Mọi doanh nghiệp đưa lao động sang Angola đều là bất hợp pháp
Cơ quan chức năng chưa cấp phép cho bất cứ doanh nghiệp nào đưa lao động sang làm việc tại Angola.
Trước những lời hứa hẹn về mức lương cao tại Angola, nhiều người đã chấp nhận bỏ hàng trăm triệu đồng để có được suất đi lao động nơi xứ người.Cục Quản lý lao động Ngoài nước cũng xác nhận, thời gian qua nhiều lao động Việt Nam đã nhập cảnh vào Angola qua công ty môi giới. Tuy nhiên, khi đến quốc gia này, nhiều người đã lâm vào tình cảnh không có việc làm ổn định, thu nhập cũng không như công ty môi giới đã hứa hẹn. Một số lao động đã bị chính quyền Angola bắt và trục xuất. Đặc biệt đã có 18 người nước ngoài chết tại Angola vì dịch bệnh và tai nạn lao động.
Thống kê từ cơ quan chức năng cũng cho thấy, Nghệ An là địa phương đứng đầu về số người đã xuất khẩu lao động sang Angola. Và cũng chỉ trong thời gian ngắn, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An đã ghi nhận có 4 lao động tử vong tại Angola. Phần lớn nguyên nhân tử vong đều do bệnh tật (chủ yếu bệnh sốt rét).
Video đang HOT
Một lao động Nghê An tử vong tại Angola
Trao đổi về vấn đề này, ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH, khẳng định, cơ quan chức năng chưa cấp phép cho bất cứ doanh nghiệp nào đưa lao động sang làm việc tại Angola. Trước đó, Cục này cũng đã từng cảnh báo khi việc đưa lao động sang Angola chưa được cho phép chính thức thì tất cả những doanh nghiêp tuyển, thu phí cao của người lao động để đưa sang quốc gia này đều là bất hợp pháp.
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Angola cũng cảnh báo với các công dân Việt Nam cảnh giác trước những quảng cáo, hứa hẹn của các công ty, cá nhân môi giới việc làm, hết sức thận trọng trước khi quyết định đi lao động tại Angola.
Theo đó, nếu công dân Việt Nam nghi ngờ hoặc phát hiện thấy cá nhân hoặc công ty nào có dấu hiệu lừa đảo thì đề nghị thông báo cho các cơ quan hữu quan (Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Angola, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH (đường dây nóng: 04.38249517, VP hỗ trợ lao động ngoài nước: 04.39366633 hoặc Bộ Công an để biết và xử lý).
Theo Dantri
LĐ "chui" ở Angola: "Sống chết mặc bay"
Chỉ trong thời gian rất ngắn, đã có đến 6 người quê Nghệ An, Hà Tĩnh bị thiệt mạng ở Angola. Người chết do sốt rét, người chết không rõ nguyên nhân và có cả người chết do bị sát hại...
Và những người trở về đã rùng mình kể lại những câu chuyện hãi hùng. Thế nhưng, người ở nhà vẫn cứ nghe những lời đường mật của "cò" để tiếp tục sang Angola, chịu kiếp chui lủi, có khi đổi cả mạng sống.
Tiền "cò" bỏ túi
Sáng 16/4, chúng tôi có mặt tại nhà anh Nguyễn Công Nguyên (30 tuổi), ở khối Tân Diện, P.Nghi Hòa, TX. Cửa Lò (Nghệ An) - người vừa bị tử nạn ở Angola do bị sốt rét ác tính. Chị Hoàng Thị Hiền (28 tuổi) - vợ anh Nguyên - nghẹn ngào: "Đúng 20 ngày sau khi anh đi Angola thì con gái đầu lòng chào đời. Cha con chưa biết mặt nhau, thì anh ấy ra đi".
Chị cũng cho biết về quá trình "chạy" đi xuất khẩu lao động: Trong phường có anh Nguyễn Minh Thìn đi lao động ở Angola, nghe đâu làm chủ thầu ở bên đó. Anh Thìn tuyển người sang bên đó làm việc thông qua anh rể là ông Cao Văn Thân. Tháng 3/2012, vợ chồng chị Hiền đến nhà ông Thân đặt cọc 2.000USD để anh Nguyên được đi Angola. Ngày 5/5/2012, ông Thân bảo nộp thêm 4.000USD nữa để bay. Ông Thân hứa, sang đó làm thợ hồ cho Cty của anh Thìn, lương 900USD/tháng. Tất cả chỉ nói với nhau bằng miệng, không giấy tờ, hóa đơn gì cả. Ngày 7/7/2012 thì anh Nguyên lên máy bay đi Angola.
Tuy nhiên, sang đến Angola, anh Nguyên chỉ được trả 500USD/tháng. Do vậy mà giữa anh Nguyên và anh Thìn xảy ra bất đồng, anh Nguyên bỏ đi tìm việc khác.
