Mối đe dọa tên lửa hành trình ở châu Á (Kỳ 2)

Theo dõi VGT trên

Từ những vũ khí tiên tiến của Nga và Mỹ, quân đội Trung Quốc đã cải tiến và trang bị ngày càng nhiều tên lửa hành trình hiện đại và nguy hiểm hơn.

Tên lửa hành trình là công nghệ vũ khí hiện rất phổ biến trong quân đội Trung Quốc, và Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu rất nhiều loại tên lửa hành trình với các tầm bắn khác nhau tới nhiều nước trên thế giới.

Sự quan tâm của quân đội Trung Quốc dành cho tên lửa hành trình phản ánh một thực tế lịch sử rằng trước khi được trang bị máy bay chiến đấu Su-30MKK/MK2 và FH-7 tân tiến, Trung Quốc không hề có máy bay nào có khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng không.

Tên lửa hành trình thế hệ đầu của Trung Quốc được phát triển dựa trên tên lửa Styx của Liên Xô, và các biến thể của thiết kế tên lửa từ thập niên 1950 này hiện vẫn đang được sản xuất. Còn các thiết kế tên lửa hành trình gần đây của Trung Quốc đều dựa trên các loại tên lửa phương tây như Exocet, Harpoon và Tomahawk.

Mối đe dọa tên lửa hành trình ở châu Á (Kỳ 2) - Hình 1

Tên lửa hành trình Tomahawk bắn từ tàu chiến của Mỹ

Bên cạnh các tên lửa tự chế, quân đội Trung Quốc cũng trang bị tên lửa siêu thanh 3M80E Moskit/SS-N-22 Sunburn và tên lửa 3M54/3M14 Klub/Kalibr/SS-N-27 Sizzler nhập khẩu từ Nga.

Tên lửa hành trình siêu thanh tự chế đầu tiên của Trung Quốc là C-101 tương tự tên lửa siêu thanh thế hệ đầu của Liên Xô, tuy nhiên nó lại có hệ thống động cơ tên lửa đẩy giống như như tên lửa Bloodhound SAM của Anh.

Sau khi quan hệ Liên Xô-Trung Quốc rạn nứt vào đầu thập niên 1960, Trung Quốc bắt đầu mổ xẻ tên lửa Styx của Liên Xô và cho ra đời tên lửa HY-1 được chứng nhận sản xuất từ năm 1974. HY-1 là loại tên lửa gắn trên bệ phóng có thể quay tròn được trang bị trên tàu chiến hoặc xe tải.

Mối đe dọa tên lửa hành trình ở châu Á (Kỳ 2) - Hình 2

Tên lửa HY-1 của Trung Quốc

Ngày nay tuy tên lửa hành trình dòng Styx như HY-1 đã trở nên lỗi thời vì chúng quá lớn và quá chậm để có thể xuyên qua hệ thống phòng thủ tân tiến trên các tàu chiến nhưng loại tên lửa này vẫn có vai trò quan trọng về chiến lược bởi sức hủy diệt và khả năng triển khai rộng rãi.

Tên lửa hành trình HY-1 phát huy hiệu quả rất cao trong việc tiêu diệt các mục tiêu xe vận tải, xe bồn, tàu đổ bộ và các mục tiêu không có hệ thống phòng thủ khác. Tên lửa này không chỉ mang theo đầu đạn cỡ lớn mà loại nhiên liệu lỏng hypergolic chưa cháy hết bên trong cũng tạo ra hiệu ứng đốt cháy đáng kể.

Video đang HOT

Là phiên bản cải tiến của HY-1, HY-2 Seersucker là hệ thống vũ khí được xuất khẩu nhiều nhất của Trung Quốc. Loại tên lửa này có tầm bắn trên 200 km và bay ở độ cao từ 100 – 300 mét so với mực nước biển cho đến khi phát hiện mục tiêu. Sau đó tên lửa này giảm độ cao xuống còn 8 – 30 mét trên mực nước biển tùy thuộc vào địa hình và lao thẳng vào mục tiêu.

Tên lửa hành trình HY-2 đã được Trung Quốc xuất khẩu sang Ai Cập, Iraq, Iran, Albania, Zaire, Pakistan, Bangladesh, Myanmar và Triều Tiên.

