Mối đe dọa tiềm tàng?
Sau 12 năm đàm phán dai dẳng với nhiều lần đổ vỡ, rốt cuộc vấn đề hạt nhân Iran cũng khép lại bằng thỏa thuận lịch sử mà Tehran và Nhóm P5 1 đạt được hôm 14/7. Tuy nhiên, khi mà vấn đề Iran vừa lắng xuống, không ít ánh mắt lại đổ dồn về một hồ sơ khác cũng nóng không kém: Triều Tiên.
Đô đốc Hải quân Mỹ William Gortney, Tư lệnh Bộ Tư lệnh phương Bắc và Bộ Tư lệnh phòng thủ không gian Bắc Mỹ, hồi tháng 4/2015 thông báo theo đánh giá chính thức của Mỹ thì Triều Tiên có khả năng gắn một đầu đạn hạt nhân thu nhỏ vào một tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Cụ thể ở đây là tên lửa KN-08 (No-dong-C/Hwaseong-13) có tầm bắn khoảng 9.000 km, tức hoàn toàn có thể vươn tới khu vực bờ Tây nước Mỹ. Đây là diễn biến gây quan ngại và hết sức đáng chú ý, bởi nó đồng nghĩa với việc Triều Tiên có thể thực sự sở hữu khả năng đặt nước Mỹ vào tầm ngắm của một vũ khí hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08 của Triều Tiên.
Trong khi đó cũng trong tháng 4 vừa qua, các chuyên gia hạt nhân hàng đầu Trung Quốc cảnh báo Triều Tiên có thể đang sở hữu 20 đầu đạn hạt nhân, nhiều hơn đáng kể so với dự đoán mà Mỹ đưa ra trước đó là từ 10-16 vũ khí hạt nhân. Hơn nữa đến năm 2016, Triều Tiên sẽ đạt được khả năng làm giàu uranium cấp độ vũ khí để tăng gấp đôi số lượng vũ khí hạt nhân hiện nay. Ước tính như trên phản ánh một thực tế là Trung Quốc đang ngày càng lo ngại về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Thế nhưng, bất chấp những điều này, Washington vẫn chưa dành cho hồ sơ hạt nhân Triều Tiên một sự quan tâm đúng mức, ít nhất về mặt ngoại giao, như những gì họ đã thể hiện trong vấn đề Iran.
Video đang HOT
Các đại diện tham gia đàm phán 6 bên bắt tay.
Diễn đàn đàm phán quan trọng về chương trình hạt nhân của Triều Tiên lâu nay vẫn là cơ chế đàm phán sáu bên (gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nga và Nhật Bản) nhằm tìm cách giải quyết hòa bình những mối quan ngại về an ninh xuất phát từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên, tiến trình này đã bị ngưng trệ từ năm 2009. Thành quả mới đây nhất của những nỗ lực ngoại giao là “thỏa thuận ngày nhuận” đạt được ngày 29/2/2012.
Bản thỏa thuận bao gồm các điều khoản như Bình Nhưỡng cam kết dừng hoạt động thử nghiệm hạt nhân và phát triển tên lửa, cho phép đoàn thanh sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ( IAEA) vào nước này. Đổi lại, Mỹ cam kết sẽ viện trợ về kinh tế cho Bình Nhưỡng. Mặc dù vậy, thỏa thuận đã bị đổ vỡ ngay khi Triều Tiên phóng một tên lửa tầm xa, vi phạm cam kết của mình.
Kể từ đó, Mỹ luôn đặt điều kiện cho việc tái khởi động đàm phán là Triều Tiên phải thực hiện những bước đi hướng tới phi hạt nhân hóa trước khi các bên có thể cùng nhau ngồi lại vào bàn thương lượng. Hơn nữa trọng tâm đàm phán sẽ chỉ có thể xoay quanh mục tiêu thuyết phục Triều Tiên từ bỏ hoàn toàn chứ không phải là hạn chế chương trình hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, như nhiều người đã chỉ ra, chính cách tiếp cận mang tính “kiên nhẫn chiến lược” này lại là một nhân tố tạo sức ỳ.
