Mối đe dọa từ những loại virus mới đối với con người
Biến đổi khí hậu sẽ khiến các loài động vật có xu hướng di cư tới những vùng đất có thời tiết mát mẻ hơn và tại đó, các loài động vật di cư sẽ lần đầu tiên tiếp xúc với các loài bản địa.
Chính điều này làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các loại virus mới có khả năng lây nhiễm cho con người, từ đó đe dọa làm bùng phát dịch bệnh.
Các mẫu được lấy từ một con dơi ở tỉnh Kanchanaburi của Thái Lan vào tháng 7/2020. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm loài dơi trong nỗ lực truy tìm nguồn gốc của coronavirus. Ảnh: AP
Các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo trên trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature ngày 28/4.
Theo nghiên cứu trên, hiện có ít nhất 10.000 loại virus ở các loài động vật có vú hoang dã có khả năng lây nhiễm sang người. Phần lớn các loài này đều sống sâu trong các vùng rừng nhiệt đới. Tuy nhiên, nhiệt độ tăng cao đã khiến các loài động vật có vú này rời bỏ môi trường sống quen thuộc, trong hành trình di cư đến vùng đất mới, các loài này sẽ lần đầu gặp và tiếp xúc với các loài động vật khác và có khả năng đến năm 2070 sản sinh ra ít nhất 15.000 virus.
Theo nhóm nghiên cứu, thực tế này có thể đã bắt đầu diễn ra và sẽ còn tiếp diễn ngay cả khi thế giới có hành động nhanh chóng để giảm khí thải carbon và điều này đã tạo ra mối đe dọa lớn đối với cả loài vật và con người.
Nghiên cứu được thực hiện trong 5 năm này đã theo dõi 3.139 loài động vật có vú, với mô hình nghiên cứu xem xét quá trình di cư của các loài động vật thay đổi như thế nào do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cùng với phân tích quá trình lây nhiễm virus sẽ chịu tác động ra sao.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tiếp xúc lần đầu tiên giữa các loài vật thường diễn ra ở những khu vực mật độ dân số cao – nơi con người có thể dễ phải chịu tổn thương và một số loại virus có khả năng lây lan toàn cầu.
Nghiên cứu chỉ ra những địa điểm “ nóng” tiềm ẩn nhiều nguy cơ là Sahel, cao nguyên Ethiopia, Thung lũng Rift, Ấn Độ, miền Đông Trung Quốc, Indonesia, Philippines và một số khu vực đông dân cư ở châu Âu.
Gregory Albery, nhà sinh thái học thuộc Đại học Georgetown và là đồng tác giả nghiên cứu khẳng định, những gì mà nghiên cứu đề cập đến đang diễn ra và là điều không thể ngăn chặn kể cả khi biến đổi khí hậu có thể cải thiện ở mức độ tốt nhất. Do đó, ông cho rằng giới khoa học cần đưa vào thực hiện các biệt pháp để xây dựng cơ sở hạ tầng y tế có khả năng bảo vệ động vật và con người phòng dịch bệnh mới bùng phát và lây lan. Ngoài ra, giới khoa học cần mở rộng nghiên cứu nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn từ các loài vật khác, bên cạnh động vật có vú.
Phát hiện 5.500 loài virus mới trong đại dương
Các nhà khoa học vừa có một phát hiện mới quan trọng khi tìm ra ít nhất 5.500 loài virus chưa từng được biết tới trong đại dương khắp toàn cầu.
Theo tờ Independent, phát hiện này khiến các nhà nghiên cứu đề xuất thêm nhiều danh mục để phân loại chúng nhằm nắm bắt chính xác tính đa dạng của virus.
Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã kết hợp các phân tích học máy với các cây tiến hóa truyền thống để đánh giá 35.000 mẫu nước từ khắp nơi trên thế giới, nhằm xác định các loại virus mới có chứa vật liệu di truyền RNA.
Các nhà nghiên cứu cho biết rằng con người mới chỉ nghiên cứu một phần nhỏ trong số hàng nghìn loài virus gây hại cho con người, thực vật và động vật.
Phát hiện trên vừa được công bố trên tạp chí Science. Theo đó, các loài virus mới được phát hiện không chỉ đại diện cho 5 phyla (ngành) virus RNA đã biết (phyla là cấp độ phân loại), mà nghiên cứu còn chỉ ra rằng cần ít nhất 5 loại phyla mới để phản ánh tính đa dạng của các virus mới được phát hiện.
Các nhà nghiên cứu cho biết mặc dù hàng trăm loài virus RNA mới có đặc điểm phù hợp với các phân loại hiện có, nhưng có hàng nghìn loài khác có thể được nhóm lại thành 5 ngành mới được đề xuất.
Đó là Taraviricota, Pomiviricota, Paraxenoviricota, Wamoviricota và Arctiviricota.
Phần lớn các virus mới vừa được phát hiện thuộc về ngành Taraviricota.
Tác giả chính nghiên cứu, ông Matthew Sullivan tại Đại học Bang Ohio cho biết: "Các virus mới rất đa dạng và có cả một phân loài mới là Taraviricota được tìm thấy trên khắp các đại dương. Điều này cho thấy chúng rất quan trọng về mặt sinh thái học".
Các nhà khoa học cho biết loại virus lây nhiễm vi khuẩn có 3 chức năng chính: tiêu diệt tế bào, thay đổi cách quản lý năng lượng của tế bào bị nó lây nhiễm và chuyển gien từ vật chủ này sang vật chủ khác.
Do đó, làm sáng tỏ thêm thông tin về tính đa dạng của virus trên thực vật và trong các đại dương trên thế giới có thể giúp hiểu rõ hơn về vai trò của vi sinh vật biển trong thích ứng với biến đổi khí hậu của đại dương.
Các vi sinh vật biển này là "nút" trên một máy bơm sinh học có ảnh hưởng đến cách lưu trữ carbon trong các đại dương, vì các khối nước lớn bao phủ hầu hết Trái Đất hấp thụ một nửa lượng CO2 trong khí quyển mà hoạt động của con người tạo ra.
Hệ thống phân loại virus tiếp tục phát triển khi các nhà khoa học cố gắng tìm hiểu vai trò của virus trong các hệ sinh thái đại dương.
Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) gần đây đã công nhận 5 ngành trong thế giới sinh vật Orthornavirae.
Mặc dù các nghiên cứu trước đây sử dụng các hạt virus để phân tích, nhưng nghiên cứu mới phải dựa trên các trình tự được trích xuất từ các gien biểu hiện ở các sinh vật trôi nổi trên biển.
Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng có ít nhất 11 lớp virus RNA mới thuộc loại Orthornavirae tồn tại, chứ không chỉ 5 ngành mới.
Các nước tăng viện trợ cho khu vực Tây Phi và Sahel ứng phó nạn đói Ngày 6/4, tại cuộc họp của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Mỹ, Pháp cùng một số nước đã cam kết tăng viện trợ tài chính cho các quốc gia khu vực Tây Phi và vùng Sahel để ứng phó với nạn đói đang ngày càng trầm trọng ở các khu vực này. Mỹ, Pháp cùng một số nước...