Mối đe dọa hiện hữu
Nỗi sợ hãi của thế giới với cơn bão khủng hoảng tài chính hồi năm 2007-2008 lại có nguy cơ tái hiện khi một “bong bóng tài chính mới” đang hình thành, đe dọa sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu.
Biểu tình đòi các ngân hàng lớn phải có trách nhiệm để không xảy ra khủng hoảng
Đây là lời cảnh báo của ông N. Roubini, giáo sư kinh tế của Đại học New York (Mỹ), nêu trong bài phân tích đăng trên tờ “Les Echos” số ra gần đây. Ông N. Roubini cho rằng trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng, các ngân hàng trung ương trên thế giới gần như đồng loạt bơm tiền vào hệ thống kinh tế. Tuy nhiên, chính sách “mở van” tiền tệ này lại không kích thích tiêu dùng và đầu tư.
Từng là cố vấn kinh tế của Nhà Trắng thời Tổng thống B. Clinton và sau là cố vấn của Bộ Tài chính Mỹ, năm 2006, tại một hội nghị của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ông N. Roubini đã đưa ra lời cảnh báo về sự sụp đổ của ngành địa ốc Mỹ khi tất cả những người mua nhà không có khả năng trả nợ cũng như sự sụp đổ của một số ngân hàng dẫn đến khủng hoảng toàn cầu. Lúc đó, không nhiều người tin vào dự báo này, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã nổ ra ngay sau đó, đưa ông N. Roubini trở thành một trong những nhà dự báo kinh tế được đánh giá cao nhất trên thế giới.
Trên thị trường, những dấu hiệu bất ổn cũng đã xuất hiện. Trước hết, dòng tiền hiện đang tăng lên do chính sách “mở van” tiền tệ nên các ngân hàng giữ rất nhiều tiền mặt, trong khi tư nhân, doanh nghiệp lại không hào hứng đi vay. Như vậy, tiền của các ngân hàng trung ương chảy vào hệ thống tài chính nhiều hơn là vào khu vực kinh tế sinh ra sản ph ẩm thực. Đây là lý do dẫn đến việc hình thành một quả bóng tài chính mới đang ngày càng phồng căng, có thể nổ tung nếu không được kiểm soát.
Video đang HOT
Tiếp đó là hiện tượng giá cả hàng hóa dao động mạnh gần đây. Theo nhiều nhà kinh tế, đây là hệ quả từ việc tổng giá trị các mặt hàng hoặc dịch vụ phái sinh trên thế giới hiện nay đã vượt Tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu. Trong giao dịch hàng hóa tương lai (hay còn gọi là phái sinh hàng hóa), khách hàng thực hiện mua, bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc giao nhận hàng được thực hiện trong tương lai. Hiện nay, giá cả bị đẩy lên mức ảo và điều này có thể sẽ dẫn đến những cơn biến động.
Nhớ lại cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, chỉ trong vòng 3 năm, cuộc khủng hoảng này đã cướp đi của nền kinh tế thế giới gần 200 nghìn tỷ USD. Đây là những thiệt hại vĩnh viễn về sản lượng tiềm năng của các nền kinh tế trên thế giới, cũng như những phí tổn trực tiếp để hỗ trợ các ngân hàng vượt qua khủng hoảng. Không muốn quá khứ tái hiện, thế giới không có cách nào khác là phải nhanh chóng kiểm soát sự ổn định tài chính và giảm thiểu sự tích tụ các nguy cơ mang tính hệ thống.
Rất nhiều gợi ý và biện pháp được đưa ra nhưng có tránh được cơn bão tài chính mới hay không thì trách nhiệm trước hết là của các nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Theo ANTD
Nguy cơ bong bóng tài chính đe dọa kinh tế thế giới
Tiền của các ngân hàng trung ương chảy vào hệ thống tài chính nhiều hơn là vào khu vực kinh tế sinh ra sản phẩm thực, mà theo ông Roubini, đây là lý do một quả bóng tài chính mới đang được thổi phồng lên.
