Mời đấu giá tiếp cây sưa trăm tỷ: ‘Đẽo vỏ vẫn đắt’
Theo một chủ cơ sở sản xuất gỗ ở Đồng Kỵ, mặc dù lô gỗ sưa đó đã được đẽo vỏ, rác nhưng với mức giá đó vẫn là khó mua.
Theo thông tin mới nhất liên quan đến vụ bán cây sưa trăm tỷ, ngày 25/8, ông Vũ Văn Tuyến, trưởng thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, hồ sơ tham gia đấu giá lô gỗ sưa này được bán từ ngày 22/8 đến ngày 6/9.
Sau đó, ngày 7 – 8/9, các đơn vị tham gia sẽ được đưa đi xem tài sản đấu giá và tiến hành đặt cọc tiền. Theo dự kiến, sáng 12/9 buổi đấu giá sẽ được tổ chức tại UBND xã Hòa Chính (Chương Mỹ).
Thông báo đấu giá lô gỗ sưa khai thác được từ 2 cây sưa quý được chia thành 5 nhóm. Trong đó, nhóm đặc biệt gồm 2 khúc với trọng lượng 2.040 kg, giá khởi điểm 32 triệu đồng/kg.
Tương tự, gỗ nhóm 1 có giá 28 triệu đồng/kg; nhóm 2 là 22 triệu đồng; 15 triệu đồng/kg gỗ nhóm 3 và nhóm thấp nhất là 6,5 triệu đồng/kg đối với gốc nhỏ, rễ các loại.
Người dân đẽo vỏ gỗ sưa để chuẩn bị đấu giá lại. Ảnh: TPO
Video đang HOT
Cũng theo ông Tuyến, tổng giá trị gỗ của cả 5 nhóm tạm tính theo giá khởi điểm là hơn 146 tỷ đồng. Đáng chú ý, toàn bộ số gỗ sưa trên là gỗ nguyên lõi, đã được cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính đẽo vỏ rác.
Nói về việc này, cùng ngày, trao đổi với báo Đất Việt, chủ một cơ sở sản xuất gỗ ở Đồng Kỵ (Bắc Ninh) cho biết, đây là mức giá quá đắt.
“Nếu thôn Phụ Chính đưa ra giá đó tôi nghĩ cũng chả có khách nào dám mua đâu vì kể cả đẽo vỏ, rác nhưng giá đó vẫn quá đắt. Với giá 32 triệu đồng/kg cho gỗ đặc biệt như vậy là cao bởi 2 khúc mà trọng lượng 2.040kg là bình thường, không phải quá to.
Giá gỗ đặc biệt phải tương xứng với chất lượng gỗ ví dụ phần đó phải nguyên lõi, không còn ít vỏ, rác nào, mặt khác phải xem khúc gỗ tròn hay méo, dài hay ngắn, đặc biệt thớ vân có to không.
Bên cạnh đó, màu gỗ phải có tía thì mới là gỗ già. Khúc gỗ đó cong chỗ nào giá cũng đã khác rồi”, chủ cơ sở trên cho biết.
Theo chủ cơ sở này, trước đây, người dân Đồng Kỵ cũng đã từng mua đấu giá gỗ sưa với số tiền hơn 100 tỷ đồng. Bởi vậy, vấn đề ở đây không phải là số tiền mà quan trọng gỗ có đẹp và tương xứng với số tiền người mua bỏ ra không.
“Cũng rất tiếc vì hiện giờ gỗ sưa không còn sốt như những năm trước. Tuy nhiên, nếu lô gỗ sưa này được chào bán ở trên Đồng Kỵ, tôi nghĩ cũng sẽ có nhiều đại gia nổi tiếng họ để ý đến”, chủ cơ sở trên cho biết thêm.
Trước đó, ngày 28/1, người dân thôn Phụ Chính đốn hạ cây sưa đỏ có tuổi đời khoảng 130 tuổi ở trong khuôn viên đình làng.
So với cây sưa bị đốn hạ ngày 27/1, cây sưa này có kích thước lớn hơn nhiều. Phần gốc của cây phải 3 người ôm mới hết được.
Theo một người dân thôn Phụ Chính, vài năm trước, cây sưa trăm tuổi đã được thương lái tìm đến trả giá tới 100 tỷ đồng, tuy nhiên lúc đó người dân trong thôn không bán.
Thùy Dung
Theo baodatviet
Bao giờ bán đấu giá cây sưa 'trăm tỷ' ở Hà Nội?
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong ngày 20/2, đại diện thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, thành phố và huyện đang thúc giục xã, thôn bán đấu giá lượng gỗ từ hai cây sưa đỏ 130 tuổi và 50 tuổi.
2 cây sưa sau khi chặt hạ thu được 31 khúc gỗ với đường kính lớn nhỏ khác nhau, được đưa toàn bộ vào chiếc container khóa chặt được rào kín bằng dây thép trước sân nhà văn hóa thôn. Ảnh: Laodong
Theo ông Vũ Văn Tuyến, Trưởng thôn Phụ Chính, thời gian Tết vừa qua, công việc trông coi lượng gỗ sưa cũng khá vất vả, tuy nhiên không gặp vấn đề gì bởi khu vực cất giữ được bố trí camera giám sát, có người canh giữ, lại hay có người đi lại, gần đường nên dễ quan sát.
Cũng theo ông Tuyến, nhân dân cũng đang mong muốn việc bán đấu giá lượng gỗ sưa nói trên, nhưng thôn chưa có kế hoạch cụ thể, bởi đang có nhiều việc, chưa họp thôn được. "Trên thành phố, huyện cũng đang giục, nhưng thôn có nhiều việc nên chưa họp triển khai được", ông Tuyến nói.
Theo ông Tuyến, nếu họp được thì thủ tục cũng sẽ nhanh gọn vì chỉ cần làm theo quy định thôi. Cụ thể, thôn sẽ làm đơn ra xã để xin bán lượng gỗ sưa. Chính quyền chỉ đứng ra để đảm bảo tính công khai, minh bạch. "Chính quyền hướng dẫn cụ thể, mình làm theo quy định thôi", ông Tuyến nói thêm.
Về định giá, ông Tuyến cho biết, nhiều khả năng thôn phải phối hợp với một đơn vị để định giá. Vì họ biết giá gỗ sưa trên thị trường là bao nhiêu. Đấu giá thì có quy định của pháp luật, chỉ cần làm đúng theo quy định là được.
"Cũng có ý kiến trong thôn sợ đấu giá thì thành phố, huyện quản lý tiền. Nhưng không phải. Số tiền thu được sẽ dành để xây dựng các công trình trong thôn. Về cơ bản, dư luận trong thôn rất mong muốn đấu giá bán gỗ sưa, vì để trong thôn lâu ngày sợ có điều gì bất an, lo lắng", ông Tuyến nói, đồng thời cho biết, sẽ tiến hành họp thôn, đẩy nhanh việc bàn bạc bán đấu giá.
TRƯỜNG PHONG
Theo TPO
Dân làng giám sát chặt hai cây sưa trăm tỷ trong chùa ở Hà Nội Sau nhiều năm đề nghị, cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính đã được chặt hạ hai cây sưa thuộc sở hữu của mình. 8h ngày 27.1, cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bắt đầu chặt hạ hai cây sưa trong khuôn viên chùa Phụ Chính dưới sự giám sát của chính quyền địa phương. Chặt hai...