Mối đe dọa tên lửa hành trình ở châu Á (Kỳ 2) - Hình 3

Tên lửa hành trình HY-2 được xuất khẩu sang Iran

Từ lâu quân đội Trung Quốc đã có chương trình phát triển tên lửa hành trình tấn công trên bộ chiến lược có thể triển khai được ở trên máy bay, tàu ngầm và tàu chiến. Trước đây đã từng có thông tin quân đội Trung Quốc tung tiền mua các mảnh vỡ của tên lửa Tomahawk không nổ ở Trung Đông.

Gần đây, Trung Quốc được cho là đã mua của Nga tên lửa Raduga Kh-65SE, phiên bản dành cho xuất khẩu có tầm ngắn rút ngắn của tên lửa Kh-55. Cũng có nhiều bằng chứng về chương trình mua sắm ngầm của Trung Quốc đối với tên lửa Kh-55 và thiết bị thử nghiệm từ Ukraine.

Quân đội Trung Quốc hiện đang sử dụng các loại tên lửa hành trình tự chế là HN-1 (tầm bắn 600 km), HN-2 (tầm bắn hơn 1500 km) và HN-3 (tầm bắn 2.500 km). Những tên lửa này được coi là các bản sao của tên lửa Tomahawk BGM-109 có thể phóng được từ trên không và trên biển. Một loại tên lửa hành trình khác của Trung Quốc cũng giống y chang Tomahawk là CJ-10 (Trường Kiếm 10).

Tên lửa hành trình Trường Kiếm CJ-10 được bắn thử vào năm 2004 và đến năm 2009, quân đội Trung Quốc đã được trang bị từ 50 đến 250 tên lửa loại này với khoảng 20-30 phương tiện phóng. Tên lửa này xuất hiện lần đầu trước công chúng trong lễ diễu binh mừng 60 quốc khánh Trung Quốc. Đây là loại tên lửa hành trình có tầm bắn từ 1.500 tới 2000 km.

Mối đe dọa tên lửa hành trình ở châu Á (Kỳ 2) - Hình 4

Tên lửa hành trình chiến lược Trường Kiếm CJ-10 có tầm bắn lên tới 2000 km

Tên lửa này sử dụng cả hai hệ thống dẫn đường là GLONASS của Nga và GPS của Mỹ với 4 loại đầu đạn có trọng lượng khác nhau.

Việc Trung Quốc phát triển tên lửa hành trình CJ-10 và phiên bản nâng cấp tiên tiến CJ-20 cùng các loại tên lửa hành trình khác như tên lửa hành trình tầm xa lưỡng dụng YJ-62 và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-15D dẫn đường bằng vệ tinh đã khiến các quốc gia khác như Nga và Mỹ không khỏi lo lắng, đồng thời góp phần làm bất ổn thêm tình hình an ninh trong khu vực châu Á.

Theo Khampha

Mối đe dọa tên lửa hành trình ở châu Á (Kỳ 1)

Tên lửa hành trình, loại vũ khí tân tiến có thể mang theo đầu đạn hạt nhân đang trở nên ngày càng phổ biến ở châu Á, làm gia tăng nguy cơ nổ ra thảm họa xung đột ở khu vực này.

Tên lửa hành trình, loại vũ khí rất khó phát hiện với tốc độ di chuyển ngày càng nhanh và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở châu Á, khiến cho việc kiểm soát vũ khí trở nên phức tạp và gia tăng nguy cơ xảy ra thảm họa xung đột.

Trước đây, mối quan ngại ở châu Á chủ yếu tập trung vào sự phổ biến tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân ở các quốc gia như Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ và Pakistan, 4 quốc gia châu Á được cho là đang sở hữu vũ khí hạt nhân.

Mối đe dọa tên lửa hành trình ở châu Á (Kỳ 1) - Hình 1

Tên lửa đạn đạo thường được sử dụng với mục đích phòng ngừa

Tên lửa đạn đạo là loại vũ khí sử dụng động cơ phản lực bay theo quỹ đạo hình vòng cung và được dẫn đường rơi xuống với vận tốc nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh nhắm vào mục tiêu.

