Mỗi công nhân “cõng” hai tấn rác ngày Tết
Ông Phạm Ngọc Hải – Chủ tịch HĐTV Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) cho biết, trung bình mỗi công nhân cõng hai tấn rác trong ngày Tết.
Lượng rác thải dịp Tết vừa qua tại Hà Nội đã lập kỷ lục mới?
Trung bình thành phố thu gom 4.000 tấn rác/ngày, trong dịp Tết con số này lên tới hơn 6000 tấn/ngày, lớn nhất từ trước đến nay.
Công nhân không được nghỉ phép mà phải thay phiên nhau làm. Đặc biệt đêm 30 Tết, có người không được nghỉ mà phải thu gom tới 4 giờ sáng mùng Một Tết mới hoàn tất. Tính ra, trung bình mỗi công nhân cõng 2 tấn rác/ngày Tết.
Năm nay, ý thức của người du xuân tốt hơn, nhưng sau lễ bắn pháo hoa, rác ngập hai bên bờ hồ Hoàn Kiếm, khiến chúng tôi phải huy động hơn 40 công nhân tới quét và thu gom.
Rác Hà Nội chủ yếu được xử lý bằng cách chôn lấp. Với 4000 tấn mỗi ngày, chẳng bao lâu các bãi chôn lấp hết chỗ, thưa ông?
Đúng là hiện công nghệ chủ yếu vẫn là chôn lấp và tạm thời sẽ dùng công nghệ này tới năm 2015. Tuy nhiên, công ty từng bước sẽ chuyển sang đốt rác sinh hoạt, để vừa đỡ tốn diện tích chôn lấp, vừa tránh ô nhiễm do nguồn nước rác rỉ ra.
Video đang HOT
Ông Phạm Ngọc Hải
Bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) hiện còn duy nhất một ô để chôn lấp. Cũng may mắn là Hà Nội vừa mở rộng thêm 45 ha tại bãi rác Nam Sơn.
Với diện tích như vậy sẽ đảm bảo cho việc chôn lấp rác được bao lâu nữa thưa ông?
Diện tích này cũng chỉ đáp ứng được đến năm 2016 nếu như không thay đổi công nghệ. Trong 45 ha nói trên, có 6 ha dùng để chứa lò đốt rác thải sinh hoạt. Thành phố Hà Nội đang cùng đối tác nước ngoài nghiên cứu một dự án đốt rác công suất khoảng 1.000 – 1.500 tấn rác/ngày, đêm.
Khó xử phạt vứt rác bừa bãi
Hà Nội bị nhận xét là bẩn hơn một số địa phương khác. Là đơn vị đảm nhiệm chính việc giữ vệ sinh cho Thủ đô, ông đánh giá sao?
Đúng là Hà Nội bị nhận xét bẩn hơn TP Hồ Chí Minh và một số địa phương khác. Cần phải thừa nhận ý thức của người dân ở các thành phố này cao hơn người Hà Nội. Đã đến lúc người dân Hà Nội phải nâng cao ý thức tự hào mình là người dân Thủ đô, từ đó có ý thức hơn trong bảo vệ sự sạch đẹp cho thành phố.
Tôi nhìn thấy rất phổ biến cảnh những đôi nam nữ chở nhau trên xe máy, cô gái ngồi sau vừa ăn vừa quẳng rác ngay xuống một đoạn đường đang rất sạch đẹp. Có những người đi ô tô cũng vứt rác qua cửa kính ô tô. Hình ảnh này khiến chúng tôi cảm thấy xấu hổ!
Tại sao đến nay chưa có ai bị xử phạt vì xả rác bừa bãi ra đường?
Hiện nay việc xử phạt rất khó. Ở nước ngoài, vứt rác ra đường là bị phạt ngay, nhưng ở Việt Nam chưa ai bị phạt vì vứt rác cả.
Quy định của thành phố thì có đầy đủ nhưng hình như không có ai thích thực hiện việc xử phạt. Tôi cho rằng, phải có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội thì may ra mới xử lý được.
Để làm sạch đẹp đường phố ở Hà Nội là nỗ lực của rất nhiều người. Điều đó không thể chỉ có trông chờ vào sự tuyên truyền và sự tự giác, tự nguyện của mọi người.
Nếu người dân tự giác, chúng tôi chỉ cần 4/5 lượng công nhân như hiện nay là đủ phục vụ vệ sinh thành phố.
Theo ông khi nào đường phố Hà Nội sạch đẹp và đáng yêu nhất?
Tất nhiên là mùng Một Tết. Muốn ngắm một Hà Nội sạch đẹp, tinh khôi, phải dậy vào lúc 4 giờ sáng. Đó là lúc công việc thu gom rác vừa hoàn tất. Các con đường tinh tươm, chỉ có cây xanh. Nhưng chỉ đến 7h30, khi mọi người đi làm thì nó bắt đầu bẩn hơn, và đến 9h thì “hỏng hẳn”!
Cảm ơn ông!
Theo 24h
Ngày đầu năm, rác "trải thảm" trên phố văn hóa
Sáng ngày 1/1/2013, người dân KP 3, phường Trung Dũng, TP Biên Hòa, Đồng Nai tỉnh dậy và được phen ngỡ ngàng khi con đường văn hóa Trịnh Hoài Đức ngập chìm trong rác thải.
Thay vì được đón Tết trong không khí trong lành, sạch sẽ thì người dân nơi đây lại phải chịu cảnh hôi bẩn do rác thải gây nên. Bà Nguyễn Thị Tuyến phản ánh: "Rác tràn ngập từ sáng sớm đến trưa nhưng vẫn không thấy nhân viên môi trường đến thu dọn. Chưa bao giờ con đường này lại bẩn đến thế. Đây là khu vực trung tâm nên đáng ra phải ưu tiên vấn đề vệ sinh hàng đầu".
Được biết, đường Trịnh Hoài Đức được UBND TP Biên Hòa cho phép tổ chức chợ đêm với số lượng trên 155 sạp hàng. Chợ bắt đầu hoạt động từ chiều tối đến 0 giờ đêm, bao gồm dịch vụ ăn uống, thời trang, tiêu dùng. Theo quy định, ngay khi phiên chợ kết thúc, lực lượng môi trường đô thị phải tổ chức quét dọn, thu gom rác để đảm bảo vệ sinh khu phố.
Một người dân cho biết: "Đêm 31/12/2012, khi họp chợ xong thì nhân viên môi trường không đến thu dọn. Sáng ngày đầu năm mới ngủ dậy thì thấy đường tràn ngập rác và bắt đầu bốc mùi hôi thối. Khoảng 6 giờ sáng ngày 1/1, có xe tưới nước rửa đường chạy tới nhưng không tiến hành rửa mà... chạy đi chỗ khác".
Đến 11 giờ trưa cùng ngày, lượng rác trên vẫn chưa được thu dọn.
Theo Dantri
"Cô ơi, mẩu thuốc lá có phải là rác không ạ?" Vừa nhắc bạn học sinh đó nhặt sạch rác, cô Phương cũng nhanh tay cúi xuống nhặt những mẩu thuốc dưới gốc cây và vui vẻ nhận khuyết điểm. Cô và trò cùng nhặt rác Ngoài các trò chơi vui học về môi trường, học sinh Trường Tiểu học và THCS Xuân Thu (Sóc Sơn, Hà Nội) còn cùng với các thầy cô...