Một "bong bóng tài chính mới" đang đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu. Đây là lời cảnh báo của một chuyên gia kinh tế người Mỹ, người đã báo trước về sự sụp đổ của ngành địa ốc Mỹ, đưa ra trong bài phân tích đăng trên tờ Les Echos số ra gần đây.
Nguy cơ bong bóng tài chính đe dọa kinh tế thế giới
Trong bài viết, giáo sư kinh tế Nouriel Roubini của Đại học New York (Mỹ) nhận định trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng, các ngân hàng trung ương trên thế giới gần như đồng loạt bơm tiền vào hệ thống kinh tế.
Tuy nhiên, chính sách "mở van" tiền tệ này lại không kích thích tiêu dùng và đầu tư như mong muốn. Giáo sư Roubini cho biết, trên thực tế, các ngân hàng hiện đang giữ rất nhiều tiền mặt, trong khi tư nhân, doanh nghiệp lại không hào hứng đi vay.
Như vậy, tiền của các ngân hàng trung ương chảy vào hệ thống tài chính nhiều hơn là vào khu vực kinh tế sinh ra sản phẩm thực, mà theo ông Roubini, đây là lý do một quả bóng tài chính mới đang được thổi phồng lên.
Khẳng định thị trường tài chính New York và ở nhiều nơi khác trên thế giới đã hoàn toàn bình phục sau cuộc suy thoái 2007-2009, song lượng nợ xấu ngày nay đã trở về với mức của năm 2007, vị giáo sư người Mỹ đặt ra câu hỏi liệu nền kinh tế thế giới đang bước vào một chu kỳ mới, với những "quả bóng mới" đang được thổi lên, buộc các nhà hoạch định chính sách phải can thiệp.
Theo giáo sư Roubini, đây sẽ là bài toán nan giải cho các nhà lãnh đạo khi phải tìm cách nâng lãi suất tránh tạo ra một bong bóng tài chính, song điều này lại làm phương hại đến đà phục hồi kinh tế vốn đã rất chậm và kéo theo là những hậu quả khó lường, kể cả đối với ngành tài chính, ngân hàng.
Trước đó, các thể chế kinh tế thế giới đồng loạt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do lo ngại về sự giảm tốc ở các nền kinh tế mới nổi, những nguy cơ từ các vấn đề chính trị, tài chính của Mỹ.
Cụ thể, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 2,9% trong năm 2013, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) giảm xuống 2,7%, Ngân hàng Thế giới (WB) thậm chí đưa ra con số 2,2% cho năm 2013.
Giáo sư Roubini, 55 tuổi, từng là cố vấn kinh tế của Nhà Trắng thời Tổng thống Bill Clinton và sau là cố vấn của Bộ Tài chính Mỹ.
Năm 2006, tại một hội nghị quốc tế của IMF, ông đã đưa ra lời cảnh báo về sự sụp đổ của ngành địa ốc Mỹ khi tất cả những người mua nhà không có khả năng trả nợ cũng như sự sụp đổ của một số ngân hàng dẫn đến một cuộc khủng hoảng toàn cầu, song không có nhiều người tin vào dự báo này.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã xảy ra như những gì ông dự báo, đưa ông trở thành một trong những nhà dự báo kinh tế được đánh giá cao nhất trên thế giới./.
Theo TTXVN
Bị phạt vì "châm ngòi" khủng hoảng JP Morgan Chase dù đã phải chấp nhận nộp phạt số tiền kỷ lục 13 tỷ USD vì góp phần "châm ngòi" cho cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 song các quan chức ngân hàng lớn nhất nước Mỹ này vẫn đứng trước nguy cơ bị truy tố hình sự. Ngân hàng JP Morgan Chase đã đồng ý nộp phạt 13 tỷ...