Cho đến thời điểm hiện nay, tất cả các loại tên lửa đạn đạo tầm xa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ đều chỉ được triển khai với mục đích duy nhất là răn đe hạt nhân chiến lược. Năm quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chính thức gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp đều sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ trên đất liền, trên không hay trên biển của mình nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị các quốc gia hạt nhân khác tấn công.

Các hiệp ước và thỏa thuận kiểm soát vũ khí đều chủ yếu tập trung vào tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên có một loại vũ khí khác đang ngày càng trở nên phổ biến hơn và nguy hiểm hơn, đó chính là tên lửa hành trình. Đây thực sự là loại vũ khí còn khó kiểm soát hơn, nguyên nhân một phần là vì trong nhiều trường hợp những loại tên lửa này được thiết kể để có thể vừa mang theo đầu đạn nổ thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.

Chính tính năng lưỡng dụng này của tên lửa hành trình sẽ khiến một quốc gia hạt nhân khi đối mặt với một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào lãnh thổ hoặc tàu chiến của mình không thể nào biết được tên lửa tấn công là vũ khí thông thường hay vũ khí hạt nhân, và điều đó có thể châm ngòi cho hành động phản công hạt nhân.

Tên lửa hành trình là loại vũ khí sử dụng động cơ phản lực bay nhanh và thấp trên mặt đất và mặt biển khiến chúng rất khó bị phát hiện. Kích thước của tên lửa hành trình cũng tương đối nhỏ so với tên lửa đạn đạo tầm xa.

Mối đe dọa tên lửa hành trình ở châu Á (Kỳ 1) - Hình 2

Tên lửa hành trình có thể bay rất thấp trên mặt đất và mặt biển

Từ năm 1909, ý tưởng về tên lửa hành trình đã xuất hiện trong bộ phim "Vũ khí diệt máy bay" của Anh mô tả những quả ngư lôi bay điều khiển bằng vô tuyến được sử dụng để bắn hạ những chiếc máy bay ném bom London.

Năm 1916, Lawrence Sperry thiết kế một loại "ngư lôi bay" không người lái điều khiển bằng khí áp kế mang theo thuốc nổ TNT. Từ bản thiết kế này, quân đội Mỹ đã phát triển một loại bom bay tương tự với tên gọi Kettering Bug.

Tuy nhiên Đức mới là nước đầu tiên triển khai tên lửa kiểu hành trình trong Thế chiến 2. Đó chính là bom bay V-1 với hệ thống dẫn đường hồi chuyển và động cơ phản lực đơn giản. Tuy nhiên loại tên lửa này chỉ đủ chính xác để tấn công những mục tiêu rất lớn như một thành phố hay một khu vực, còn tầm bắn 250 km lại quá thấp so với máy bay ném bom mang theo số lượng bom tương đương. Ưu thế duy nhất mà loại vũ khí này đạt được là tốc độ cao và chi phí rẻ.

Sau Thế chiến 2, không quân Mỹ đã xúc tiến 21 dự án chế tạo tên lửa dẫn đường khác nhau, trong đó có tên lửa hành trình sau này. Trong chiến tranh lạnh, cả Mỹ và Liên Xô đều bỏ rất nhiều tiền để phát triển ý tưởng này và triển khai những tên lửa hành trình đầu tiên trên đất liền, trên tàu ngầm và máy bay.

Tên lửa đất đối đất có thể hoạt động được đầu tiên của Mỹ là MGM-1 Matador có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân được phát triển dựa trên ý tưởng của V-1. Từ năm 1954, tên lửa này được triển khai ở Tây Âu, Đài Loan và Hàn Quốc.

Mối đe dọa tên lửa hành trình ở châu Á (Kỳ 1) - Hình 3

Tên lửa hành trình đời cổ MGM-1 Matador của không quân Mỹ

Trong giai đoạn từ năm 1957 và 1961, Mỹ theo đuổi một chương trình đầy tham vọng mang tên Dự án Pluto nhằm chế tạo một loại tên lửa hành trình hoạt động bằng năng lượng hạt nhân. Nó được thiết kế để bay dưới tầm radar của đối phương với vận tốc Mach 3 và mang theo nhiều bom khinh khí mà tên lửa này có thể thả xuống trong khi bay trên lãnh thổ đối phương. Tuy nhiên dự án này bị đình chỉ để dọn đường cho sự phát triển của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Tên lửa đạn đạo là loại vũ khí được ưa chuộng hơn để tấn công các mục tiêu mặt đất. Liên Xô coi tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thường cỡ lớn là loại vũ khí chủ yếu để phá hủy các nhóm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ.

