Mới có 8.000 lao động có hợp đồng từ 1-3 tháng đóng BHXH
Ông Mai Đức Thắng – Phó trưởng Ban thu (BHXH Việt Nam) cho biết, dù Luật BHXH năm 2014, theo đó từ 1.1.2018, người lao động có hợp đồng lao động từ 1-3 tháng phải đóng BHXH bắt buộc, tuy nhiên tính đến tháng 5, số doanh nghiệp thực hiện còn rất ít.
Hiện theo thống kê, số lao động có hợp đồng lao động từ 1-3 tháng phải tham gia BHXH bắt buộc ước tính khoảng 2 triệu người nhưng cả nước mới có 8.000 người tham gia. Một trong những nguyên nhân là việc khai báo của doanh nghiệp chưa nghiêm túc.
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tránh khai báo về người lao động để trốn đóng BHXH (ảnh minh họa). Ảnh: T.K
“Việc đăng ký tới cơ quan BHXH về số lao động và thời hạn hợp đồng của do doanh nghiệp chủ động thực hiện. Cơ quan BHXH chủ yếu thực hiện vai trò kiểm tra và đôn đốc. Do đó vẫn có tình trạng doanh nghiệp khai báo chưa đầy đủ để trốn đóng BHXH” – ông Thắng cho biết. Để khắc phục thực tế này, theo ông Thắng, BHXH Việt Nam sẽ tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của các doanh nghiệp”.
Theo ông Thắng, trước đây khi luật quy định lao động có hợp đồng từ 3 tháng trở lên thì không ít doanh nghiệp lách luật bằng cách ký hợp đồng lao động với thời hạn “hiểm”: 2 tháng 8 ngày hoặc 2 tháng 29 ngày. Giờ quy định ký hợp đồng 1 tháng cũng phải đóng BHXH thì khó lách luật hơn. Về nợ đóng BHXH, ông Thắng cho biết, tính đến tháng 5, số nợ BHXH cần thu còn 4,7% số phải thu, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số nợ BHXH là khoảng 10.450 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo Danviet
Cảnh giác với các thủ đoạn trốn đóng bảo hiểm xã hội
Hiện không ít doanh nghiệp (DN) vẫn trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm chiếm dụng vốn, vi phạm quyền lợi của người lao động.
Tách lương để trốn đóng
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến hết 31.10.2017, tổng số tiền nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của BHXH các tỉnh, thành là 16.602 tỷ đồng, giảm 64 tỷ đồng so với tháng trước, tỷ lệ nợ bằng 6,3% so với kế hoạch thu năm 2017.
Quyền lợi của hàng nghìn lao động đang bị ảnh hưởng bởi bị nợ tiền BHXH (ảnh minh họa). Ảnh: Minh Nguyệt
Hiện nay mới ưu tiên xử lý phần trốn đóng, chậm đóng, còn phần DN đóng không đủ thì rất khó xử lý. Hầu hết các DN tại Việt Nam mới chỉ đóng BHXH dựa trên lương cơ bản, cộng với 1-3% tiền phụ cấp kỹ thuật, bằng cấp. Các khoản phụ cấp bổ sung khác thì chưa được đóng BHXH". Ông Lê Đình Quảng -
Phó ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam
Thực chất, hiện không chỉ có vấn đề trốn đóng BHXH, nhiều DN còn đóng không đủ BHXH bằng cách lách luật. Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, mặc dù số lượng trốn đóng, nợ đóng BHXH đã giảm nhưng vẫn còn không ít DN cố tìm cách lách luật nhằm giảm bớt tiền đóng BHXH.
"Một số chiêu thức có thể kể đến là tách lương thành nhiều khoản phụ cấp, thưởng... để trốn đóng BHXH. Không ký hợp đồng, hoặc ký nhưng ký dưới 3 tháng. Những trường hợp đóng không đủ cũng đã là trốn đóng, còn chậm đóng thì rất nhiều" - ông Quảng viện dẫn.
Ví dụ, một DN có 5.000-6.000 lao động (LĐ), nhưng chỉ ký hợp đồng dài hạn 3.000 LĐ, còn lại là ký hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng để trốn đóng BHXH.
Ông Quảng cũng cho biết, kể từ 2018, Luật BHXH cũng quy định, ngoài lương, các DN cũng phải đóng BHXH dựa trên cả những khoản bổ sung cố định khác. Với quy định mới này, chỉ trừ một số khoản phụ cấp nhỏ không tác động đến đầu ra của sản phẩm, còn lại DN sẽ phải đóng khiến tổng tiền đóng BHXH sẽ phải tăng lên. Điều này có thể làm tăng chi phí đầu ra, khiến nhiều DN "khó chịu".
"DN cũng kêu rất nhiều, tuy nhiên, đây là quy định trong luật nên buộc phải thực hiện. Sắp tới cũng thực hiện mã số định danh LĐ nên sẽ làm được" - ông Quảng nói.
Quyền lợi hàng nghìn LĐ bị ảnh hưởng
Mới đây, để đối phó việc trốn đóng BHXH của các DN, BHXH TP.Hà Nội vừa đăng tải danh sách 500 cơ quan nợ BHXH, BHYT từ 6 tháng trở lên tính đến hết tháng 10.2017. Đây là các DN đã nợ BHXH, BHYT từ 6 - 24 tháng với tổng số nợ hơn 1.162 tỷ đồng.
Theo báo cáo, hành vi trốn đóng, chậm đóng BHXH của DN đã ảnh hưởng xấu tới quyền lợi của hơn 20.000 LĐ trên địa bàn thành phố.
Ông Nguyễn Đức Hòa - Giám đốc BHXH TP.Hà Nội - cho biết, hiện BHXH thành phố tiếp tục đôn đốc thu nợ, kiểm tra và xử phạt các đơn vị vi phạm pháp luật BHXH, BHYT từ 12 tháng. Sau 2 lần đôn đốc không thành và sau 15 ngày kể từ ngày thông báo lần thứ hai mà đơn vị không thực hiện thì cơ quan BHXH trực tiếp đến đơn vị đôn đốc, hướng dẫn, lập biên bản làm việc.
"Sau 3 tháng kể từ ngày thông báo lần đầu, đơn vị vẫn không chấp hành thì cơ quan BHXH quyết định thanh tra đột xuất, lập biên bản, xử lý vi phạm, yêu cầu khắc phục hậu quả vi phạm. Trường hợp vi phạm đến mức phải xử lý hình sự thì chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, truy tố" - ông Hòa nói thêm.
Theo Danviet
Quan trọng nhất trong đặc khu chính là quan hệ Chính phủ-thị trường Chuyên gia Trung Quốc cho rằng quản lý đặc khu kinh tế cần là sự kết hợp giữa quản lý kinh tế và quản lý xã hội, liên quan đến các lĩnh vực đất đai, phê duyệt dự án, đầu tư, thuế, ngoại hối, lao động, môi trường và hàng loạt những chính sách ưu đãi. Đây là hệ thống rất phức tạp,...