Mời đấu giá 2 cây sưa trăm tuổi ở Hà Nội, giá khởi điểm gần 150 tỷ đồng
Người dân thôn Phụ Chính ( xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đang tổ chức bán hồ sơ mời đấu giá số gỗ sưa đỏ được khai thác hồi đầu năm, với giá khởi điểm gần 150 tỷ đồng.
Báo VOV đưa tin, ngày 25/8, ông Vũ Văn Tuyến, trưởng thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, trước đó phiên đấu giá lô gỗ sưa khai thác được từ 2 cây sưa quý trong đình Phụ Chính bị hoãn vì lý do gỗ chưa được làm sạch, còn nhiều vỏ rác.
Sau đó, người dân đã thuê người về đẽo bỏ toàn bộ phần vỏ rác, chỉ còn nguyên phần lõi và tiếp tục tổ chức đấu giá đợt 2.
Người dân loại bỏ phần vỏ để đem bán đấu giá. (Ảnh: VTC News)
Ông Tuyến cho biết thêm, hồ sơ tham gia đấu giá được bán 500.000 đồng/bộ, được bán tại trụ sở UBND xã Hòa Chính và Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Sở Tư pháp Hà Nội (Số 2 phường Yết Kiêu, quận Hà Đông – đơn vị ký hợp đồng tổ chức đấu giá gỗ sưa với người dân thôn Phụ Chính), hồ sơ sẽ được bán từ ngày 22/8 đến 9/9.
Video đang HOT
Thời gian đăng ký xem tài sản từ ngày 22/8 – 16h30 ngày 6/9. Từ ngày 7 – 8/9, các đơn vị tham gia sẽ được đưa đi xem tài sản đấu giá và tiến hành đặt cọc tiền. Dự kiến, sáng 12/9, buổi đấu giá sẽ được tổ chức tại UBND xã Hòa Chính (Chương Mỹ, Hà Nội).
Theo báo Thanh niên, lô gỗ sưa khai thác được từ 2 cây sưa quý được chia thành 5 nhóm. Trong đó, nhóm đặc biệt gồm 2 khúc với trọng lượng 2.040 kg, giá khởi điểm 32 triệu đồng/kg. Tương tự, gỗ nhóm 1 có giá 28 triệu đồng/kg; nhóm 2 là 22 triệu đồng; 15 triệu đồng/kg gỗ nhóm 3 và nhóm thấp nhất là 6,5 triệu đồng/kg đối với gốc nhỏ, rễ các loại.
Giá trị của số gỗ khai thác được (6.533 kg) tính theo giá khởi điểm là 146,4 tỷ đồng. Để tham gia đấu giá, các đơn vị cũng phải đặt cọc từ 1,5 đến 9,8 tỉ đồng tùy thuộc vào nhóm gỗ.
Trước đó sau thời gian dài bảo vệ, đến ngày 27/1/2019, được sự đồng ý của cơ quan chức năng, người dân thôn Phụ Chính (xã Hoà Chính) đã tổ chức khai thác 2 cây sưa quý để đấu giá phục các mục đích tại địa phương.
Hoàng Mai (tổng hợp)
Theo nguoiduatin
Số phận cây sưa trăm tỷ ở Hà Nội: Quyết định bất ngờ ngay trước Tết
Trưởng thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Nội) Vũ Văn Tuyến cho biết sẽ khai thác cây sưa trước tết Nguyên Đán 2019.
Theo ông Tuyến, dự kiến, cây sưa đỏ có tuổi đời trên 130 năm trong khuôn viên đình thôn Phụ Chính sẽ được chặt hạ trong tuần này với mục đích để người dân không phải mất ăn, mất ngủ khi phải ngồi canh cây sưa này.
Việc chặt hạ cây sưa sẽ được thực hiện bởi cộng đồng dân cư trong thôn sau khi Hội nghị dân cư đã thông qua.
Cây sưa ở thôn Phụ Chính có dấu hiệu mục nát, sắp được người dân khai thác
"Bây giờ chúng tôi đã có đầy đủ căn cứ pháp lý để tiến hành khai thác cây nên không muốn trì hoãn thêm nữa. Để cây như vậy rất sợ kẻ trộm và bản thân cây sưa cũng bị mục theo ngày tháng. Chặt hạ xong, sau Tết ban đại diện làng sẽ thuê đơn vị tổ chức đấu giá", lời ông Tuyến.
Liên quan đến "cây sưa trăm tỷ" ở làng Phụ Chính, đến nay, sau 8 năm, cơ quan chức năng có thẩm quyền đã xác định cây gỗ quý này thuộc thẩm quyền của người dân. Bằng các thủ thục pháp lý, chính quyền Hà Nội đã cho phép cộng đồng dân cư thôn được khai thác số gỗ sưa còn lại, dùng vào mục đích chung cho cộng đồng.
Sau 8 năm gây nhiều tranh cãi, cuối cùng người dân làng Phụ Chính đã được phép khai thác cây sưa đỏ quý giá này
Được biết, cây sưa đỏ kể trên có thời điểm giá trị cả trăm tỷ đồng, do cây đang mục nát nên người dân trong thôn đề xuất các cơ quan chức năng về việc khai thác cây sưa để lấy kinh phí tu sửa các công trình tâm linh và phúc lợi trong thôn.
Gần đây, cơ quan chức năng xã Hòa Chính và huyện Chương Mỹ nhận được đơn thư nặc danh, tố cáo trưởng thôn Phụ Chính tự ý bán cành sưa trong Đình để trục lợi. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận đơn và xác minh, cơ quan chức năng xác định việc bán cành sưa trên đã được tập thể thống nhất, số tiền bán được đã dùng vào mục đích xây Đình Đức Thánh Ba.
An Nhân
Theo VNN
Chủ nhân thực sự của của những khúc gỗ sưa bạc tỉ là ai? Theo giới buôn gỗ, tại Việt Nam, chưa hề có một thành phẩm nào được làm từ gỗ sưa và việc săn lùng gỗ sưa cũng không hề phục vụ nhu cầu trong nước. Vậy, gỗ sưa sẽ được chuyển đi đâu, làm gì? Hai cây sưa quý tại đình thôn Phụ Chính sắp được người dân khai thác ẢNH TRẦN CƯỜNG Tại...