Liên Xô đã phát triển nhiều tàu ngầm cỡ lớn như Echo và Oscar hay oanh tạc cơ lớn như Backfire, Bear và Blackjack để mang theo những tên lửa này nhằm chiếm ưu thế trước các cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ.

Kho vũ khí hạt nhân của Mỹ hiện có khoảng 1.140 phiên bản hạt nhân của tên lửa hành trình phóng từ máy bay AGM-86. Ngoài ra, nước này còn có thêm khoảng 460 tên lửa hành trình tân tiến AGM-129A có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Không quân Mỹ cho biết thiết kế khí động học của tên lửa AGM-129A kết hợp với vật liệu hấp thụ sóng radar và một số tính năng khác khiến nó gần như vô hình trước radar quan sát.

Mối đe dọa tên lửa hành trình ở châu Á (Kỳ 1) - Hình 4

Tên lửa hành trình tàng hình AGM-129A

Tầm bắn của tên lửa hành trình AGM-129A đạt đến gần 3.220 km. Tuy nhiên, phiên bản hạt nhân của tên lửa hành trình phóng từ máy bay Kh-101 của Nga sẽ được đưa vào hoạt động trong năm nay có tầm bắn tối đa theo thiết kế là trên 9.650 km, sánh ngang với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Hiện nay Mỹ và Nga là hai quốc gia dẫn đầu về số tên lửa hành trình có khả năng hạt nhân phóng từ máy bay hoặc tàu ngầm trên thế giới. Tuy nhiên hai nước này đang phải đối mặt với nhiều đối thủ mới nổi trong lĩnh vực tên lửa hành trình ở châu Á, tiêu biểu là Trung Quốc. Tiềm lực tên lửa hành trình của Trung Quốc như thế nào, xin mời bạn đón đọc kỳ 2 vào ngày 16/7/2013.

Theo khampha

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
    12:13:39 19/11/2024
    Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
    06:52:21 19/11/2024
    Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
    15:54:21 19/11/2024
    ISW: Nga trả tiền cho 100.000 quân Triều Tiên, giúp trì hoãn đợt điều động thứ hai
    20:55:22 19/11/2024
    Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'
    16:40:17 19/11/2024
    Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS
    16:29:06 20/11/2024
    Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ
    14:32:27 20/11/2024
    Triển lãm hàng không hút khách chưa từng có ở Trung Quốc
    16:27:04 19/11/2024

    Tin đang nóng

    Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!
    19:52:23 20/11/2024
    Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65
    17:40:11 20/11/2024
    Ca sĩ Bích Tuyền: Đàm Vĩnh Hưng đòi Gerard Williams 15 triệu USD trước khi khởi kiện
    22:26:42 20/11/2024
    Lương chồng 12 triệu/tháng mà ép vợ nghỉ việc, tôi đưa ra cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ và sổ đỏ nhà đất khiến anh xám ngoét mặt mày
    19:06:23 20/11/2024
    Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng
    19:51:34 20/11/2024
    Nữ MC mới tậu biệt thự để hưởng thụ: "Vẫn chưa có nghề nào ra đâu vào đâu cả"
    18:56:53 20/11/2024
    "Ra trường, thi đỗ viên chức, về quê làm việc" thầy giáo điển trai cao 1m85 ở Quảng Ninh bỗng trở nên nổi tiếng
    19:27:12 20/11/2024
    Gặp nhau nơi xứ người, hai cô gái về Đồng Nai tổ chức đám cưới
    18:50:11 20/11/2024

    Tin mới nhất

    Máy bay Nga chở hổ, gấu - quà đặc biệt từ Tổng thống Putin gửi Triều Tiên

    21:12:19 20/11/2024
    Đáng chú ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường Nga còn đăng video với cảnh các chuồng chứa những con vật này được dỡ xuống khỏi máy bay của chính phủ và video khác về con sư tử trong "nhà mới" của nó tại Vườn thú Bình Nhưỡng .

