôi không đặt nặng với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phản ứng như thế nào, bởi Bộ trưởng cũng là con người và khi nghe tin như thế bà có quyền yêu cầu kiểm tra là quyền chính đáng của việc bảo vệ nhân phẩm và giá trị cá nhân.
Nếu Bộ TTTT không chỉ đạo sát sao thì Sở TTTT tỉnh Thừa Thiên - Huế và Sở Y tế tỉnh này vẫn khăng khăng công vụ xử phạt bác sĩ Truyện là đúng đắn.
Hành xử công tại thời điểm đó ở hai đơn vị này thật áp đặt với bác sĩ Truyện, nó cho thấy vai trò bưng bê bợ đỡ không hề suy suyễn trước phân tích đúng sai.
Tôi không đặt nặng với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phản ứng như thế nào bởi Bộ trưởng cũng là con người và khi nghe tin như thế bà có quyền yêu cầu kiểm tra là quyền chính đáng của việc bảo vệ nhân phẩm và giá trị cá nhân.
Bác sĩ Hoàng Công Truyện (bên trái) chấp nhận lời xin lỗi của Giám đốc Sở Thông tin Thừa Thiên - Huế. Ảnh: VNE
Tuy nhiên các ban bệ tham mưu của Bộ trưởng Tiến đã không có cách nhìn phản biện khiến việc thừa hành công vụ nặng tính bưng bê một chiều, mất tính góp ý ngược lại khiến hình ảnh Bộ trưởng Y tế suy giảm.
Thực tế sự việc của bác sĩ Truyện dừng lại cách nhắc nhở qua điện thoại và từ chính nơi đơn vị ông công tác sẽ tốt hơn dùng hệ thống văn bản của quyền năng công vụ dập thẳng theo ngành chuyên môn.
Việc huy động hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân như ý chỉ phải làm cho bằng được án kỷ luật cho thấy sự việc ở tầm mức tham mưu nhận thức vấn đề hoàn toàn không thấu đáo.
Khi công văn của Bộ Y tế gửi về Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, mọi việc lại được vận hành chu đáo hơn nhằm khoe khoang thành tích và cuối cùng là kiểm điểm, kỷ luật bác sĩ Truyện sau đó báo cáo ngược trở lại như cái máy một cách nhanh nhất có thể qua con đường hành chính đầy tính nịnh nọt mà các văn bản của Sở Y tế báo cáo được công bố cho thấy rõ điều đó.
Trung tâm Y tế huyện Phong Điền nơi bác sĩ Truyện công tác.
Lấy hình ảnh thừa hành công vụ, Sở Y tế lại liều mình gửi công văn sang Sở TTTT tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu xử phạt bác sĩ Truyện càng rõ hơn công chức công vụ đang bị vận hành ở mức bưng bê thái quá. Dẫn đến Sở TTTT không lật ngược lại vấn đề, không xem xét đủ mọi khía cạnh rồi vào hùa xử phạt.
Khi Bộ TTTT nhận thấy vấn đề đi quá xa của một sự việc nhỏ nhưng nặng tính quan liêu, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã chỉ đạo xem xét lại mọi việc nghiêm túc và có văn bản chấn chỉnh thì Sở TTTT Thừa Thiên Huế mới rút các quyết định, trả lại 5 triệu, xin lỗi bác sĩ Truyện. Sở Y tế cũng vận hành theo cách tương tự.
Văn bản hủy bỏ quyết định xử phạt của Thanh tra Sở TTTT Thừa Thiên - Huế
Điều đáng nói là trước đó cả 2 sở này khăng khăng họ làm đúng, nhưng khi có phản biện cung cấp thêm bằng chứng, họ không tìm được gì thêm khiến hình ảnh công vụ một lần nữa bị vận hành sai lệch.
Thật ra 2 sở này có quyền phản biện lại cấp trên của mình về tìm thêm chứng lý để bảo vệ quan điểm trước đó đã khẳng định, nhưng kỳ thực cách làm việc tai hại không khách quan đã khiến họ phạm vào sai trái, không tìm ra bất cứ sự vi phạm pháp luật nào của bác sĩ Truyện để cuối cùng phải rút toàn bộ quyết định kỷ luật, xử phạt, xin lỗi công khai mà báo chí phản ánh.