Có nhiều ý kiến cho rằng Mỹ không nên tái can dự ngoại giao với Triều Tiên. Tuy nhiên, hầu hết những lý lẽ này đều không thể đứng vững khi được đưa ra phân tích mổ xẻ kỹ lưỡng. Dưới đây là một số lập luận và lý do tại sao chúng không thuyết phục:
Thứ nhất, đàm phán về chương trình hạt nhân của Triều Tiên đồng nghĩa với việc hợp pháp hóa chương trình này. Nhiều người phản đối việc tái khởi động tiến trình đàm phán hạt nhân với Triều Tiên lo ngại rằng bất cứ nỗ lực can dự ngoại giao nào tập trung vào mục tiêu hạn chế chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, chứ không phải thuyết phục họ từ bỏ hoàn toàn tham vọng, sẽ chẳng khác nào hợp pháp hóa việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Đây là một quan niệm sai lầm.
Bởi, chúng ta không cần phải công nhận một chương trình là hợp pháp để đàm phán về việc hạn chế nó. Về logic, việc khoanh tay đứng nhìn và cho phép một chương trình tiếp tục diễn ra dường như sẽ là sự ngầm công nhận chương trình đó chứ không hàm ý sẽ nỗ lực để hạn chế và ngăn ngừa nó trở thành mối hiểm họa lớn hơn.
Trên thực tế, Mỹ có nhiều cách để có thể đánh tiếng với cộng đồng quốc tế rằng nước này coi một chương trình vũ khí hạt nhân là hợp pháp, đó là ký kết một thỏa thuận hạt nhân dân sự hay ủng hộ nỗ lực của một quốc gia muốn gia nhập Nhóm các nước cung cấp hạt nhân (nhóm này nhằm mục đích giảm thiểu sự phổ biến vũ khí hạt nhân bằng việc kiểm soát hoạt động xuất khẩu và tái chuyển giao những vật liệu có thể phục vụ mục đích phát triển vũ khí hạt nhân và thông qua việc cung cấp đảm bảo cho những vật liệu hiện có).
Tuy nhiên, đàm phán để hạn chế chương trình vũ khí hạt nhân của một nước lại không phải là một trong số những giải pháp đó.
(Đón đọc kỳ cuối: Hãy thôi là “kẻ bề trên”)
Theo Huy Lê
baotintuc.vn
Những quan điểm trái chiều về thỏa thuận hạt nhân Iran
Thỏa thuận hạt nhân với Iran có thể được xem là di sản quý báu trong sự nghiệp chính trị của Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhưng nó lại không gây ấn tượng với những nhà phê bình có tư tưởng hoài nghi khi quan ngại rằng nó không có gì chắc chắn và có thể đi chệch đường ray bất cứ lúc nào.
Ông Obama xem thỏa thuận đạt được là một bước tiến lịch sử, trong khi nhiều nhà phê bình không chia sẻ quan điểm này. (Nguồn: Telegraph)
Ông Obama hôm 15/7 đã có bài phát biểu tán dương thỏa thuận đạt được ở Vienna như một nhân tố giúp thế giới an toàn hơn. "Thỏa thuận này cho thấy chính sách của nước Mỹ có thể mang đến những thay đổi thực tế và có ý nghĩa, thay đổi có thể khiến đất nước chúng ta và cả thế giới an toàn hơn" - ông Obama tuyên bố.
Sau 18 ngày đàm phán tại thủ đô Vienna của nước Áo, Mỹ và Iran đã nỗ lực tháo ngòi căng thẳng trong mối quan hệ thù địch suốt thập kỷ qua. Thỏa thuận dài 159 trang mới đạt được đã vạch ra rằng, Tehran cần phải hạn chế chương trình phát triển hạt nhân trong nước để đổi lấy việc gỡ bỏ cấm vận.