    Lở đất ở Indonesia khiến 4 người trong một gia đình thiệt mạng

    21:10:35 20/11/2024
    Theo báo cáo sơ bộ, vụ lở đất xảy ra tại làng Bruno, thuộc huyện Purworejo vào buổi chiều. Đến sáng 20/11, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy cả 4 thi thể và đã đưa đi nhận dạng.

    Sáng kiến 'đột phá' tại G20 hướng tới thế giới công bằng và bền vững

    20:08:11 20/11/2024
    Ngoài tài chính khí hậu, G20 cũng kêu gọi giảm dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả, song không đề cập đến việc chấm dứt hoàn toàn sử dụng loại nhiên liệu này.

    Tấn công liều chết tại Pakistan, ít nhất 12 binh sĩ tử vong

    20:06:07 20/11/2024
    Quân đội không nêu rõ nhóm đứng sau vụ đánh bom liều chết trên. Tuy nhiên, nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Hafiz Gul Bahadur đã nhận là thủ phạm.

    1.000 ngày chiến sự và dự báo tương lai xung đột Nga - Ukraine

    19:52:21 20/11/2024
    Trong suốt hơn 3 năm xung đột, quy mô thiệt hại đã quá lớn đến mức không thể khôi phục toàn bộ công suất của hệ thống năng lượng trước khi bắt đầu mùa sưởi mới.

    Iran chuẩn bị ngừng mở rộng kho dự trữ uranium làm giàu cao

    19:50:20 20/11/2024
    Theo nguồn thạo tin, tổng kho dự trữ uranium đã được làm giàu của Iran ước tính lên tới 6.604,4 kg tính đến ngày 26/10 vừa qua, tăng 852,6 kg so với báo cáo quý gần nhất vào tháng 8.

    Du lịch Nhật Bản bùng nổ

    19:48:26 20/11/2024
    Ngành du lịch đang nhanh chóng trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Nhật Bản, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước "Mặt Trời mọc" này.

    Trung Quốc kêu gọi kiềm chế sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi

    19:42:28 20/11/2024
    Cũng theo ông Lâm Kiếm, Trung Quốc giữ nguyên lập trường khuyến khích tất cả các bên hạ nhiệt tình hình và cam kết giải quyết khủng hoảng tại Ukraine bằng biện pháp chính trị thông qua việc tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong vấn đề nà...

    EU phát triển chung hệ thống chống UAV, tên lửa và tàu chiến

    19:29:08 20/11/2024
    Các dự án này tập trung vào việc mua sắm hệ thống chống thiết bị bay không người lái (C-UAV), tên lửa phòng không (GBAD) và đạn dược.

    Chính phủ Nhật phải bồi thường cho người dân do tiếng ồn từ máy bay Mỹ

    19:27:42 20/11/2024
    Tuy nhiên, các nguyên đơn sống tại tám thành phố lân cận, bao gồm Yamato và Ayase, cho biết ô nhiễm tiếng ồn vẫn tiếp diễn khi máy bay chiến đấu và máy bay vận tải Osprey của Mỹ vẫn đến căn cứ này.

    Nga cáo buộc Mỹ tìm cách kéo dài cuộc chiến tại Ukraine

    19:26:00 20/11/2024
    Hai tuyến cáp viễn thông bị cắt ở biển Baltic trong 48 giờ đã khiến các quan chức châu Âu nghi vấn về hành động phá hoại và chiến tranh hỗn hợp có liên quan đến cuộc chiến của Nga tại Ukraine.

    Iran phản đối các nước châu Âu về nghị quyết mới tại IAEA

    19:23:42 20/11/2024
    Các cường quốc phương Tây đang tìm cách gây sức ép với Iran với cáo buộc nước này không hợp tác đầy đủ với IAEA trong việc giám sát và kiểm soát chương trình hạt nhân của mình.

    Có thể bạn quan tâm

    Gượng dậy và bước tiếp sau nỗi đau mất chồng

    Góc tâm tình

    01:24:13 21/11/2024
    Vẫn biết qua đêm trời sẽ sáng , hết mưa là nắng hửng lên thôi nhưng khoảng thời gian đợi đêm trôi qua đến sáng, đợi mưa tạnh để thấy nắng lên là cả sự thử thách cam go bản lĩnh con người.