Bộ TTTT đã cứu vãn được hình ảnh cả ngành Y tế và quản lý báo chí khi kịp thời xử lý khủng hoảng, tránh việc Y tế địa phương đổ lỗi do bên TTTT xử phạt mới kiểm điểm, thoát được một nhúm bùi nhùi dễ bắt lửa và kích hoạt làn sóng phẫn nộ từ dư luận xã hội.
Với những gì đã xảy ra, các đơn vị quản lý Nhà nước tưởng đã "nghiêm minh" xử lý người được cho là mắc lỗi nhưng vô tình gây tổn hại đến uy tín của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Mức độ sẵn lòng của các cơ quan, đơn vị trong một vụ việc "cỏn con" này chỉ khiến dư luận, người dân thêm mất niềm tin vào năng lực quản lý, điều hành của họ và đánh giá đấy là hành động nịnh thối, bợ đỡ, bưng bê hơn là làm tốt bổn phận công vụ được phân công.
Với Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cách hành xử của họ chưa đầy đủ ở mức xin lỗi về thi hành công vụ.
Quyết định xử phạt trước đó.
Trong văn bản trả lời báo chí về xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc kỷ luật bác sĩ Hoàng Công Truyện, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định: "Tập thể hội đồng kỷ luật của Sở Y tế, các quyết định chỉ đạo của sở đều dựa trên ý kiến của tập thể, không có vai trò cá nhân ở đây".
Cần xác lập rõ ràng trách nhiệm người đưa ra ý tưởng kỷ luật, không thể nói lấy được về một tập thể nào đó mơ hồ sau đó đổ lỗi vào tập thể ấy mà không xác định được cá nhân người đứng đầu. Thừa hành công vụ phải khách quan và không đổ thừa, lúc đó lời xin lỗi mới có giá trị nhằm vãn hồi niềm tin với công chúng ở sự việc này.
Cũng cần nhắc, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có phần trách nhiệm trong vấn đề này bởi lẽ công văn số 1804/BC-SYT ngày 19.7.2017 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên - Huế gửi Văn phòng Bộ Y tế "Báo cáo kiểm tra, xử lý thông tin đăng tải trên mạng xã hội facebook", ở mục C về "Công tác phối hợp và xin ý kiến chỉ đạo xử lý" có ghi rõ: "Giám đốc Sở Y tế đã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế". Trách nhiệm lúc này là ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, còn trách nhiệm tới đâu thì ông Dung cần minh bạch đã chỉ đạo như thế nào với Sở Y tế.
Rõ ràng, hai giám đốc Sở TTTT và Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế chịu trách nhiệm chính trong việc này, ngoài lời xin lỗi, cả hai ông không thể biến báo do tập thể để trốn tránh trách nhiệm cá nhân.
Thực thi công vụ với tư cách lãnh đạo, phải có bản lãnh tuyên bố chịu trách nhiệm việc xử phạt sai này lúc đó hình ảnh không bị vướng vào lối bợ đỡ mất hình ảnh.
Riêng bác sĩ Truyện đã hết bị kỷ luật và phạt oan, ông trở về với đời thường bình dị, nhưng ông cũng phải cân ngôn khi lên mạng xã hội, ông cũng càng rút kinh nghiệm khi câu chữ không đúng với cách diễn đạt để làm ồn ào điều không đáng có.
Theo Danviet
Sở Y tế TT - Huế chính thức xin lỗi bác sĩ "nói xấu" Bộ trưởng Sở Y tế Thừa Thiên - Huế đã chính thức xin lỗi và rút lại quyết định kỷ luật bác sĩ Hoàng Công Truyện. Chiều nay (23.10), ông Hoàng Văn Đức - Chánh Văn phòng Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Cùng ngày, ông Nguyễn Nam Hùng - Giám đốc Sở Y tế tỉnh cùng các phòng ban chức...