Ngay khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận rằng Iran đã tuân thủ thỏa thuận trên, họ sẽ cho phép gỡ bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ và EU từng áp đặt đối với Tehran trước đó. Và như vậy, đất nước có dân số 75 triệu dân được xem là một trong những nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất thế giới sẽ phá bỏ thế bị cô lập. Các lệnh trừng phạt đối với Iran dự kiến sẽ được gỡ bỏ trong khoảng thời gian 6 tháng.
Tuy nhiên, các nhà phê bình, giới chính trị gia và ngay cả một số đồng minh của Mỹ ở khu vực Trung Đông lại không chia sẻ quan điểm trên; đa số đều cho rằng thỏa thuận này có khi lại giúp họng súng hạt nhân của Iran trở nên nguy hiểm hơn.
Điểm yếu dễ thấy nhất của thỏa thuận này lại chính là các chính sách của nước Mỹ. Tổng thống Barack Obama chỉ có 60 ngày để thuyết phục Quốc hội để thông qua thỏa thuận này, trong khi các nghị sỹ đảng Cộng hòa vốn có tư tưởng phản đối thỏa thuận hạt nhân với Iran lại đang giành ưu thế trong Quốc hội; đó là còn chưa kể nhiều nghị sỹ đảng Dân chủ của ông Obama cũng không hứng thú gì với việc đàm phán với Tehran.
Các văn bản trong thỏa thuận nêu rõ rằng Iran cần phải giảm kho uranium được làm giàu ở mức thấp khoảng 98%, đóng cửa 2/3 các lò phản ứng và cho phép các thanh tra viên của LHQ tiếp cận các cơ sở hạt nhân trong vòng 25 năm tới. Tuy nhiên, một số cơ sở hạt nhân tiên tiến nhất mà Iran đang sở hữu lại không bị kiểm soát, điều này khiến nhiều nhà phê bình vốn có quan điểm cáo buộc Tehran có tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân có lý do để kêu gọi bác bỏ thỏa thuận trên.
Vậy nên chỉ vài giờ sau khi Nhà Trắng tuyên bố thỏa thuận này, Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner lên án thỏa thuận này, cho rằng "thay vì việc ngừng sự lan tràn của vũ khí hạt nhân ở Trung Đông, thỏa thuận này dường như châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trên toàn cầu".
Thượng nghị sỹ Bob Corker, Chủ tịch ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, cũng chỉ trích gay gắt thỏa thuận Vienna, nói rằng: "Iran sẽ tiếp tục là nước bảo trợ khủng bố hàng đầu thế giới. Việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt sẽ giúp chính quyền Tehran thu được khoản tiền lớn đủ để trở thành mối đe dọa nguy hiểm đối với Mỹ và các đồng minh".
Theo Nhà Trắng, thỏa thuận mới đạt được với Iran sẽ giúp Mỹ đảm bảo được sự an toàn cho các đồng minh ở Trung Đông nhờ "tháo ngòi hạt nhân" của Tehran, nhưng thực tế cho thấy các nước đồng minh đó lại cực lực phản đối thỏa thuận trên. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 15-7 đã gọi thỏa thuận này là một "sự sai lầm lịch sử", cho rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm vận với Iran sẽ giúp cho nước này "thu về hàng trăm tỷ USD để vận hành bộ máy khủng bố và mở rộng sự hung hăng của mình khắp Trung Đông".
Theo Khánh Duy
Đại đoàn kết
Thỏa thuận hạt nhân Iran "đã trong tầm tay" Theo tuyên bố được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra ngày 9-7, hiện Iran cùng với Nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là: Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) đang tiến gần tới một thỏa thuận cuối cùng về chương trình hạt nhân của Tehran và thỏa thuận này...