    Làm giàu bằng nghề ít ai nghĩ đến: Biến hóa thành người rừng, kiếm hơn 17 triệu đồng/tháng

    Lạ vui

    00:53:57 21/11/2024
    Một khu du lịch ở Trung Quốc đã thuê sinh viên hóa trang thành người nguyên thủy để tạo ra những màn hù dọa khách, nhằm mang đến trải nghiệm khám phá đầy kịch tính.

    Đại án Xuyên Việt Oil: 'Đồng hồ Patek Philippe chết máy nên bán được gần 23.000 USD'

    Pháp luật

    23:58:44 20/11/2024
    Mai Thị Hồng Hạnh khai đó là quà sinh nhật; song đồng hồ bị chết máy nhiều lần nên bị cáo đã mang đi bán, được gần 23.000 USD.

    Cặp đôi Vbiz 1 năm hậu chia tay: Hồng Thanh bị nghi tạo chiêu trò "bạn gái sexy", DJ Mie thế nào?

    Sao việt

    23:39:04 20/11/2024
    Vào sáng 20/11, cư dân mạng rần rần xôn xao trước thông tin diễn viên Hồng Thanh - tình cũ của DJ Mie có bạn gái mới.

    Khoảnh khắc khiến Lisa bị chỉ trích là "tấm gương xấu"

    Nhạc quốc tế

    23:35:21 20/11/2024
    Tối 19/11, Lisa (BLACKPINK) đã tổ chức đêm fanmeeting thứ 5 tại HongKong (Trung Quốc) khép lại chuyến lưu diễn Châu Á với vai trò nghệ sĩ solo đầu tiên trong sự nghiệp.

    Phim mới chiếu đã chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp không góc chết còn diễn hay khó ngờ

    Phim châu á

    23:30:30 20/11/2024
    Parole Examiner Lee là dự án phim đầu tuần mới của đài tvN. Sau một thời gian dài kể từ Lovely Runner, khung phim đầu tuần của nhà đài này mới được khán giả chú ý trở lại.

    Vụ diễn viên, MC bị bắt: Ca sĩ nổi tiếng vướng lao lý tống tiền 14,5 tỷ đồng?

    Sao châu á

    23:17:29 20/11/2024
    Ca sĩ, diễn viên Rattapoom Tokongsup (Film) từ chức khỏi Đảng Palang Pracharath (PPRP) trong bối cảnh đang bị điều tra cáo buộc tống tiền liên quan đến vụ án The Icon Group.

    Trung Ruồi nhận mình tào lao và hóng hớt như Lý Toét của "Độc đạo"

    Hậu trường phim

    23:14:10 20/11/2024
    Nam diễn viên cho biết, mỗi lần đọc kịch bản, anh đều hình dung xem mình diễn thế nào để ra chất Lý Toét - một nhân vật đặc biệt của phim Độc đạo .

    Phim 'Conclave' bị chỉ trích vì hé lộ bí mật về cách bầu chọn giáo hoàng

    Phim âu mỹ

    23:09:05 20/11/2024
    Conclave do Edward Berger đạo diễn mang đến sự kết hợp hấp dẫn giữa bí ẩn, nghi lễ, truyền thống nhưng trên hết là chính trị của quá trình lựa chọn giáo hoàng.

    Họa Mi nghẹn ngào tiết lộ mối thâm tình với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Tv show

    22:34:14 20/11/2024
    Không chỉ tiết lộ về quãng thời gian gác lại đam mê ca hát, danh ca Họa Mi còn bật mí về mối quan hệ với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong chương trình Người kể chuyện tình .

    Tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng 20/11 của học sinh lớp 1 khiến dân tình "ngả mũ": Quá nể các cô giáo rồi!

    Netizen

    22:31:03 20/11/2024
    Được biết, tiết mục được cô giáo trong trường biên đạo và tập luyện cho các em. Nhiều người bình luận, những tiết mục như thế này không chỉ nhấn mạnh đến lòng yêu quê hương đất nước mà còn nâng cao ý thức công dân