Hai thanh niên tên T vừa bị trục xuất hồi đầu tháng 1/2013 cũng đến cung cấp thông tin. Hai người này được ông Mai Văn Lan, cùng trú tại P.Nghi Hòa (bố vợ của anh Thìn) nhận tiền để làm thủ tục đi Angola làm việc. Số tiền mà ông Lan thu của mỗi người là 6.500USD. Ông này cam kết: Sang đó con ông sẽ lo việc làm, visa có giá trị một năm, nếu bị bắt thì con ông sẽ chịu trách nhiệm. Và khi lên máy bay, những người này còn phải mang cho ông Lan 20kg hàng, bao gồm đĩa CD, VCD... để con ông bán kiếm lời.
Đến nơi, con gái ông là Mai Thị Minh ra đón tại sân bay rồi định giới thiệu họ cho một Cty Trung Quốc. Tất cả 8 người đi cùng chuyến không chịu rồi tự tìm kiếm việc làm. Đến tháng thứ tám thì bị cảnh sát Angola bắt, phạt tiền, trục xuất về nước.
Mẹ con chị Hoàng Thị Hiền đang trông chờ cơ quan chức năng làm rõ hành vi lừa đảo của anh Thìn, ông Thân
Bấp bênh mạng sống
Chị Hiền kể: Anh Nguyên bị sốt rét và tử vong tại một bệnh viện ở thủ đô Luanda. Nhận được hung tin, gia đình tìm gặp anh Thìn (thời gian này anh Thìn về quê) để nhờ giúp đỡ đưa thi hài anh về, nhưng anh này đã từ chối: Tôi không giúp gì cả. Gia đình muốn làm gì thì làm. Sau lời thách thức của anh Thìn, chị Hiền đã có đơn trình báo đến cơ quan công an TX. Cửa Lò, đề nghị làm rõ hành vi lừa đảo của anh Thìn, ông Thân.
Tùng (bạn anh Nguyên) - người bị trục xuất về nước hồi tháng giêng - cho biết: Anh bị bắt mà chủ thầu không một lời thăm hỏi. Tiền phạt, tiền "chạy" cảnh sát đều phải nhờ gia đình gửi sang, tất cả hết 3.400USD mới về được Việt Nam. Có khi, anh em làm việc được 3-4 tháng, chưa được lĩnh lương thì chủ thầu đi báo với cảnh sát để bắt. Nó làm như vậy thì nó quỵt được tiền lương của anh em. Đó là chưa kể nạn cướp bóc diễn ra như cơm bữa.
Anh Nguyễn Bá - một LĐ đang ở Angola - cho phóng viên biết, do nạn thất nghiệp gia tăng nên tình trạng trấn, cướp xảy ra liên miên. Người Việt Nam đi "chui", không hợp đồng, không bảo hiểm nên không ai chịu trách nhiệm về họ cả. Đi "chui" nên không được khám sức khỏe, do vậy mà nhiều người không chịu đựng được khí hậu bên này. Trong lúc, năm nay ở Angola thời tiết rất bất thường, mưa nhiều, muỗi vàng phát triển, bệnh sốt rét gia tăng.
Cũng do nạn đi "chui" nên người lao động phải chịu rất nhiều rủi ro và bất kỳ rủi ro nào thì họ cũng tự gánh chịu. Tóm lại là mạng sống của người lao động "chui" ở Angola là rất bấp bênh. "Đã có hơn 10 người Việt Nam bị thiệt mạng, kể cả ốm đau và bị giết hại" - anh Bá cho biết.
"Cò" nói đi hợp pháp, giám đốc sở bảo đi "chui"
Chiều 16/4, trong vai một lao động cần đi Angola, tôi đã liên hệ được với ông Mai Văn Lan. Ông Lan nói: Giá đi Angola bây giờ là 5.600USD, đi hợp pháp, visa của ta, không phải của Trung Quốc như trước nữa. Đảm bảo yên tâm, không bị cảnh sát bắt đâu. Trong lúc đó, ông Bùi Nguyên Lân - Giám đốc Sở LĐTBXH - khẳng định: Chưa một đơn vị nào được cấp phép đưa người sang Angola làm việc cả, hoàn toàn là đi bất hợp pháp. Sở có khuyến cáo đến người dân đừng tin vào lời dụ dỗ của "cò" mà tiền mất, tật mang.
Theo 24h
LĐ tử nạn tại Angola: Gia cảnh bần hàn Mơ ước đổi đời đã khiến cho nhiều gia đình lâm vào cảnh bi thương mất con, mất chồng, nợ nần chồng chất... PV đã tìm về gia đình các nạn nhân người Nghệ An là lao động "chui" ở Angola chẳng may tử nạn, để chia sẻ nỗi đau tột cùng của những số phận đang "ngồi trên đống nợ". Đón con...